Cùng giấy đi đường, Tấn còn gửi vào lá thư của mẹ tôi gửi chú Mở nhờ giúp 1 số việc, trước khi mẹ tôi sang Trung Quốc theo Trường Lục quân.
Xin cảm ơn gia đình đã trân trọng giữ kỉ vật này đã gần 70 năm!
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018
Tư liệu quý: Giấy đi đường của 1 chiến sĩ bảo vệ
Vô tình mà Trần Hùng (Hùng "thổ") biết đồng đội cùng nhập ngũ Lê Xuân Tấn có cha là ông Lê Xuân Mở từng là bảo vệ cho ông Bình ngày còn ở Tổng Thanh tra QĐ trên Việt Bắc. Liên lạc được với Mở thì biết, gia đình còn giữ giấy đi đường xác nhận ông Mở là "người của Thiếu tướng Trần Tử Bình"). Và Tấn đã gửi bản gốc giấy này vào cho tôi.
Thật cảm động khi nhận được giấy thông hành có tuổi đã xấp xỉ 70, được làm bằng giấy dó mỏng tang nhưng chứa nhiều thông tin giá trị.
Vì cha tôi từ 1951 cùng cụ Lê Thiết Hùng đưa Trường Lục quân VN sang TQ tới ngày hòa bình 1954 rồi 1959 lại đi sứ ở Bắc Kinh tới khi mất (1959) nên không có dịp gặp lại người chiến sĩ cận vệ của mình.
Sinh thời chú Mở vẫn thường kể lại với gia đình những kỉ niệm thời gian sống và phục vụ ông. Chú Mở đã mất, cô sống với vợ chồng Tấn và vừa được gia đình mừng thọ 90 vào dịp Tết Mậu Tuất.
Hẹn Tấn khi ra HN sẽ lên thăm gia đình.
Thật cảm động khi nhận được giấy thông hành có tuổi đã xấp xỉ 70, được làm bằng giấy dó mỏng tang nhưng chứa nhiều thông tin giá trị.
Vì cha tôi từ 1951 cùng cụ Lê Thiết Hùng đưa Trường Lục quân VN sang TQ tới ngày hòa bình 1954 rồi 1959 lại đi sứ ở Bắc Kinh tới khi mất (1959) nên không có dịp gặp lại người chiến sĩ cận vệ của mình.
Sinh thời chú Mở vẫn thường kể lại với gia đình những kỉ niệm thời gian sống và phục vụ ông. Chú Mở đã mất, cô sống với vợ chồng Tấn và vừa được gia đình mừng thọ 90 vào dịp Tết Mậu Tuất.
Hẹn Tấn khi ra HN sẽ lên thăm gia đình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)