Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Con cháu Tổng Hành Dinh chúc thọ Võ Đại tướng

Mời đọc!

Họp mặt cư dân Tổng Hành Dinh những năm 1960

Mời xem!

Du lịch Campuchia (KQ)

Mời đọc loạt bài về chuyến đi này!

Gallery số 8 Phùng Khắc Khoan

Trần Việt Hùng học nghề nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn (bạn của gia đình) và đảm đương vị trí giám đốc Gallery.
Mời đọc!

Thăm lại Quế Lâm, Nam Ninh hè 2010 (KQ, KC)

Mời vào đây!

Tư liệu: Chuyến công tác Tây Bắc đầu năm 1959 (KC)

Đầu năm 1959 trước khi đi sư, cha cùng Đại sứ TQ Hà Vỹ lên thăm nông trường QĐ tại QK Tây Bắc. Để chuẩn bị nhân sự cho lần đi xa này, cha báo Vụ Tổ chức cán bộ triệu tập chú Tân Phong sang Bộ Ngoại giao. Trong chuyến công tác, chú Tân Phong (người đội mũ đen trong ảnh) cùng đi.
Khi sang Bắc Kinh, chú là bí thư thứ...
Chuyến công tác lên Tây Bắc. Ông Bình (mặc áo đại cán), ông Hà Vỹ (áo đen).
Sau này, chú là Đại sứ Việt Nam tại Rumania rồi Cục trưởng Cục Lãnh sự.

Nhà ta từng ở đâu? (KQ)

1. Khu gia binh trong doanh trại ở Côn Minh (Vân Nam) và Quế Lâm (Quảng Tây)
Cha mẹ, cô Tâm cùng 3 anh em ở Quế Lâm. Quốc 3 tuổi.
Suốt những năm ở TQ thì anh em ta theo cha mẹ, toàn sống trong doanh trại.
Tháng 10/2003, chúng tôi về thăm Trường Bộ binh Quế Lâm. Đứng trên tầng thượng.
Năm 2003 lần đầu thăm lại Quế Lâm, tôi đã nhờ chị Lư Mỹ Niệm (mặc áo trắng trong ảnh) liên hệ trước, để cả đoàn vào thăm Trường Bộ binh Quế Lâm. Hai năm (1955-56), Trường Lục quân VN đóng tại khuôn viên này. Ở đây có núi, có hồ, diện tích rộng vài chục ha, nằm gần công viên Nam Khê Sơn (phía nam Tp) nên được gọi là "xiảo Guilin" (Tiểu Quế Lâm).
Ban giám hiệu tiếp chúng tôi thịnh tình tại phòng khách rồi mời lên tầng cao nhất ngắm nhìn toàn cảnh trường. Đầy đủ hội trường, lớp học, thao trường, sân vận động... Tại thư viện, tôi thay mặt đoàn tặng nhà trường ảnh của Ban giám hiệu Lục quân VN ngày đó (có cha tôi, cụ Lê Trọng Tấn, cụ Lê Chiêu...) cùng ảnh "9' cuối cùng của anh Trỗi trước pháp trường".
Bạn lấy làm tiếc vì đoàn
không thể ở lại dùng bữa cơm thân mật (vì mấy bố kia sốt ruột về Nam Ninh). Hẹn lần sau...

Lá thư cha gửi mẹ năm 1949 (KC)

Ngày 27-3-1949,  mẹ tham gia lớp học lý luận cho cán bộ  do Trung ương tổ chức, phải xa con. Chắc là buồn lắm? Cha thấu hiểu điều đó đã chụp một bức ảnh và viết mấy chữ gửi cho mẹ. Tôi khi đó 3 tuổi, đi cùng cha. Thư cha viết:
Phía trước là ảnh Kháng Chiến 3 tuổi.

Chiến và ông nội.

"Mình Tân (mẹ có tên là Tân),
Tôi đang cho con.... (mất) bên tôi. Đã đi đến Bình Ca rồi. Học hành thế nào? Có theo kịp không? Chắc là khó lắm. Có công mài sắt có ngày nên kim. 27-3-1949 - Trần Tử Bình".

Khi đọc những dòng này, chúng ta cảm nhận đươc tình yêu cha, mẹ giành cho nhau. Tình yêu đó cũng là hạnh phúc của con cái.

Trần Anh Thy và lá thư gửi chú Oscar Pistorius


Họ và tên: Trần Anh Thy
Lớp 85     Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 16/03/1998
Dân tộc: kinh
Trường trung học cơ sở Lê Văn Tám
107F Chu Văn An, phường 26,
Quận Bình Thạnh, TPHCM, Việt Nam.


VIẾT THƯ UPU QUỐC TẾ LẦN 41 (2012)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 1 năm 2012
 Chú Oscar Pistorius kính mến,
   Cháu tên là Trần Anh Thy, đến từ một đất nước nhỏ bé – Việt Nam. Chắc chú sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một cô bé xa lạ gửi bức thư này đến cho chú, phải không ạ? Cháu biết rằng sắp tới kì Olympic London năm 2012 nên chú rất bận rộn, dốc hết thời gian để luyện tập. Nhưng cháu chỉ xin chú một ít thời gian vàng ngọc của mình để đọc ít lời tâm sự của cháu mà thôi, biết đâu đó lại là nguồn động lực để giúp chú đoạt giải cho Thế vận hội sắp tới?

Dưới con mắt họa sĩ nhí Bồ Nông (KC)

Gia đình  99 có kiến trúc sư Trần Hữu Nghị, từng học tại  Khoa Kiến trúc, Đại học Xây dựng Kiev - KICI. Nghị xây dựng gia đình với Hoàng Thị Hoà, có hai con.
Trưởng nam Trần Hoàng Long,  có năng khiếu, yêu thích hội hoạ, theo nghiệp cha - kiến trúc sư, tốt nghiệp Đai học Kiến trúc tại Anh, hiện đang làm cao học.
Cha, mẹ, Kháng Chiến, Thắng Lợi năm 1951 ở Côn Minh, Vân Nam, TQ.

Người bạn Trung Quốc (KQ)

Cao Cẩm Quỳ, cựu học sinh Y Trung (Quế Lâm), sau 36 năm mới liên lạc được với chúng tôi (anh em Trỗi). Từ sau đó anh em có liên hệ hàng ngày; chưa kể những dịp lớn khi chúng tôi sang thăm Trung Quốc đều đến chơi, thăm bố mẹ Cao. Anh cũng nhiều lần sang VN, đến HN và TpHCM.
Cao cũng là bạn của tôi và anh Kháng Chiến. Từ hôm nay blog của anh được link vào blog của "Đại gia đình 99". (Xem trên Danh sách blog).

Đón tiếp bạn Nga (Kháng Chiến)

Bữa cơn gia đình.
Trong nhà 99 - bạn của anh, chị là bạn của em và ngược lại. Đó là một mối quan hệ rất con người mà 8 anh chi em  chịu ảnh hưởng từ cha mẹ.
Trong gia đình có cô em thứ  7  Trần Hạnh Phúc định cư ở Matxcova. Năm 2010, vợ chồng tôi sang Nga, Phúc có đưa đến thăm vợ chồng anh Sasha, chị Svetlana. Anh Sasha là một Vietnamit (chuyên gia về Việt Nam), từng là  Trưởng chi nhánh APN (hãng thông tấn NOVOSTI) tại thành phố Hồ Chí Minh, Viên Chăn  thời Xô Viết; chị Svetlana từng sống, công tác tại Việt Nam nên  cả hai hơi bị "thõi" về Việt Nam.