Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Đi thăm TP cờ bạc Atlantic City

Ngày cuối ở NY, chị em đi chợ Outlet. Còn chú em Hải mời vợ chồng Trung Minh và 2 anh Quốc, Công đi Atlantic City - TP cờ bạc thuộc tiểu bang New Jersey, ngay bờ biển phía đông nam, cách NY chừng 3 tiếng chạy xe.
Hải quá nhiệt tình với khách thân từ nhà sang nhưng quãng đường cũng xa, nhất là khi về tới NY thì tắc xe. Nhưng các ông anh, bà chị cũng được "tưởng thưởng" tài lái xe nhanh và an toàn ở Mỹ của chú em. Về tới quán ăn Tầu hơi muộn nhưng kịp ăn bữa ăn đặc sản Tàu ngon miệng.
Đúng 8g tối có mặt ở Nhà hát lịch Broadway thưởng ngoạn vở ca kịch Mamma Mia, mà các bài hát lấy từ các tác phẩm nổi tiếng của ABBA. Sau đó 3 anh em còn ra Quảng trường Thời đại (chả hiểu sao ta gọi vậy khi tiếng Anh là Times Square?).
Mời xem slide-show.

Bữa cơm 3 gia đình 99 tại NY (TTC)

Ba gia đình Quốc, Công, Trung đã gặp nhau ở NY và ăn bữa cơm tối ở nhà hàng Ý. Ngày hôm sau cùng tham gia city-tour. Thăm Tháp đôi, Trung tâm Tài chính, Tượng Nữ thần Tự do...
Mời xem slide show.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Bác Chiến, bác Hà đã đến NY tháng 4/2013

Tại đây 2 bác đã đến Ground Zero và tượng Nữ thần Tự do.
Nữ thần Tự do.

Trước Trung tâm Tài chính NY.

Xa xa là Tháp số 1.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Anh em nhà 99 trước Tượng Nữ thần Tự do

Trực thăng tuần tiễu hay helicopter tour?
Chiều 28/8, trong tour Gray Line của Cty du lịch, sau khi thăm Ground Zero, đoàn theo tầu đi ngắm Trung tâm Tài chính NY và tượng Nữ thần Tự do từ phía biển. Từ xa nhìn vào mới thấy sự hoàng tráng của nước Mỹ, những nhà cao chọc trời được phủ kính xanh phản quang san sát. Mây bay ngang Tháp số 1 vừa xây xong. (Còn 5 tháp nữa và phải vài chục năm nữa mới hoàn tất. Tiền thì khủng, vào chục tỷ đô bỏ vào đây).

Trung, Công trên tầu.

Có đám mây bay qua trước Tháp số 1.

Trung Minh trước tượng Nữ thần Tự do.

Quốc, Vân Anh.

Công Vượng. Công vẫn chăm chú nhìn về Trung tâm Tài chính.

Biểu tượng của nước Mỹ tự do.

Tầu rẽ sóng qua trước NY rồi vòng sang đảo Tự do chiêm ngưỡng Statue of Liberty. Tượng được thiết kế bởi 1 điêu khắc gia Pháp. Năm 1886 nước Pháp đã tặng nước Mỹ 1 phần bức tượng này, rồi đóng thùng chở theo đường biển sang Mỹ. Nhưng để đúc và hoàn tất thì Pulitzer phải vận động 120.000 người dân Mỹ đóng góp (người ít nhất là 1$) để đúc tượng.
Tượng Nữ thần Tụ do đúng là biểu tượng của nước Mỹ tự do.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Bữa cơm hội ngộ 4 gia đình tại New York

Thầy Lích luôn là trung tâm cuộc vui.
Chiều qua khi 2 gia đình Quốc, Trung đang thăm nhà Hải ở đảo Staten Island thì nhà Công Vượng và cháu Quang cùng cô Hoàn (vợ Lích) đáp xuống sân bay Newark. Lích đi trả xe đã thuê và đón đoàn. Tối qua kéo nhau ra nhà hàng Y ngay trung tâm ăn tối.

Phía các mẹ.

Cùng cháu Quang.

Chụp ở cửa nhà hàng.

Nơi sẽ xem vở Mamma Mia vào tối 29/8.
Chuyện nổ như ngô rang. Thầy Lích thông báo khi đi với anh em nhà 99 học được bao điều mới lạ. Cả truyện tiếu lâm, cả về ngôn ngữ (mà nhất là ngôn ngữ Vinglish của bác Quốc; nào Liverfool, nào NOstarwhere (không sao đâu)...). Quang rất vui vì gặp lại thầy Lích đẹp trai. Tâm sự với Lích, Lúm đã đành vì ở HN cùng thầy, chứ Mý thì chỉ gặp thầy khi interview, 2 buổi học kiến thức chuẩn bị đi Mỹ, bữa tiệc chia tay ở Pak Hyatt và vài ngày cùng sang đây (thời gian giao tiếp rất ít); vậy mà thấy 2 thầy trò rất tâm giao. Thât là lạ? Thầy nói đúng như vậy. Khi chia tay Mý có lời cảm ơn thầy và cô Vượng đã đưa con sang Mỹ học tập và con hứa sẽ học tốt.
Mọi người cười vỡ bụng khi nghe những chuyện vui dọc đường với thầy Lích, làm cánh ngồi bàn bên cũng vui theo. Các chú bồi bàn người Ý thì được phục vụ những thực khách vui vẻ đã có lới mời "Next time come here please!".
Ngày mai sẽ làm tour sightseeing thăm downtown rồi xuống tàu chạy sông, ngắm tựơng Nữ thần tự do, thăm Ground Zero (tháp đôi bị khủng bố 11/9/2001). Chiều 2 gia đình Quốc, Trung sẽ có bữa tiệc ngoài trời với gia đình Hải Hà. Còn cháu Quang và Công Vượng sẽ đi ăn tối với thầy Lích.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Đưa Mý vào trường

Nhập trường.
9g sáng nay rời DC. Đi được 1 đoạn thì thầy Rich phát hiện vẫn giữ thẻ parking cho người tàng tật của Cogni. Vậy là phải tìm nơi có Fedex để gửi nhanh, mai cô cháu nhận được. Qua thành phố cảng Baltimore, lướt qua bên cạnh Philadelphia, gần 12g trưa thì đến KS Hampton Inn & Suites ở ngoại ô Newtown. Nghỉ đến 1g thì vào trường.

Trường George nằm trong rừng cây xanh um xen lẫn những biệt thự gỗ rất đẹp. Lên phòng tiếp tân làm thủ tục đón học sinh mới thấy thầy cô và các bạn học sinh lớn nhiệt liệt chào đón.
Đăng kí nhập học xong thì 1 học sinh cũ dẫn Mý đi nhận phòng. Mý tạm ở với bạn từ TQ, dân Bắc Kinh. Mý không quên đề nghị bạn dạy tiếng Hoa. Sau đó thầy Rich lái xe đưa Mý ra siêu thị Giant gần đấy mua đồ dùng cần thiết.

Được ông bà Dư đưa đi chơi xa (Long Trần)

Chủ nhật trời nắng đẹp, ông Dư bà Mơ đưa cháu với Steph đi Burnley (khoảng 60km từ Manchester) để đổi gió. 
Xe quái dị.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Bữa cơm chia tay Cognij và Washington DC

Bữa cơm chia tay.
Chiều qua, 4g30 kết thúc chuyến tham quan, mà người Anh gọi là sightseeing, tuyệt đẹp ở Washington DC. Về nhà nghỉ ngơi tới 5g45 thì xuống taxi ra nhà hàng Hamilton, nằm ngay sát khu vực Tòa Bạch ốc. Phía góc đường ra phố trước mặt Tòa thấy 1 chú đang cầm sáo đồng thổi 1 bài cổ điển quen quen.

Chọn menu.

Sườn heo nướng kèm ớt xanh bọc ngô.

Đĩa beefsteak của chú Trung.
Bàn ăn đặt ngoài trời, trong 1 không gian rất đẹp, xung quanh có những cây cọ và cây lá nón. Thầy Rich mời thêm cháu Việt Phương, đang học năm thứ 3 ngành Quan hệ quốc tế ở Đại học George. Cháu giới thiệu: "Chúng cháu không có tiền để ra đây, trừ khi trường Loommis tổ chức gặp mặt cựu học sinh cũ mới dám bén mảng. Ở đây toàn nhân vật nổi tiếng, nghị sĩ quốc hội vào ăn nên đồ ăn thì quên đi, món nào cũng perfect".
Mọi người tự chọn cho mình món ăn thích hợp. Tôi đã xài cua Kingcrap, tôm hùm, beefsteak rồi... nên tối nay order salat và sườn heo nướng. Đĩa salat kèm phomai cũng to tổ bố (họ phục vụ người Mỹ mà); còn suờn cũng vậy, miếng to bằng bàn tay chứ không phải những khúc xương heo có thịt như ở ta. Vân Anh chọn 1 món rồi ăn ké chồng.
Bữa tiệc vui vẻ. Trước khi kết thúc, tôi xin có vài lời:
- Đây là bữa cơm cuối cùng với Cognij và thầy Rích tại DC xinh đẹp, vui hơn khi có cháu VP (tên gọi ở Mỹ của cháu, cháu không lấy tên Peter hay Meger... như các bạn Việt khác). Xin cảm ơn thầy Rich và cô đã quá nhiệt tình đi cùng đoàn, nhất là khi chân đang bị đau, phải chống nạng, chạy xe chuyên dụng. Nay xin nhường cho con gái tôi dịch những gì chúng tôi tâm sự từ tiếng Việt ra tiếng Anh vì đây cũng là bữa cơm cuối cùng của cháu với ba mẹ, cô chú Trung Minh và thầy Rich vì mai cháu đã nhập trường.
Mý đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau đó dịch cả cho mẹ Minh khi tặng cô Cognij hộp cà phê G7 của VN.

Thư của bố Zính

Hai bo con chau xin gui toan the gia dinh anh chau Dung dien do cua ba noi va 2 chu mua tang tu nuoc ngoai.
Yêu chưa?

Ngoạm ngoan quá.

Hai bo con kinh chuc toan the gia dinh manh khoe, hanh phuc, an khang va thinh vuong.
Bo con chau Dung.
Ha Noi 8/2013.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Thư đầu Lúm gửi từ trường


Con chào ba,
Con cũng ổn định được phòng từ hôm qua và sắp xếp quần áo đồ đạc xong hết rồi ba ạ. Nói chung roommate của con là Chinese sinh năm 98, khá là nội tâm và trầm tính, đa số là con phải bắt chuyện với nó. Con ăn uống cũng ko được nhiều lắm tại đồ ăn ở đây béo với cả no lâu lắm ạ. Nên con cũng chỉ ăn buổi trưa tối, hoặc nếu sáng ăn thì trưa ko ăn được nữa ạ. 
Hôm nay con làm bài test cũng chỉ được thôi ạ, vì lâu lắm con ko ôn tập với đụng nhiều tới Math và Tiếng Anh. Con được sắp xếp học lớp Văn, lớp Intermediate ESL, lớp Preview History, lớp Chemistry Honor và lớp Math Precalculus ạ. Nói chung là mọi việc khá bình thường, mọi người ở đây rất friendly, các anh chị Việt Nam cũng giúp đỡ con rất nhiều. Nhưng dù gì thì ở Việt Nam vẫn là vui và ổn nhất, đồ ăn cũng ngon mà thời tiết các thứ ko bị thay đổi quá nhiều nữa ạ. Con cũng fine nên mọi người đừng lo lắng gì nhiều nhé.
Happy birthday ba ! Con chúc ba luôn mạnh khỏe, thành công trong mọi việc, luôn happy và lucky ạ.
Okay so có gì con sẽ viết mail cho ba sau nhé. 

Bữa ăn tối ở ngoại ô DC

Chú cháu Conij phục vụ quá tích cực.
Chiều thứ bảy 24/8, sau cả ngày đi thăm Lầu Năm góc (chỉ được vào khu tưởng niệm thảm họa 11/9/2001, bọn khủng bố al Keada giết chết 184 hành khách khi cho máy bay lao vào Lầu Năm góc), Nghĩa trang quốc gia Arlington (nơi chôn cất 400.000 chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc cùng vợ con (thế mới biết nước Mỹ kính trọng họ đến mức nào!), nơi yên nghỉ của Tổng thống Kenedy và hàng ngàn tướng lĩnh, nơi có khu tưởng niệm đặc biệt dành cho các liệt sĩ vô danh), thăm Bảo tàng Hàng không - Vũ trụ (tái sử dụng từ Hangar bảo dưỡng máy bay Boeing, nằm gần sân bay quốc tế DC); cả đoàn được Cognij lái xe đưa đến nhà hàng hải sản ở ngoại ô, gần khu  Pentagon.

Vui chưa? Thầy Rich từ ngày về Mỹ có tên "Thon thả"
vì to như thầy chưa là cái đinh gỉ.

Khẩu phần ăn tối nay.
Cognij giới thiệu, đây là nhà hàng có đầu bếp từng phục vụ ở Nhà trắng. Sau món súp Nhà trắng rất ngon là món tôm hùm và bò Beef teack. Cánh đàn ông dùng bia. Bia lần này ngon hơn local beer ở Kingston uống chiều 22/8.
Xong xuôi, Cognij lái xe chở cả đoàn về KS. Trêu cô: "May mà em què chân trái đấy, có chân phải điều khiển được xe và may là xe tự động không có chân côn".
Hẹn nhau 10g sáng chủ nhật sẽ đi thăm Nhà trắng, các đài tưởng niệm (Jefeson, Lincol, bức tường ghi tên các chiến binh Mỹ chết ở VN...) và kết thúc là Bảo tàng Lịch sử Mỹ.

Bữa cơm chiều vui vẻ ở Washington DC

Bàn tiệc tối nay.
Trên đường đi Washington DC, Rích thông báo sẽ có cô cháu làm Tour-guide những ngày ở đây. Đúng 6g chiều Conij lái xe đến. Cô cũng nhiệt tình, lởi xởi như chú Rich, tiếc là chân què nên phải chống nạng (lúc đi xe thì dùng xe đạp chuyên dụng).
Cả đoàn đi bộ dọc đường K, rẽ sang đường 13 qua Franklin Square đến nhà đặc sản biển. Vừa đi vừa ngắm phố xá. Mọi người sau 1 tuần làm việc (hôm nay là thứ sáu) đang hối hả về nhà.
Món tôm khai vị.
Nhà hàng đông đúc, ồn ào. Phải nhờ Rich order. Mẹ ơi, họ chuẩn bị theo kiểu phục vụ cho người Mỹ nên mang ra đĩa có cua King Crap to tổ bố. Cognij nói đó là cua ở biển Bắc Alaska. Gọi chai vang trắng Nga, còn Rich thì uống bia. Vui quá, chơi hết 2 chai.
Có tay bồi bàn giống nguời Á đông, hỏi ra thì là người Thái, từng làm việc ở đây 25 năm. Anh vui vẻ trò chuyện. Bữa cơm tối đầu tiên ở DC thật ngon và vui.









Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Về người bạn Mỹ của gia đình

Mời đọc tại đây!

Hấp dẫn một tinh thần thượng võ

Mời đọc!

Ngày 23/8 - đi Washington DC

6.30 ăn sáng ở restaurant. Thầy Rích làm các thủ tục chech-out. 7.06 xuất phát. Khi nổ máy thầy phê bình khéo: "Chậm 6', không thật tồi (not so bad)". (Thế mới biết thầy chấp hành quy định về thời gian rất nghiêm: "Ngày còn bé, ông già tôi mà thấy tôi chậm 1' là đánh đít ngay").
Theo đường ra xa lộ. Qua cửa thu phí, lấy giấy ghi vào. Đi 60km, trả tiền hơn 4 đô. (Rẻ hơn ở VN). Thầy chọn trên GPS đường đi tránh xa lộ, theo đường nhỏ, thăm được cảnh quan nông thôn với màu xanh và nhiều nhà đẹp. Gặp cả những chiếc xe ngựa kéo của người Amish (gốc Đức, Hà lan) xa rời mọi phương tiện hiện đại, bỏ internet, bỏ cell-phone, bỏ ô tô... sống tự cung tự cấp.
10.00 thì rẽ vào West Nottingham Academy - high school được thành lập từ 1744, mỗi năm chỉ nhận 130-140 học sinh. Sau khi được dẫn đi thăm phòng truyền thống, lớp học, nhà ăn, kí túc xá nữ, nam, sân bóng, nhà thi đấu... mới thấy cơ sở vật chất và sự giáo dục ở đây quá tuyệt vời. Năm nay là năm đầu tiên AEG tuyển chọn 2 học sinh VN (từ HN) sang học lớp 9 và 11.
11.30 rời trường đi Washington DC. Lần này lại vòng ra high-way. Xe  chạy kìn kìn. Gặp 1 tai nạn phía bên đường ngược lại, 4-5 xe tông nhau. Thấy cả nghìn xe lớn, nhỏ nối đuôi nhau dài ngót 10km, chờ giải tỏa. Qua thành phố cảng Baltimore, tới 14.00 thì vào tới Washington DC. GPS hướng dẫn đến KS Hamilton, KS có phòng ốc cổ nẳm ngay trung tâm DC.
Hôm nay thầy Rich cầm vô-lặng chạy trên quãng đường 230 dặm.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Nhà Phúc thăm nhà bác Hồng

Phúc cùng 2 cháu Minh, Đức tới thăm nhà bác Triết Hồng, thăm anh Cường vừa tai qua nạn khỏi. Năm nay đúng là sui với nhà bác nhưng thật ra vẫn đại hồng phúc.
Bim đưa bà Phúc và 2 chú sang nhà bà Hồng.

Cùng anh Cường.

Tiễn Thu Phương đến trường

Trước lúc tới trường. Cổng KS East Mountain Inn.
Sáng qua quãng 11g, cả đoàn lên đường đưa Lúm và Minh (cháu bên họ hàng nhà Minh) đến trường Wyoming Seminary. Trường nằm ở vùng Kingston, cách East Mountain Inn chừng 20' chạy ô tô.
Ra xa lộ mới thấy đất nước này là đất nước của xe cộ, kìn kịt nối đuôi nhau. Xe phóng chóng mặt, tít mù. Đường xá ít nhất là 3 làn, giao cắt các con đường chằng chịt (cụm từ mà Lích học được lần này là "lằng nhằng dây điện").
Không phải thổ dân nên thầy phải dùng GPS để dẫn đường. Trước khi đi đăng kí địa điểm đến, cứ thế trên monitor vừa vẽ hình lại vừa phát ra loa: rẽ phải, rẽ trái, đi thẳng...
Bọ Quốc ké 1 kiểu.
Thầy tạt qua bank cất tiền vào tài khoản rồi đến Wyoming. Trường có bề dày lịch sử từ 1844, tọa lạc trên vùng đất rộng vài chục ha, gần nhà thờ có tên Seminary (nên viết tắt là Wyoming Sem). Kí túc xá và học đường là những ngôi nhà cổ. Tại văn phòng có bảng nhỏ đề chào đón học sinh mới, các bạn cũ túc trực để giúp đỡ bạn mới. Sau thủ tục nhập trường, Lúm, Minh đi nhận phòng ngủ rồi cùng thầy hiệu trưởng dẫn đi thăm toàn bộ trường.
Có nhiều thú vị nhưng nổi bật là việc giáo dục ở đây rất quan tâm đến việc rèn luyện thể chất. Có nhiều sân bóng đá Mỹ (Amerrican footbal), bóng đá châu Âu soccer, nhà thể thao, bể bơi, sân tennis, bóng rổ... Cả những trung tâm phát triển tài năng, hướng nghiệp...
Cùng thầy cô, ba mẹ và anh chị VN trước cổng giảng đường.
Ở đây học từ thứ hai đến thứ bảy. Tối 11.30 là tắt đèn và hệ thống wifi trong trường cũng tắt. Việc quản lí học sinh trên cơ sở tự giác nhưng cũng rất chặt. Em nào tích cực hoạt động cộng đồng sẽ được lên sếp và được ở phòng rộng, 1 người, được tự chủ trong học tập và sinh hoạt. Chị Hoàng Anh và anh Lộc, anh Hùng Anh (lớp 12) là những tình nguyện viên tích cực và cũng là những "sếp lớn" ở trường (toàn trò do thầy Rich tuyển chọn! Thầy rất tự hào về mấy bạn này và nhà trường cũng rất cảm ơn thầy). Lúm ở cùng 1 bạn TQ, dân Quảng Đông. Bọ Quốc cũng xí la xí lô tiếng Tàu với bạn.

Thầy trỏ có những tâm sự riêng.

Cháu Minh có chuyến nhập trường vui.

Chia tay Mý.

Chia tay ba mẹ.
Cả đoàn cùng anh chị đưa 2 bạn đi mua sắm các đồ dùng tối thiểu rồi chia tay.
Lúm rất dũng cảm nên không khóc. Hai thầy trò ra 1 góc tâm sự. Sau này thầy Rich kể lại: "Phương không giống học sinh khác, cháu bảo tôi: Thầy nhớ take care ba mẹ em".
Qua mấy tháng học thầy, Lúm tỏ ra rất tiến bộ trong tiếng Anh. Cháu nghe hiểu, phản xạ nhanh và rất chủ động.
Còn Minh tỏ ra 1 học sinh rất cẩn trọng trong mọi việc, biết tính toán trong sử dụng đồng tiền của bố mẹ cung cấp. Cháu được chú Trung và bác Quốc đưa lên tận phòng.

Theo chị Hoàng Anh: Wyoming là nhà trường không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn là nhà trường hoạt động thể thao với nhiều môn thành tích cao, nhiều tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và có nhiều nhà hạt động xã hội sau khi tốt nghiệp. Các anh chị rất tự hào về Wyoming. (Con gái Đức Sapa (chơi với bọ Quốc) cũng vừa tốt nghiệp ở đây năm 2013).

Sau khi đưa Lúm đến trường, thấy việc tổ chức, giáo dục của Wyoming rất tốt nên mẹ Vân Anh tin tưởng Lúm và Minh sẽ trưởng thành.

Thư Lan Phương gửi cho ba mẹ từ Ăng-lê

Ba mẹ à,
Mừng quá ba mẹ đã đến nơi. Con cũng mừng quá hôm nay nhận đc sách của ba. A Long và Step hôm nay về Manchester nên con với Ben tranh thủ ra station trước khi a Long đi ngồi cafe nói chuyện được một lúc. Vừa uống cafe bọn con vừa phải che ô vì trời mưa :)) UK's weather is at its best! Step bảo ba với bác Nghị 4 ngày trước khi đi drinking heavily, proper Vietnamese style :))

Con về lưỡng lự không biết có nên đọc ngay không vì con vẫn phải viết thư xin việc nhưng tempting quá nên con mở ra đọc. Ngay từ lời đề tặng của ba đã làm con rất xúc động. I am proud of being your and mom's daughter. Con chỉ dám đọc hết chương "Học và luyện với vũ khí" thôi nếu carry on thì con sẽ đọc một mạch cho đến hết. Vừa đọc con vừa cảm thấy như mình bị lạc vào một thế giới khác, một thế giới mà con không nghĩ là nó tồn tại...Quiet epic and magical...Con sẽ phải restrict myself mỗi ngày nộp đơn xin việc đc một vài nơi xong mới được đọc tiếp như một reward. Con cám ơn ba.

Con hi vọng chuyến đi này của ba mẹ sẽ có nhiều kỉ niệm đẹp. Ba thử uống bia Mỹ rồi so sánh với bia UK xem sao. Bia Mỹ cũng nhiều cái special lắm hihi. Mẹ cố gắng thưởng thức đc nhiều món ăn hơn ở UK nhé, Ben bảo mẹ ăn ít như "con mèo" haha. Con sẽ viết thư cho em. Nhanh quá, giờ Lúm đã ở Mỹ rồi. Chả biết bao giờ mới gặp được Lúm và chị Phương...

Con,
Pính

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Luận bàn trong nhà 99 về cuốn QUYỀN SƯ (TTC)

 Anh xem qua vài trang trong sách, thì nghiệm ra ngay Trung nói "có khả năng được giải thưởng Sách hay nhất trong năm" ,và "lâu lắm rồi, mới có một cuốn sách hay thế này", là quá đúng rồi. Chẳng phải vì "sách của em ta, thì ta khen cho vui" ( "Rắm ai vừa mũi người đấy"). Mà rất khách quan, thì thật là như vậy !!!
 Tại sao, anh lại có nhận xét như vây ???
Thứ nhất, chủ đề của sách, bây giờ ít có thằng tác giả có (không nói là "đ. có thằng nào có", nhưng là thực tế). Giả sử như có người có chủ đề này, thì lại không viết ra được, không tổng hợp được, không diễn giải ra được ! 

Nhà bà Phúc sang chơi nhà Bim và Rio

Sáng nay 23/8, bà Phúc, chú Minh, chú Đức tới nhà ông Chiến thăm 2 cháu Bim và Rio. Chú Đức mệt nên 'ngu đỉ'. Ông Chiến vừa gửi ảnh sang cho cô Mý, cô Lúm.


Hai cháu cùng bà và chú Minh.

Cháu Rio 22 tháng tuổi

Cứ gọi Mèo Rio nên quên tên cháu. Cháu là Trần Việt Kiên. Đây là ảnh cháu tròn 22 (ông nội già nên viết nhầm, cháu đã 26 tháng!) tháng tuổi. Gửi tấm hình này Rio muốn chúc 2 cô Mý, Lúm mạnh khỏe, vui vẻ, học giỏi. Lớn lên cháu cũng noi theo gương 2 cô.
Rio thân yêu.

Khách sạn đầu tiên ở Mỹ

Xuống sân bay Scranton, Philadelphi, thầy Rích lái xe Ford 8 chỗ ngồi (thuê của AVIS) chở cả đoàn về KS East Mountain Inn & Suites của Best Western Plus. Phải thuê thêm 1 xe chở đồ mới hết.
Mời vào đây đọc tin nhanh!

Lời chúc Mý, Lúm từ quê hương và bè bạn

Vừa vào khách sạn, thông được internet, vội email về nhà thông báo chuyến đi chót lọt. Đã nhận được answer trong đêm:
Chúc 2 nhà bác Quốc và cậu Trung vui vẻ, mọi việc tiến triển tốt đẹp theo đúng kế hoạch. (Phúc).
- Good luck. (Chi Trần).
OK, very happy to have this news. Be happy there with whole family to see State country! (Công).
Chúc hai gia đình Quốc-Vân Anh, Trung-Minh hoàn thành tốt đẹp việc đưa Mý, Lúm đến trường.
Mý & Lúm bắt đầu bước vào cưộc sống tự lập  trong  trường học Hoa Kỳ. Hai cháu hãy luôn nhớ rằng ba ,mẹ đã rất cố gắng để Mý, Lúm được học trong điều kiện tốt nhất. Mong các cháu mau thích nghi, học tốt để ba mẹ vui lòng. Hẹn gặp lại tại Tp HCM. (Bác Chiến).
Chúc cả nhà một chuyến đi vui vẻ và lý thú. Cho gửi lời thăm nước Mỹ. Chúc hai chị em Mý luôn khỏe, học giỏi. (Bác Quang Việt k2 Trỗi, bạn của Mý).



- Bác Ngân rất vui vì cháu Mý ngoan, học giỏi, được bố mẹ và gia đình cho sang học tập tại đất nước của tương lai VN mai sau. Mong cháu bình an, tiến bộ và trưởng thành. Chúc cả nhà thượng lộ thông đạt, chúc sức khỏe, vui, có nhiều thông tin, chuyện hay gửi về. (Bác Ngân, Berlin).

- Dear anh Quoc,
Doc email cua bac, ca nha rat mung vi doan 99 da ha canh an toan. Minh va bac Van Anh chac met lam vi chang bay dai qua, mui gio thay doi 12 tieng nen se rat kho ngu.
Ngay mai hy vong Phuong se vui khi  nhap truong, tuy se rat nho cha me. Mi cung vay. Nhung se khong con nho nha nua sau 2 ngay vi co ban va co thay moi.
Chuc ca doan va anh Rich enjoy USA trip.
Than,
Vuong

'Serenade' (Franz Shubert) (ST: HP)

Món quà cô Phúc tặng đoàn đi "tư tác" ở Mỹ vừa hoàn thành tốt đẹp "chuyến đi"; sẽ kết thúc hoành tráng cả "chuyến về". Mời cùng nghe tác phẩm do Clayderman thể hiện.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Minh, Đức đến chia tay Mý, Lúm

Với Mý.
Đêm qua về đến TPHCM; sáng nay Minh, Đức cùng mẹ Phúc đến nhà bác Quốc chơi với Mý, Lúm. Anh em cả năm mới gặp nhau, tha hồ bốc phét. Cả nhà còn mở skypee trò chuyện với chị Pính và anh Ben.
Minh, Đức hơn năm nay lớn hẳn. Riêng Đức chơi ghi-ta đệm hát rất hay.
Lúc cùng mẹ ra về, cảm động khi nghe Đức chia tay Mý: "Chúc Mý đi Mỹ khỏe mạnh, học giỏi và có thêm nhiều người mới. Nhớ giữ liên lạc trên facebook".
Mong thế hệ thứ 3 của nhà 99 sẽ học giỏi, trưởng thành và xứng đáng với những gì ông bà, cha mẹ đã dành cho.

Với bác Quốc.

Với bác Nghị, thầy Trung.

Với Lúm.

Đức tâm sự với cậu Trung.

Tiễn Long, Steph đi Anh

Nâng li chúc chuyến đi thuận buồm xuôi gió.
Chiều qua nhà Hòa Nghị mời các gia đình đến Dân tộc Quán ăn tối, tiễn Long và Steph đi Anh. Có nhà thầy Trung cô Minh cùng Lúm, bác Quốc, sau là bác Chiến Hà, bác Vượng và cô Phúc. Vợ chồng Nam, bạn thân của Long, cũng đến từ sớm. Lúm được giao nhiệm cụ chăm sóc Steph. Chú Lộc TTC đến muộn vì phải đi tiếp khách.


Cùng vợ chồng Nam, mệ Minh và Lúm.

Toàn thể.
Thực đơn gồm: ba ba rang muối, tiết canh vịt, thịt vịt hấp, lòng dồi, heo sữa quay... Hơi bị nhiều. Mọi người ăn uống, trò chuyện vui vẻ và qua Xoan (tên Việt của Steph) gửi lời thăm hỏi tới ông bà ngoại Dư (Joe), Mơ (Margaret) của Xoan.
Đúng 7.30, Nghị Hòa và vợ chồng Nam đưa 2 con ra sân bay. Vậy mà 8.30 lại quay về vì delay 1 tiếng; 10.30 vào lại và sẽ phải transit ở Dubai 1 ngày.