Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Cùng gia đình tổ chức Lễ tưởng niệm cho Thượng tướng Chu Văn Tấn

Sáng qua, 22/5/2010, tại Bảo tàng Cách mạng HN, gặp mặt tưởng niệm Thượng tướng Chu Văn Tấn được tổ chức thành công rực rỡ. 
 





 

Các lão chiến sĩ cách mạng trong BLL VN Giải phóng quân, BLL Chiến sĩ Việt Bắc, nhiều nhà sử học, bạn bè thân thích, nhiều cụ từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên... về dự. Gia đình tướng lĩnh thế hệ đầu tiên của QĐNDVN (Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Hoàng Sâm, Nguyễn Sơn, Trần Tử Bình, Trần Đại Nghĩa, Lê Hiến Mai, Nguyễn Chí Thanh, Lê Quang Đạo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập...) cùng gia đình các lão thành (Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Khai, Nguyễn Khang, Vũ Anh, Hoàng Quốc Thịnh, Hoàng Văn Kiểu...) cũng có mặt. Tới dự thừa ủy quyền của TCCT có Tổng biên tập báo QĐND  Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên và Tư lệnh Quân khu 1 Thiếu tướng Bế Xuân Trường.
Trên tường, bên cạnh tượng đồng Thượng tướng còn phủ vải đỏ là lẵng hoa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Hội Sử học, của đồng đội, con cháu... Đúng 9g, các vị khách mời hưởng ứng  "Du kích Bắc Sơn" cùng "Tam ca thế kỷ" Quang Thọ, Quang Huy, Minh Đức. Sau giới thiệu của Tổng thư kí Dương Trung Quốc, cháu Chu Hồng Anh nhắc lại những kỉ niệm với ông nội.
Tiếp theo là tham luận của Viện KH Lịch sử QĐ và các lão chiến sĩ từng sống và làm việc với Thượng tướng. Đặc biệt, đại tá Trần Trọng Trung (người từng nhiều năm công tác ở BTTM) tặng gia đình "bài viết gốc" của ông về Du kích Bắc Sơn (từng được đăng trên báo chí nhưng từng "bị sửa", cắt xén, thậm chí cả tên của nhân vật lịch sử được thực dân Pháp gọi là "Con hùm xám Bắc Sơn" cũng bị xóa!) cùng cuốn sách "Võ Nguyên Giáp - danh tướng của thời đại Hồ Chí Minh". (Xuất bản lần 2 năm 2010. Còn lần 1, năm 2006, với cái tên bị đổi khác!?). Bài phát biểu của ông được nhiệt liệt hưởng ứng.
Gia đình tặng cho Bảo tàng Việt Bắc và trường Dân tộc nội trú (nơi ông Tấn sinh thời rất quan tâm xây dựng) những ảnh tư liệu có hình ảnh Bác Hồ và ông Chu. Ông Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học VN, thay mặt Hội tặng gia đình tượng đồng lão tướng trong quân phục và kể lại những kỉ niệm ngày sơ tán lên Thái Nguyên 1966-68, cùng sinh viên đi sưu tầm các tư liệu lịch sử về Chiến khu.
Càng về cuối, hội trường càng nóng lên bởi những bài phát biểu đầy bức xúc. Có 1 đồng chí từng là Phó chủ tịch UBDTTW kiến nghị: BCHTW cần có kết luận chính xác về ông Chu Văn Tấn. Ông Dương Trung Quốc kết luận: Lịch sử là bất di bất dịch nhưng sự thật, có những lúc, bị đưa ra chưa chính xác thì những người làm sử bằng nhiều cách phái trả lại tính chân thực của sự kiện và con người. Đó là việc chúng ta đã và đang làm...
Vẫn lại 3 giọng ca vàng thân yêu, các anh cất lên "Cuộc đời vẫn đẹp sao! Tình yêu vẫn đẹp sao...". Cả hội trường vỗ tay hòa theo.
Các lão đại biểu được mời về nhà hàng Đại Thống 14 Tông Đản ăn cơm trưa cùng gia đình. Còn cánh ta về 5 Lê Phụng Hiểu uống bia. Bạn bè kéo đến chia vui cùng Chu "tiên sinh".

1 nhận xét:

  1. Rất vui và tự hào được anh Chu Thành và các cháu tín nhiệm mời tham gia chuẩn bị nội dung, bài viết cho kỉ niệm 100 năm ngày sinh của bác Tấn. Anh em, bạn bè đã làm tốt. Dưới đó cụ Tấn và cụ Ân cũng ngậm cười.
    Tôi còn vinh dự tổ chức cho anh em Trỗi lên thắp hương cho 2 cụ ở Võ Nhai, hồi tháng 9/2009, nhân kỉ niệm 60 năm TSQVN. Thật hay khi thấy tất cả họ hàng, anh em nhà cụ nằm an nghỉ bên nhau.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.