Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Thăm bà Hà Giang (KQ)

Thắp nén nhang cho ông.
Nung nấu ý tưởng cùng nhà báo trẻ Tô Lan Hương (Phụ san Đang Yêu của Phụ nữ Thủ đô) đi viết về các lão thành cách mạng cùng gia đình, chiều qua hẹn chị Lượng (con riêng của bác Trần Xuân Độ). Chị dặn, bà tỉnh táo nhưng hơi khó nghe, phải nói to và không thích kể về mình (vì con nhiều người đáng viết hơn!). Chị hứa sẽ thuyết phục mẹ nhưng sợ là khó. Sáng nay khi chú cháu lên đường cũng xác định như thế với Hương.
Chả nhớ số nhà, đi theo trí nhớ. Anh Nguyễn Văn Anh (chồng chị Lượng. Hai anh em từng học cùng đại đội C153 ở Đại học quân sự nên chả lạ gì) ra mở cửa. Chị Lượng rồi bà từ trong nhà ra. Mừng rỡ vì thấy bà còn khỏe, đẹp, mái tóc bạc phơ. Bà nhận ra: Thằng Quốc đấy à?

Khi bà đã tin.






















Bài viết sau chuyến đi của Trần Việt Trung

Mời sang Bantroi5!

SUY NGẪM SAU MỘT CHUYẾN ĐI XA

Tháng bảy này, cả nước Anh đang chuẩn bị tổ chức ngày hội thể thao Toàn cầu mà đã từ lâu được đặt với tên rất Hy Lạp là Olympic. Người Anh với thói quen bình thường và trong nếp sống hàng ngày ít để ý đến những việc của quốc gia, thậm chí còn lãnh đạm. Có lẽ, vì thế mà họ được ta gọi là Phớt Ăng lê chăng? Họ chỉ để ý đến công việc của cá nhân mình, những chính sách nào mà dính dáng đến quyền lợi, đến chế độ của cá nhân thì họ nhạy cảm lắm. Thế mà Olympic 2012 ở Luân Đôn cũng đủ sức hấp dẫn để bắt họ ra khỏi nếp sống cố hữu để cũng bàn luận nhận xét tùy theo sở thích của từng người. Nhưng hãy khoan nói về sự kiện này, sau chuyến đi ngắn ngày sang Luân Đôn trung tuần tháng bảy này, người viết bài muốn nêu lên những nhận xét và suy ngẫm cá nhân về một xã hội phương tây để tìm ra những cái hay ta nên học tập, cái cố hữu mà nếu Việt Nam mình phát triển trong tương lai sẽ gặp phải.