Nhà ông Độ ở 97 có cây khế nhưng cành lại trùm sang nhà 99. Cây khế ngọt, quanh năm sai quả. Ai cũng nói "cây 97 mà lộc 99". Thế hệ con rồi cháu nhà 99 không thể nào quên. Những năm 60, 70, trưa hè tỉnh giấc là bọn trẻ con được ăn những lát khế thái ướp đường do bà Tâm chuẩn bị từ sáng. Ngon làm sao, nhất là vào những chiều hè nóng nực. Cũng vì tán lá trùm hết sang nhà 99 mà bà Tâm sang nào cũng phải quét ra tận cổng, thu 1 đống lá. Trẻ con ở phố qua cổng nhà 99 cứ lấy dép ném lên là có khế chén.
Đến năm 2005, bên 97 xây cao ốc, cây khế bị chặt. Trước đó Kiến Quốc tranh thủ chớp được pô ảnh 2 nhà cùng cây khế. Đến hôm nay Thành Công lại gửi đến ảnh đặc tả cành khế trĩu quả trước cồng nhà 99.
|
Đầu những năm 2000. |
|
Góc nhìn từ cửa sổ nhà 99 sang cây khế nhà ông Độ. |
Đây là kỉ niệm khó quên từng được nhà báo Hữu Việt viết trong bài
Nhà số 99 in trong cuốn sách "Trần Tử Bình - Từ Phú Riềng đỏ tới mùa Thu Hà Nội...".
Có lẽ ta nên có một chủ đề về ngôi nhà 99. Công cũng có nhiều tu6 liệu hay cho chủ đề (tag) này.
Trả lờiXóaMỗi buồi sáng, mùa khế chín rụng, Mẹ và bà Tâm lại nhặt một rổ đầy khế chín. Mang về thái lát mòng, xếp lên cái mẹt, phơi vài nắng (vài ngày) trên nóc bể nước, sau đó cất lên nóc chạn (garde-manger). Để kho cá dần.Khi đó ngèo khó nên khi kho cá cho rõ nhiều khế khô vào, để còn "đi được" nhiều cơm! Nói là "kho cá với khế khô" cho nó đúng tên món ăn, chứ đúng "bản chất" phài là khế khô kho với cá, vì "một cá" thì kèm "10 khế" !!!
Trả lờiXóaẢnh đẹp quá.Sẽ chẳng bao giờ có được không gian thanh bình,tĩnh lặng như thế này nữa.Bao giờ cho đến ngày xưa.Dù rằng ngày xưa cuộc sống có đói nghèo nhưng vẫn rất nên thơ,và Phúc không bao giờ quên được kí ức tuyệt vời gắn bó với ngôi nhà 99 thân thương.
Trả lờiXóa