Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Vị tướng luôn nhận những nhiệm vụ đầu tiên (KQ)

Ngày phong tướng. Việt Bắc đầu 1948. 
Trần Tử Bình có tên thật là Phạm Văn Phu, sinh năm 1907, tại thôn Tiêu Thượng, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; xuất thân từ một gia đình Công giáo toàn tòng.


Từ Trường dòng cho tới đồn điền cao su Phú Riềng, Nam bộ
Năm 1926, đang là học sinh Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên (Hà Đông), được tiếp xúc với sách báo tiến bộ, chàng trai Phạm Văn Phu đã ngấm ngầm rủ rê học sinh chủng viện luyện tập võ nghệ rồi tham gia để tang cụ Phan Chu Trinh. Vì tội này, Phu bị đuổi khỏi Trường dòng. Gia đình bị “rút phép Thông công” - hình phạt nặng nhất với con chiên ngoan đạo; vậy là các cụ phải rời bỏ quê hương tha phương cầu thực.
Giữa ngã ba đường, gặp nhà cách mạng Tống Văn Trân. Ông khuyên, hãy vào Nam bộ trước là kiếm sống, sau là tìm đường cứu nước vì trong đó thanh niên dễ xuất dương. Nghe theo ông, Phu kí hợp đồng với nhà thầu Phan Tất Tạo đang mộ phu vào Nam bộ làm thuê cho Hãng cao su Michelin.