Sáng nay ngồi ở nhà tang lễ Chùa Vĩnh Nghiêm, gặp anh Giang (con bác Mẫn) cũng đến viếng Ninh Choắt (anh Bình Coỏng). Anh em tâm sự nhiều.
... Bác Trinh từ trước 1940 đã là cơ sở của ta ở SG. Bác có hẳn Bảo sanh Viện trên đường Công Lý (nay là Nguyễn Văn Trỗi). Năm 1939, bà Nguyễn Thị Minh Khai (vợ ông Lê Hồng Phong) mang bầu và tổ chức bố trí cho vào sinh ở viện này. Bác Trinh đã chăm sóc và đỡ cho bà Khai. Sau đó bác nuôi cô con gái đó. Năm 1940, bà Khai bị bắt rồi bác Trinh cũng bị bắt vì liên quan tới bà Khai. Nhưng vì không có chứng cứ mà mật thám phải thả bác Trinh và không cho ở SG, bắt đi biệt xứ. Bác Trinh về Cần Thơ và tiếp tục vừa dựng nhà hộ sinh vừa hoạt động.
Sau 19/8/1945, cánh tù Côn Đảo (bác Tôn, ông Ba Duẩn, ông Phan Trọng Tuệ, chú Hồ Bá Phúc (bố Đạt Bột)...) được đón về đất liền, đã về Cần Thơ. Bác Trinh lại nhận nhiệm vụ lo may sắm quần áo, lo tài chính sinh hoạt cho đoàn. Bác Mẫn cũng từ Côn Đảo trở về và gặp bác Trinh. Hai người kết duyên từ đây. (Trước đó bác Trinh đã có 1 đời chồng, có 3 con, sau anh chị cũng được ra Bắc học tập).
Hai bác sinh được 3 con trai: anh Long (1946), anh Giang (1948) và Bảo (1952). Anh Long là thợ cơ khí ô tô, hay theo bác Mẫn đi chụp ảnh. Anh Giang từ trường HSMN vào bộ đội, rồi về Thể Công năm 1965, đến 1972 thì lên QK Việt Bắc. Anh Bảo sau này đi Ba lan (như Phúc nhớ) và mất vì ung thư năm 1993.
Sau 1975, bác Trinh về Nam, còn bác Mẫn cứ ra ra vào vào. Tới 1978, khi ốm quá bác mới vào hẳn SG nhưng phải nằm viện cho tới năm sau thì đi. Tới 1998 bác Trinh mới mất khi qua tuổi 86. (Bác hơn mẹ đến 8 tuổi).
Anh Giang kể lại, tên Hồng Minh của con gái bà Nguyễn Thị Minh Khai và ông Lê Hồng Phong là do má anh đặt. Sau này, chính bác Trinh là người tìm ra chị Hồng Minh.
Hôm nay thay mặt gia đình cũng nói với anh Giang: "Hôm cha em mất, Ban tổ chức TW có hỏi sẽ chọn ai chụp ảnh; mẹ em bảo "Có đ/c Mẫn là bạn tù Côn Đảo của ông Bình và công tác ở VNTTX". Gia đình em mang ơn ba anh đã chụp được những ảnh quý về đám tang, có Bác Hồ, Bác Tôn, bác Đồng đến viếng; rồi các đám giỗ của cha em sau đó. Còn má anh là người mẹ em nhờ đỡ đứa cháu đầu của gia đình tại Nhà hộ sinh Phùng Hưng...".
Đúng là nhờ chơi thể thao mà tìm được nhà bác, tuy hơn muộn nhưng cũng quá quý.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
.Sinh thời cha,mẹ được mọi người quý,trọng vì cho dù làm quan cách mạng nhưng cha,mẹ luôn sống có đầy ắp tình nngười.
Trả lờiXóaQuan hệ bạn với gia đình bác Mẫn của mẹ là một mối quan hệ điển hình về tình con người.
Chúng ta phải biết quý trọng các mối quan hệ đó. Mỗi gia đình cố gắng giáo dục con,cháu sống có tình con người với mọi người xung quanh.Điều đó làm cho cuộc sống của chung ta đẹp hơn. KC
Phúc nhớ là anh Bảo đi công nhân kĩ thuật ở Tiệp khắc.Hồi bé Phúc hay đi cùng với mẹ sang chơi thăm 2 bác.2 bác là những người sống có văn hóa,tình cảm,thanh cao,giản dị và dễ mến.Tuy P còn nhỏ nhưng đã cảm nhận được bằng con mắt của trẻ thơ.P rất quý 2 bác.
Trả lờiXóaHP
Anh Giang nói là đi Ba lan.
Trả lờiXóaChị Hồng đẻ Hứa Trường Sơn ở Nhà Hộ sinh Phùng Hưng.Bác Trinh làm việc ở đấy.
Trả lờiXóaHP