Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Bức ảnh tư liệu quý

Đầu năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, Hồ Chủ tịch đã kí quyết định tấn phong 1 đại tướng, 1 trung tướng và 9 thiếu tướng. Sau đó Người kí rải rác 1 số quyết định. Đến năm 1958 khi xây dựng QĐ lên chính quy hiện đại, Bác lại kí quyết định phong nhiều tướng lĩnh.
Tại Phủ Chủ tịch, các tướng lĩnh cũ và mới cùng các cán bộ cấp Cục (đại tá) đã ra mắt Trung ương Đảng và Chính phủ. Đây là ảnh tư liệu quý về hôm đó.

Khi đó ông Nguyễn Chí Thanh (đứnh cạnh Bác) vẫn chưa được phong đại tướng.
Hàng thứ 2, từ trái: Chủ tịch Hà Nội Trần Duy Hưng, Thiếu tướng Trần Tử Bình...
(Các tướng lĩnh cũ - mặc quân phục sẫm; các tướng lĩnh mới - quân phục sáng).

Chuyến thăm quê Bác Hồ của Đại sứ Trung Quốc La Quý Ba

Chuyến thăm quê Bác Hồ của Đại sứ Trung Quốc La Quý Ba

Kiến Quốc - Duy Hiển (091.3542366)

Lễ trình Quốc thư tại Chiến khu Việt Bắc, 1/9/1954.
Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1-10-1949), ngày 5-12-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện chúc mừng tới Chủ tịch Mao Trạch Đông, với nội dung: “Hai dân tộc Việt - Hoa có mối quan hệ anh em trải mấy nghìn năm lịch sử. Từ đây, mối quan hệ ấy sẽ càng mật thiết để phát triển tự do và hạnh phúc của hai dân tộc ta, và để bảo vệ dân chủ thế giới và hoà bình lâu dài”. Ngày 15-1-1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa và ngày 18-1-1950, CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH. Sự kiện này đã chấm dứt thế bao vây, cô lập với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; ngày 18-1-1950 được coi là “Ngày thắng lợi ngoại giao” của Việt Nam.

GẶP LẠI NHAU TRONG ĐẠI HỘI ĐẢNG II

Ghi theo hồi ức của đồng chí Hoàng Quốc Việt
            Trần Kiến Quốc

Ba người bạn chí cốt.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Trong thời gian Đại hội, có nhiều cuộc gặp mặt cảm động của những người bạn chiến đấu trong thời kì bí mật.
Xin trân trọng giới thiệu tấm ảnh kỷ niệm, chụp trước tượng đài Tổ quốc ghi công tại Đại hội II, của ba lão đồng chí Phan Trọng Tuệ, Hoàng Quốc Việt và Trần Tử Bình.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt tên thật là Hạ Bá Cang sinh năm 1902 tại Đáp Cầu, Võ Giàng, Bắc Ninh, trong một gia đình làm thợ. Khi đang học trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, đồng chí đã tham gia hoạt động. Bị đuổi học, đồng chí về hoạt động ở mỏ than Phấn Mễ (Thái Nguyên), mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh) rồi về Hải Phòng. Năm 1928, tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và được cử vào Nam Kỳ. Đầu năm 1930, trên đường ra Bắc dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thì đồng chí bị bắt. Kẻ địch tra tấn đồng chí đến què chân, kết án chung thân và đày biệt xứ ra Côn Đảo. Trong hội nghị hợp nhất, tuy vắng mặt nhưng vì uy tín cao nên đồng chí Hoàng Quốc Việt vẫn được bầu vào Trung ương. Năm 1936, mãn hạn tù, đồng chí về hoạt động ở Hà Nội. Tuy chân đi khập khiễng nhưng đồng chí thoắt ẩn thoắt hiện, kẻ địch không tài nào bắt được nên giặc Pháp gọi đồng chí là Cang “thọt”.

Bài cuối cùng trong loạt 6 bài về vụ án Trần Dụ Châu, đăng trên báo Cứu Quốc.

NHÂN VỤ ÁN TRẦN DỤ CHÂU

Xã luận báo Cứu Quốc ngày 27 tháng 9 năm 1950
Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều điều bỉ ổi đã bị đưa ra trước Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau, tên phản bội quyền lợi nhân dân ấy đã bị bắn để đền tội của y.

Vụ án Trần Dụ Châu (Nhà báo Hồng Hà)

VỤ ÁN ĐẠI TÁ TRẦN DỤ CHÂU
Nhân kỉ niệm 60 năm ngày truyền thống Công an Nhân dân, 19-8-2005, vụ án Trần Dụ Châu - một vụ chống tham nhũng thời kháng chiến chống Pháp - được nhà báo Hồng Hà kể lại trong bài “55 năm nhìn lại vụ án Trần Dụ Châu”. Vụ án này được chính ông viết trong loạt bài phóng sự điều tra đăng 6 kì, từ ngày 20-9-1950, trên báo Cứu Quốc – cơ quan tuyên truyền, cổ động của Trung ương Mặt trận Liên Việt và Tổng bộ Việt Minh, xuất bản hàng ngày.
Nhà báo Hồng Hà, nguyên Tổng biên tập Báo Nhân Dân. 


Từ một viên thư kí toà sứ  Pháp
 Mùa hè 1950, từ mặt trận đồng bằng sông Hồng, tôi trở về toà soạn báo Cứu Quốc. Cơ quan báo vừa dọn về  xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cuộc di chuyển mới này báo hiệu ta hoặc địch sắp có hoạt động quân sự lớn. Anh Xuân Thuỷ, Chủ nhiệm báo Cứu Quốc, giao ngay cho tôi đi lấy tài liệu viết về một vụ tham ô lớn. Đấy là vụ án Trần Dụ Châu, đại tá, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu, đang ở giai đoạn điều tra, lấy lời khai.