Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Chuyện nhà tôi


CHUYỆN NHÀ TÔI

Trần Kháng Chiến


Cha mẹ tôi sinh được tám người con. Bạn bè thân thiết của cha mẹ khi đến chơi khó nhớ một lúc hết tên cả tám đứa, thường nói đùa: ”Khiếp! Ông bà mắn quá!“. Vào những năm bắt đầu có “chính sách sinh đẻ có kế họach” thì chúng tôi, dù còn lít nhít nhưng cũng lớn dần trước mắt mọi người, thường được các chú các cô lấy ra làm ví dụ về việc đẻ nhiều con. Thế hệ các cụ nhà nào cũng đông con, nhưng gia đình tôi vẫn chiếm “kỷ lục”. Và cha mẹ tôi luôn vui vẻ, tự hào về điều đó. Mọi người coi nhà tôi là một tiêu biểu về gia đình hạnh phúc. Chúng tôi cũng cảm thấy tự hào vì cha mẹ có một tình yêu rất đẹp, khá đặc biệt, được thử thách trong cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng gian khổ, vinh quang.


Hai bà mẹ


HAI BÀ MẸ

Trần Yên Hồng


Quê ngoại chúng tôi ở thôn Hòa, xã Cấp Tiến, huyện Hưng Nhân (nay là Hưng Hà), tỉnh Thái Bình – miền quê đất chật, người đông, tỉnh nghèo khổ vào loại nhất nhì đồng bằng Bắc Bộ. Ngay từ nhỏ mẹ đã mang trong lòng nỗi đau quê hương nghèo đói, người nông dân lam lũ “một nắng hai sương” mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc; nhiều người phải tha phương cầu thực “tay bị, tay gậy” đi ăn xin khắp nơi. Mẹ luôn tự hỏi “Vì sao dân mình khổ thế? Làm thế nào để thoát khỏi đói nghèo?”. Đến năm 16 tuổi, được già Đồi - một đảng viên cộng sản - tuyên truyền, mẹ nhanh chóng giác ngộ, nhận thức được con đường phải đi để giải phóng quê hương khỏi cảnh lầm than, nghèo đói.