Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Hưng Yên, quê hương thứ 2 (KQ)

Mời đọc!

Bức ảnh đẹp!

Một bức ảnh đẹp. Cha khi đó đã là thiếu tuớng. Mẹ thì đầu vấn khăn, rất giản dị, còn cả răng nhuộm đen do ăn trầu.

Chú Nguyễn Chí Thanh, bạn cha

Ông Thanh và ông Bình tới Bàn Môn Điếm, ranh giới nam-bắc Triều Tiên, 1963.
Anh Chiến cuối những năm 1950 đã lớn nên biết và hiểu nhiều chuyện. Năm 1959, cha tôi nhận nhiệm vụ sang TQ làm đại sứ. Cũng năm ấy Bác kí nhiều quyết định phong tuớng cho các sĩ quan cao cấp trong QĐ. Quân uỷ cũng có đề nghị phong hàm lên trung tuớng cho cha. Sau đó chú Thanh (chú kém cha 7 tuổi) có thư cho cha, ý: Quân uỷ cũng đề đạt lên Bác chuyện đề bạt cho anh. Nhưng Bác bảo chưa vội vì anh nay chuyển sang Ngoại giao; sau này về lại QĐ trao quân hàm cũng chưa vội.
Cha rất quý tính nhanh nhạy, quyết đoán, dám lao vào khó khăn của chú Thanh. Có lần Liên Xô giúp đỡ loạt máy cày ruộng nuớc, anh em tôi đuợc cùng cha cho ra cánh đồng ở ngoại thành HN (Gia Lâm) xem công nhân cày thử nghiệm. Khác với những cánh đồng lúa mì ở châu Âu, ở VN toàn ruộng nuớc. Thấy cha và chú Thanh bàn bạc ghê lắm. Hai ông tỏ ra rất hiểu nhau.
Vào chiến truờng, chú chọn toàn bộ "bậu sậu" của Sư 312, đơn vị bắt sống Tuớng Đờ Cát tại Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, vào B2: Lê Trọng Tấn, Trần Độ, Hoàng Cầm...
Khi cha tôi mất, chú trong Nam ra dự tang lễ. Vậy mà đến đầu tháng 7/1967, khi chuẩn bị vào lại chiến truờng thì chú bị nhồi máu cơ tim và mất.
Thông tin về chú ở đây!

Bác sĩ Trần Duy Hưng, bạn cha

Có 1 điều rất thú vị là, 2 ông bạn này thì 1 ông, ngày 19/8/1945, lãnh đạo quần chúng cướp chính quyền về tay nhân dân, còn 1 ông là Thị truởng (Chủ tịch) HN suốt từ 1946 tới khi đi kháng chiến, rồi tiếp tục từ 1954 tới 1977.
Ngày còn nhỏ chúng tôi không biết quan hệ này. Cho đến hè 1967 đuợc từ TQ về viếng mộ cha (mùng 3 Tết năm ấy cha mất, chúng tôi không đuợc về) mới gặp bác Hưng thỉnh thoảng lại qua nhà thăm hỏi, động viên mẹ mới biết 2 ông thân thiết nhau.
Rồi anh em trong 2 nhà cũng thân thiết nhau. Thắng "ngớ" học cùng Công sau chơi thân với tôi, anh Lợi, Quyết Tâm cũng vậy; anh Chiến thì chơi với anh Trần Tiến Đức... Vòng vo là thế.
Chú Lê Trọng Nghĩa kể lại, ngày đó ông Hưng có bệnh viên tư ở đuờng Bông Duộm, gần Sở GDĐT bây giờ. Cô em gái là y tá đã cùng chồng ủng hộ Việt Minh. Nhiều chiến sỉ cách mạng bị truy xét đã tạm lánh an toàn ở đây. Cặp y tá đó chính là bố mẹ hoạ sĩ Hội, người cùng tập Vĩnh Xuân và chơi với Việt Trung, Hữu Nghị sau này.
Thông tin về BS Trần Duy Hưng đuợc lưu trên Wikipedia.

Kỷ niệm thời đi học (KC)

Mời xem!

Đám cưới đầu của thế hệ các cháu

Hứa Trường Sơn - con trưởng chị Hồng, anh Triết, sinh 1971 - cháu đầu của nhà 99. Sơn được bà ngoại và các cậu cùng dì Phúc rất quý. Sơn gọi dì Phúc là "mẹ Phúc" và lần nào vào Bách khoa cũng được "lôi" đi để khoe.
Trường Sơn yêu Mai Phương và xin ba mẹ làm lễ thành hôn. Cả hai sinh được Phương Anh (năm 1998), nay đã 14. Phương Anh học giỏi, tự lực, thương yêu ông bà, bố mẹ. Nhưng đã xem ảnh cưới của  bố mẹ ở HN chưa? Mà đám cưới này từ 99 sang nhà gái ở Quán Sứ thì đi bằng xích lô nhé. Dân phố lác mắt!
- Quân ta bê mâm quả rời nhà 99.
- Bà Minh, cô Phương "lớn" và bà Hòa sang nhà gái ở Quán Sứ, HN.
- Ông Quốc (nhà trai, ngày đó trẻ thế!) tặng quà cưới cho bố mẹ Phương Anh ở 110 Trần Huy Liệu.
- Từ 110 Trần Huy Liệu ra phòng cưới.
(Ảnh do bà Hồng cung cấp).