Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Bà Tâm của nhà 99 (TTC)





Ảnh chụp cho bà năm 1991.
Ảnh chụp cho bà năm 1996.

Chỉ còn 17 ngày nữa là tới ngày giỗ thứ 10 của bà Tâm (2003-2013).
Gia đình Công Vượng có vài hình ảnh của bà, chia sẻ cùng anh em trong gia đình, để chúng ta cùng nhớ lại một quãng thời gian rất - rất dài, Bà cùng chung sống với Đại gia đình chúng ta trong ngôi nhà 99.

Còn trong clip hình ảnh chỉ dài 1 phút, đó là những bức ảnh ghi lại một việc làm của bà trong suốt 14.600 ngày bà còn khỏe mạnh (từ 1963, khi nhà ta chuyển về 99 Trần Hưng Đạo đến 2002, mấy tháng trước khi bà mất). Ngày nào cũng như ngày nào, mưa cũng như tạnh, cứ vào buổi sáng sớm là đã nghe thấy tiếng chổi  "quét sân" - loẹt xoẹt - của bà! Thấy bà vất vả, nói với bà: "Cô để chúng cháu quét cho!", thì bà nói ngay: "Cô còn ăn được thì cô còn làm được!". Bà cũng là người "khái tính" ra phết!

 
                                                                                       
Ngoài tình cảm rất thương yêu các con anh Bình, chị Hưng, bà còn đức tính rất chăm chỉ. Hai "cái đó" cộng lại thành một hình ảnh không bao giờ quên được trong lòng các con anh Bình và chị Hưng!!! Bà được các con, cháu trong nhà 99 coi như "bà mẹ thứ Hai" trong ngôi nhà 99 này !.
                                                                                      


Tháng 9 năm 2010, Công và Trung có về thăm ngôi mộ của bà, ở quê bà Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ngôi mộ khang trang, sáng sủa, nằm trong khuôn viên nghĩa trang dòng tộc nhà Bà. Kích thươc ngôi mộ 1m x 1,5m. Như vậy cũng thấy yên tâm cho Bà: suốt đời sống xa quê hương, đến khi "khuất bóng" thì được về với quê hương, họ hàng! Công chăm lo cho mộ Bà, trước hết là của chú Trung và cô Minh.




                                                                       
                                                                                  
                                                                               

7 nhận xét:

  1. Bà Tâm có công lao chăm sóc các con cháu nhà 99 rất lớn.Bà làm việc chăm chỉ miệt mài không quản nắng mưa, sớm tối.Nhờ có bà mà Phúc biết được rất nhiều ca dao tục ngữ của Vn.Bà là người sống rất tình cảm và sâu sắc,tế nhị.Người giúp việc tốt như bà quả thật rất hiếm.Ngày xưa lúc các anh đang học ở trường Trỗi,cứ đến kì nghỉ hè thế nào cũng có bạn từ nơi xa đến ở nhờ.Bà Tâm tiếp đón như con cháu trong nhà nên ai cũng rất quý bà.HP

    Trả lờiXóa
  2. Bà rất rí rỏm, nhớ nhiều ca dao, tục ngữ; cả mấy câu của người Hoa học được khi làm phu xây dựng đường sắt Lao Kai - Vân Nam. Ví như: Ố nam chảy, sực xám mảy, ố nàm sùng... bùng bùng. (ý là: trẻ con VN ăn gạo sống, ỉa té re!).

    Trả lờiXóa
  3. Bạn bè KQ mỗi lần ở trường Trỗi về tá túc hay đến chơi nhà 99 đều gặp và được bà chăm sóc. Sau hàng chục năm, ai cũng không quên bà Tâm.

    Trả lờiXóa
  4. Còn một câu ví von rất "nhí nhảnh" của bà, môt khi "trong nhà ta cứ tự khen nhau" là : rắm ai,vừa mũi người ấy ! ". Bây giờ , thỉnh thoảng ta "xài" vẫn thấy rất "hợp thời trang".

    Trả lờiXóa
  5. Dân Quỳnh Côi quê bà phát âm rất rõ chữ R.

    Trả lờiXóa
  6. Còn một tính cách của Bà nữa, làm cho các con Anh Bình, Chị Hưng kính yêu Bà hơn.Đó là chẳng bao giờ,không khi nào - trong suốt quãng đời của Bà sống trong ngôi nhà 99THĐ - bà
    đòi hỏi quyền lợi, bổng lộc cho cá nhân mình ! Lương bao nhiêu cũng được, ăn cái gì cũng xong. Chỉ nghĩ "làm tròn công việc, bổn phận của mình" ! Cuộc đời của Bà thật thanh bạch, giản đơn.

    Trả lờiXóa
  7. Cái ảnh Công chụp bà năm 1996 đẹp thật. Sẽ cố vẽ 1 tranh sơn dâu từ ảnh gốc này.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.