Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Yêu cha như núi

(Ghi chép của Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học VN ở Quế Lâm)

Trần Tử Bình là một nhân vật truyền kỳ, rất nhiều học giả nghiên cứu lịch sử cách mạng đều biết tiếng ông.
Giáo sư Nguyễn Trung Nguyên (thứ 3 từ phải)
đến thăm nhà Công ở khu 99 căn Phú Gia, Q7.
Cách đây 25 năm (năm 1988) do yêu cầu công tác, tôi có thấy tên cụ (Trần Tử Bình). Lúc ấy khi biên tập cuốn Lịch sử trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, tôi xem trong các văn kiện liên quan, thấy có Đặc khoa Học hiệu của Quân khu Tây Nam Quân Giải phóng nhân dân TQ, mà Chính uỷ khoa là Trần Tử Bình.
Khi đó, tôi không biết Trần Tử Bình là người VN và càng không biết lạc khoản “TQ Nhân dân Giải phóng quân, Tây Nam Quân khu Đặc khoa Học hiệu” là “VN Lục quân Học hiệu”.



Trường này là một đơn vị quân sự, sử liệu công khai đối ngoại không nhiều. Dưới cái mác “Giải phóng quân Nhân dân TQ”, nó được che giấu kỹ, cho nên phải nhiều năm sau tôi mới biết rõ được, trường (Lục quân VN) đã đào tạo rất nhiều nhà chỉ huy quân sự tài ba và các nhân tài của quân đội, nhiều người sau này giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong QĐND VN; đặc biệt có ông Lê Khả Phiêu, sau này là TBT ĐCSVN.
Trường Lục quân VN từ 1953 – 1956 ở Quế Lâm. Thời gian này có hơn 3000 học viên. Cho đến nay, có nhiều người đã mất, số ít còn lại tuổi cũng đã cao.
Chụp tại khu ẩm thực Phú Mỹ Hưng.
Chính ủy Trần Tử Bình là một nhân vật tiêu biểu. Nhưng ông đã ốm và mất vào đầu năm 1967, vì vậy việc phỏng vấn ông khó hơn lên trời. Rất may ông bà có 8 người con, hiện còn sống; trong đó có mấy người rất thân thiết với thầy cô trường Đại học Quảng Tây. Đó thật là một cơ hội hiếm có.
Con trai lớn của cụ Trần Tử Bình là anh Trần Kháng Chiến, nguyên là học sinh  trường Dục Tài - Quế Lâm, còn các anh Trần Thắng Lợi, Trần Kiến Quốc, Trần Thành Công, Trần Hữu Nghị là học sinh trường TSQ NVT, cũng từng ở Quế Lâm. Chúng tôi nuôi ý định thông qua mấy anh để viết về nhân vật truyền kỳ này.
Ngày 15-3-2012, tôi sang Tp HCM thực hiện cuộc phỏng vấn một bộ phận lưu học sinh VN từng ở Quế Lâm. Người tiếp chúng tôi không phải ai khác mà là hai anh em Trần Kháng Chiến, Trần Kiến Quốc.
Tối hôm ấy, 4 anh em cùng ăn cơm ngoài nhà hàng. Chủ nhà anh Trần Kháng Chiến xem chúng tôi là khách phương xa, đi đường vất vả, đã chọn các món ăn vừa ngon vừa hợp khẩu vị.
Nhân cơ hội này, tôi nói ý định phỏng vấn, lấy thêm tài liệu vể các cựu học viên Trường Lục quân VN (khi ở Quế Lâm), đăc biệt là tư liệu về cụ Trần Tử Bình với anh Chiến, anh Quốc và đề nghị mấy người con của cụ Trần Tử Bình giành thời gian để cùng tôi tọa đàm về cuộc đời cách mạng của Chính uỷ Trần Tử Bình.
Ngày 18-3-2012, theo sự sắp đặt của các anh, chúng tôi cùng trò chuyện tại nhà anh Trần Thành Công (1 doanh nghiệp nổi tiếng!). Khi ba anh em nói về phụ thân, đã thể hiện lòng tự hào rất lớn, đúng là “yêu cha như núi”. Trong lịch sử cách mạng VN, Tướng quân Trần Tử Bình đã tham gia nhiều sự kiện trọng đại và đã có những cống hiến xuất sắc, điều đó thể hiện qua những câu chuyện bình thường, những sự biểu hiện tinh tế của những người con lúc hội đàm với tình cảm “khả thân, khả ái và khả kính” khi nói về thân phụ.
8 năm sau cùng của cuộc đời cụ Trần Tử Bình là làm Đại sứ VN tại TQ (kiêm Đại sứ tại Mông Cổ). Những ngày công tác ở Bắc Kinh, cụ có mối quan hệ rất thân tình với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Trần Nghị… và các lão thành cách mạng tiền bối khác. Cụ có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân VN, cho sự phát triển của tình hữu nghị VN-TQ. Ngày 14-1-2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thay mặt Đảng và Nhà nước VN trao Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quí nhất của Nhà nước VN, cho gia đình cụ Trần Tử Bình.
Với con cái của Tướng quân Trần Tử Bình, cụ đã dùng cuộc sống thực tế của bản thân để dạy bảo, dùng ý chí cách mạng kiên cường của mình để làm gương, tất cả đều thể hiện một trách nhiệm rất cao. Tin rằng dưới cửu tuyền Trần Tướng quân thấy rõ sự trưởng thành của con cái và hoàn toàn mãn nguyện.

Cuộc phỏng vấn kết thúc, lúc dừng bút, hình tượng cao lớn của Tướng quân Trần Tử Bình hiện lên trước mắt tôi hoàn chỉnh và sáng sủa, đặc biệt là trách nhiệm của cụ với gia đình, sự nuôi dạy với con cái, tất cả đều để cho người đời sau học tập. /. 

4 nhận xét:

  1. Thầy giáo Nguyễn Trung Nguyên là cán bộ giảng dậy văn học của Đại học sư phạm Quảng Tây tại thành phố Quế Lâm.Hiên thầy Nguyên là người phgu5 trách Nhà kỷ niệm các Trường Việt n đóng tại Quảng Tây ,phụ trách phònh nghiên cứ Việt Nam của Đại học Sư phạm Quảng Tây.Thầy rất tận tâm với việc tìm kiếm tư liệu,hiện vật cho Nhà kỷ niệm,với mục đích góp phần làm phong phú nôi dung trưng bầy nói lên quan hệ hữu nghị của nhân dân hai nước Việt-Trung,Cám ơn thầy Nguyễn Trung Nguyên. KC

    Trả lờiXóa
  2. Sửa lại cho chính xác:
    Thầy giáo Nguyễn Trung Nguyên là cán bộ giảng dạy văn học của Đại học Sư phạm Quảng Tây tại thành phố Quế Lâm. Hiện thầy Nguyên là người phụ trách Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam tại Quế Lâm và phụ trách Phòng Nghiên cứu Việt Nam. Thầy rất tận tâm với việc tìm kiếm tư liệu, hiện vật cho Nhà kỷ niệm, với mục đích góp phần làm phong phú nội dung trưng bày về quan hệ hữu nghị của nhân dân hai nước Việt-Trung.
    Cám ơn thầy Nguyễn Trung Nguyên. KC

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn thầy giáo Nguyễn Trung Nguyên. Bài viết của thầy về gia đình ông Bình rất chính xác và cảm động quá. TTC

    Trả lờiXóa
  4. Thầy Nguyên sang cùng Lạc Tiến Vinh, nay phụ trách Trung tâm giao lưu quốc tế của trường, cũng thân thiết với anh Chiến và Quốc.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.