Mời đọc trên Báo liếp!
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA NGƯỜI HƯNG YÊN QUA CÁC GHI CHÉP HÁN NÔM VÀ LỄ HỘI TIÊU BIỂU (ST: Thủy Nguyễn)
Nguyễn Văn Chiến
Truyền thống hiếu học và coi trọng trí thức là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, truyền thống đó đã ăn sâu vào tâm khảm mỗi người dân Việt. Ngay từ thuở lập nước thì việc bồi dưỡng nhân tài, xây thành, đắp lũy, thủy lợi, trị an… bao giờ cũng được các bậc quân vương, minh chúa lưu tâm. Bởi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vượng thì thế nước mạnh và đi lên, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi đi xuống”. Vì thế, từ khi khoa cử ra đời, thời nào cũng có những bậc hiền sĩ, nhân tài xuất hiện giúp sức vào việc củng cố nền thịnh trị của quốc gia, làm rạng danh cho đất nước. Từ đó, những Văn Miếu, Văn bia được dựng nên để lưu danh những hiền nhân. Và ở Hưng Yên cũng vậy, Văn miếu được xuất hiện cũng không ngoài mục đích đó; tôn thờ đạo Nho, lưu danh tiến sĩ. Từ đó,nó trở thành một tượng đài bất tử về tinh thần hiếu học ngàn đời của mỗi người dân Hưng Yên.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)