Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Cội nguồn


CỘI NGUỒN

Trần Kháng Chiến
Hè 1958 khi 12 tuổi, lần đầu tôi được theo cha về thăm quê nội. Cha để xe con bên cầu Sắt trên quốc lộ Phủ Lý – Nam Định, dẫn tôi theo đường đê đi bộ vòng vèo đến chục cây số mới về đến thôn Đồng Chuối, xã Tiêu Động Thượng, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - nơi cụ tổ họ Phạm nhà tôi từ Thanh Hoá ra lập nghiệp trên mảnh đất đồng chiêm trũng này.


Tôi thấy làng tôi có luỹ tre xanh bao quanh như bao làng xóm của đồng bằng Bắc Bộ. Trong làng toàn nhà tranh vách đất, đường làng toàn đường đất. Cha tôi chỉ một ngôi nhà nhỏ bé vách đất, mái lợp rạ, cửa che bằng liếp, đứng hiu quạnh bên lũy tre và cảm động nói: “Đó là nhà cuả ông bà nội con!”. Tài sản nhỏ nhoi ấy không khác gì một túp lều. Chính tại nơi ấy, vào một ngày của tháng 5 năm 1907, ông bà nội tôi là Phê-rô Phạm Văn Cống và Ma-ria Nguyễn thị Quế đã sinh ra cha tôi là Phê-rô Phạm Văn Phu. Như mọi giáo dân khác trong làng, không phân biệt giầu, nghèo, cha tôi - một con chiên bé nhỏ cuả Chúa - được cha xứ làm lễ rửa tội, được ghi danh vào sổ của Nhà thờ (đến nay vẫn còn lưu). Không có nhiều thời gian để ngắm kỹ ngôi nhà cuả ông bà nội, song hình ảnh mái tranh nhỏ bên lũy tre xanh, nơi cha tôi cất tiếng khóc chào đời cứ theo tôi mãi suốt cuộc đời.

Lễ tưởng niệm...


LỄ TƯỞNG NIỆM ĐỒNG CHÍ TRẦN TỬ BÌNH

Trần Thắng Lợi
Nhân dịp kỉ niệm 59 năm Cách mạng Tháng Tám 1945, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm lão đồng chí Trần Tử Bình vào sáng thứ Bảy, ngày 21 tháng 8 năm 2004, tại Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội). Hơn 250 khách mời đã đến dự.


Đồng chí Tăng Văn Phả - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam, đồng chí Nguyễn Xuất - uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ thay mặt cho các địa phương mà đồng chí Trần Tử Bình trên cương vị Xứ ủy viên Bắc Kỳ phụ trách xây dựng phong trào trong thời kì bí mật đã tới dự.

Bộ Quốc phòng nơi Thiếu tướng Trần Tử Bình, nguyên Phó bí thư Quân ủy, đã gắn bó, đóng góp nhiều công sức xây dựng, phát triển từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 4 năm 1959 có đại biểu của nhiều cơ quan, đơn vị: Trung tướng Phùng Khắc Đăng - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, các thiếu tướng Ngọc Anh, Vũ Ngọc Diệp - Phó chánh tra Bộ Quốc phòng, đại diện Cục Cán bộ. Trường sỹ quan lục quân I, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang, đơn vị kế thừa truyền thống của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn với sự có mặt của Đại tá Nguyễn Văn Soạn, Chủ nhiệm Chính trị.

Đại diện Tổng Công ty cao su Việt Nam, thay mặt cho hơn 100.000 công nhân cao su, những người đang kế thừa truyền thống “Phú Riềng Đỏ” bất diệt, đang ngày đêm lao động, góp phần làm giầu Tổ quốc, đã có mặt.

Cu Zính con, đít nhôm của họ Hồ Quỳnh Lưu

Đầy tuần tuổi, bố Zính đã gửi ảnh "Bộ trưởng Giao thông tương lai" Hồ Nghĩa Dũng cho các ông các bà, chú bác, anh chị em. Mong cháu chóng lớn và "làm ăn không thối" như bộ trưởng cũ cùng tên.

Mới ngủ dậy à, cháu?


Mếu.


Ngáp rõ to.


Có chim đàng hoàng. Bọ Sắc mừng?


Ngủ tiếp đi!


Đẹp trai xứ Nghệ.