Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Với các em con cô Lành, chú Truyền

Tháng 8/2004, sau ngày tổ chức Lễ tưởng niệm cho cha, cả nhà đã về thăm quê nội ở Bình Lục, Hà Nam, quê ngoại ở Hưng Hà, Thái Bình và Phúc Tá, Ân Thi nơi ông bà nội sống đến cuối đời.
Ngôi nhà ông bà nội được chia sau Cải cách ruộng đất vừa được anh chị em nhà ta góp tiền xây lại khang trang. Cô chú Truyền được sống tại đây những ngày cuối đời.
Nay tại căn nhà này là nơi thờ ông bà và cô chú Truyền. Có 1 bảo tàng ảnh mô phỏng Nhà tưởng niệm ở Tiêu Động được làm tại đây.
Các em con cô chú đều phương trưởng, thế hệ các cháu làm ăn tốt, nhất là 2 con nhà em Mười. Vậy là có phúc!

Trường mầm non Trần Tử Bình - món quà tặng Phúc Tá

Đầu năm 2007, để chuẩn bị kỉ niệm 100 năm ngày sinh và 40 năm ngày mất của cha, đại gia đình ta đã hoàn thành 3 công trình lớn:
Trần Thành Công (người đầu tư chính) tặng ảnh Bác Hồ và cha cho nhà trường.


Anh chị em nhà ta và nhà cô Lành cùng thầy cô, cán bộ địa phương trong ngày bàn giao.
- Xuất bản cuốn sách "Trần Tử Bình từ Phú Riềng đỏ đến mùa Thu Hà Nội...".
- Xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà văn hóa - Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Trần Tử Bình tại thôn Tiêu Thượng, xã Tiêu Động, Bình Lục, Hà Nam.
- Xây dựng và bàn giao Trừơng mầm non Trần Tử Bình thôn Phúc Tá, Ân Thi, Hưng Yên.
Đây là hình ảnh lễ khánh thành Trừơng mầm non Trần Tử Bình.

Nhà Đức "Ché" vào Sài Gòn


Cu Tuấn gặp lại cô giáo Mý.
Ông bạn Dương Minh Đức học k3 Trỗi cùng Lợi nhưng chơi với cả nhà. Gần nhất là tổ chức phần văn nghệ cho đám cưới cháu Hùng (nhà Công Vượng). Hè nay cả nhà kéo vào Nam. Có vài hình ảnh ghi được tại nhà cô em gái ở 307 Nguyễn Văn Trỗi.


Thêm cô út Dương Minh Anh.


Cô Mười Cân buộc tóc cho em.


Minh Anh luôn là tâm điểm.