Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Vở nhạc kịch Mamma Mia sắp được xem

Được Thành Công giới thiệu, Kiến Quốc đã tìm bài giới thiệu vở nhạc vũ kịch Mamma Mia cùng các tác phẩm  nổi tiếng của ban nhạc ABBA. Hy vọng cuối tháng 8 tới khi đưa các con sang Mỹ học, sẽ được xem tại Nhà hát Broadway.
Mời đọc!

Ảnh tư liệu ngày Cha ở Trường quân sự Trung, cao Soi Mít, Thái Nguyên

Trường quân sự Trung, cao Soi Mít là tiền thân của Học viện Quân sự cao cấp Đà Lạt hiện nay.
Sau chiến thắng Thu đông cuối 1948, 2 ông Tổng và Phó tổng Thanh tra QĐ được điều về trường làm Hiệu trưởng và Chính ủy, đào tạo cán bộ cấp E, D (còn Trung học Lục quân TQT đào tạo cán bộ cấp B, C). Ông Đào Chính Nam là Khu phó, Tham mưu trưởng Khu IV được điều ra làm Hiệu phó nhà trường.
Bức ảnh "Ban giám hiệu Trường quân sự Trung, cao Soi Mít" đi thực địa. Thái Nguyên 1949" do Đào Đức  Thanh (Trỗi k7), con trai cụ Đào Chính Nam (1908-1987), tặng gia đình ta. Từ trái qua là các cụ: Vương Thừa Vũ, Đào Chính Nam, Thiếu tướng Trần Tử Bình, phái viên của Bộ Tổng và cụ Thiếu tướng Lê Thiết Hùng.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Kỉ niệm của Bằng 'bò' với nhà 99

Sáng nay chuông reo, màn hình hiện tên BẰNG BÒ. Ông bạn già, thủy thủ tầu cứu hộ cháy nổ cho các tầu dầu của Vietxovpetro, hỏi thăm 1 số việc rồi nhớ lại: "Chào Koóc kéc! (Hắn nói giọng Nam cái tên Kót Két do Chỉnh Huấn đặt cho tôi từ ngày ở trường Lý Thường Kiệt). Ngày ở trường Trỗi, lần nào về phép tớ cũng về nghỉ nhà cậu 1 đêm rồi mới ra tầu Phòng về với ba má. Còn nhớ, tớ cùng Công, Nghị trèo lên cây khế trước cổng, hái qủa. Khế ấy là khế ngọt, ăn ngon lắm. Chị Hồng còn làm kem chanh bằng tủ lạnh nhà cậu, cả bọn trưa ngủ dậy được ăn kém rất đã".
Bằng 'bò' là Võ Thế Bằng, có ba làm ở BTL Hải quân. Nhà ở Hải Phòng nên mỗi lần về phép chỉ được xe đưa về tới HN, sau phải tăng-bo bằng tầu hỏa về nhà. Vậy là xin phép mẹ cho Bằng về ở nhà mình. Mẹ quý bạn bè của con nên đồng ý ngay: "Hoàn cảnh nó thế, phải giúp đỡ. Thêm bát thêm đũa thôi. Vui là chính".
Bằng hồi ấy còn có tên Bằng 'ghẻ' vì hắn ghẻ toàn thân. Hắn cũng nhảy vào bồn tắm tắm chung anh em ta. Thấy cháu bị bệnh, mẹ bảo cô Tâm ra chợ mua lá đắng về nấu nước tắm, chữa ghẻ cho Bằng.
Còn cái vụ làm kem thì năm 1966 mẹ đi thăm CHDC Đức, có qua Bắc Kinh. Cha mẹ bàn nhau mua 1 tủ lạnh Saratov của Liên Xô về cho các còn được sử dụng. Mẹ đã nhờ các chú ở sứ quán ta tại Mat mua tủ này rồi gửi về HN. Nhà ta cũng là những nhà đầu tiên ở HN có tủ lạnh dùng. (Xưa kia chỉ có ở các sứ quán, khách sạn quốc tế hoặc nhà chuyên gia của Cục Phục vụ Ngoại giao Đoàn).
Anh Bằng 'bò' vẫn nhớ Nghị, Phúc, Trung.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Nhân đi dự đám cưới cháu Bích, con chị Bính (con bác Tế-họ Ngoại), ngày 25-5-2013.

Sau khi đự cưới cháu Bích về, thấy các cháu bên Ngoại trưởng thành quá, nên có vài điều tâm sự với các cháu.

From: Tin
To: THANH CONG
Sent: Monday, May 27, 2013 10:11 AM
Subject: Re: ti?c cư?i Bich (25-5-2013)
Dạ, cháu cám ơn các cậu, các mợ nhiều lắm. Chúng cháu có được sự trưởng thành như cậu nói là nhờ các cậu các mợ giúp đỡ rất nhiều. Về làm kinh tế thì chúng cháu học hỏi các cậu mợ. Còn chuyện học hành thì cháu luôn lấy tấm gương cậu Dũng, Hùng, Cường, Long ra để nói chuyện với con mình. Ước mơ đó là cái đích mà chúng cháu mong thế hệ các con, các cháu của các ông bà đạt được. Mẹ cháu và chúng cháu rất cám ơn và tự hào về các cậu mợ. 
Cháu Tin

----- Original Message -----
From: THANH CONG
Sent: Sunday, May 26, 2013 10:30 AM
Subject: tiệc cưới Bich (25-5-2013)


Tin ,
Hôm qua , các cháu tổ chức tiệc cưới cho Bích rất tốt. Các cậu mợ đều thấy như vậy là chu đáo và đầy đủ. Nhờ cháu nói lại với mẹ cháu, các cậu Quynh-Quang là bữa tiệc rất thành công. Công lao này là do có sự giúp đỡ to lớn của Ánh và Cháu. Các cậu thấy các cháu đùm bọc thương yêu, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh xã hội ngày nay như vậy là rất tốt - cố gắng duy trì truyền thống của gia đình như vậy, cho các con sau này noi theo!
Các cậu, mợ - lâu ngày không gặp các cháu - thấy các cháu thế hệ thứ ba của giòng họ Thái Bình lớn nhanh và trưởng thành quá ! Không thể tưởng tượng được:
- Con Tin: cu đầu rất giống bố - giống ông nội nó ! cháu gái thứ hai bị loạn thị sớm quá, tội nghiệp cháu ! giống chú Quang cũng vậy, nhưng đến 18 tuổi có thể can thiệp phẫu thuật được, nên không lo lắm !
- Con Ánh: Thằng đầu, quá hay !!! trông rất chững chạc, không thể ngờ là cu cậu cao 1,8 m. Thằng thứ hai khỏe mạnh, lanh lợi lắm !
- Con Trường: thì còn bế ẵm nên chưa thấy thay đổi nhiều, nhưng khỏe mạnh.
- Con Khải: 3 đứa !!! Thằng Khải này "tốt giống" quá, nó "tốt giống" như ông nội (bác Tế Trai - các cậu gọi như vậy). Mà cả ba đứa con đều khỏe mạnh, bụ bẫm.
Các cậu mong các cháu phải giữ được truyền thống và gốc gác của họ Thái Bình nhà ta nhé !
Cậu Công

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Những hình ảnh về ngôi nhà 99 THĐ (2001)

Mời xem kỷ niệm xưa !

Gặp các cô chú học trò Lục quân của Cha

Ngày thứ bảy, 25/5/2013, anh em nhà ta (Kháng Chiến, Kiến Quốc) cùng 1 số con em Lục quân tổ chức thắng lợi Họp mặt truyền thống lần 2 Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam tại Nhà khách C59B BTTM. Khoảng 50 chú và gia đình tới dự. Chúng ta mời được thêm nhiều gia đình Lục quân đến dự như nhà các cụ Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Hoàng Xuân Tùy, Nguyễn Duy Vân, Phạm Ngọc Bạt, Tôn Thức Phúc...
Thành Công bận việc nhưng cũng đóng góp 5T.
Tuy vắng 1 số cô chú nhưng cũng để lại ấn tượng tốt trong các lão tướng.
Mời đọc tại đây!

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Tết Tân Tỵ (23-2-2001) Hà Nội, ngôi nhà 99 THĐ

Trong slideshow này, có nhiều hình ảnh hay, trong mấy ngày Tết Tân Tỵ (2001). Xin mời
cùng xem và nhớ lại những kỷ niệm đã qua.

12 năm rồi !!!

Dự đám cưới con chị Bính

Nhà ngoại bà Hưng ở Thái Bình có ông Chác, bà Tế, bà Hưng và ông Chạc. Hơn chục năm nay, nhiều con cháu họ ngoại nhà ta ở Thái Bình đã dũng cảm rời quê hương, vào TPHCM làm việc tại Cty TTC và Việt Vương, trong đó có cháu Tin, cháu Bích con chị Bính nhà ông bà Tế.
Chiếu thứ bảy, chị Bính đã mời anh chị em nhà ta tới dự đám cưới cháu Bích với chú rể cũng là công nhân Cty Việt Vương. Đám cưới vui vẻ, đông đủ bạn bè ở 2 Cty.
Tại đây gặp lại nhiều anh chị em họ nhà ta từ Thái Bình vào. Nhà bác Tế ngoài chị Bính, còn có anh Quynh, vợ chồng anh Quang. Các cháu con anh Quynh, anh Quang đã ra làm riêng và phát triển tốt. Cháu Tin vẫn chạy vật tư ở TTC, còn vợ buôn bán ở chợ Q5. Vợ chồng cháu Ánh Đại thu mua phế liệu có thu nhập khá.
Con anh Lợi (bác cả của họ) chuyên đi lắp ráp các thiết bị sang chiết nước ngọt, bia... cho 1 hãng bán máy của Ý. Công việc khá suôn sẻ. Việt Dũng và chú Quốc ra ban-công nói chyện với anh. Khi trở về tới nhà thì bác Lợi bố cháu đã gọi điện từ Thái Bình vào, tâm sự. Bác hỏi thăm cả nhà ta ở phía Nam và mời khi nào ra Bắc nhớ về quê chơi.
Cháu Dương (con Nhân nhà ông Chạc) thì làm nồi hơi ở TTC.
Với truyền thống chịu khó làm ăn của dân Thái Bình, các cháu đã tự lập và xây dựng được cho mình 1 cơ nghiệp. Thật đáng mừng, nhất là khi chúng ta đã tạo cho các cháu cần câu cơm để thoát nghèo.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Đôi lời về Cha trong cuốn sách "Đồn điền của Michelin ở Việt Nam"


Tóm tắt tiều sử Trần Tử Bình
 Tại trang bìa cuối, tác giả nêu tóm tắt tiểu sử của Cha như sau:

  "Trần Tử Bình", tên thật của ông là Phạm văn Phu, sinh ngày 5
  tháng 5 năm 1907 trong một gia đình nghèo tại tỉnh Hà Nam.

  Sau cuộc nổi dậy mà ông cầm đầu tại đồn điền Phú Riềng của
  Michelin, ông bị kết án 5 năm tù khổ sai ở Côn Đảo (tên gọi trước
  đây là Poulo Condor). Cũng chính ở đó, ông đã lấy tên Trần Tử
   Bình, có ý nghĩa là " con người có thể hy sinh cho hòa bình". Ông
   được trả tự do sau khi Chính phủ Blum lên nắm quyền 1936. Ông
   trở thành Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ, sau đó Bí thư của Hà Nam, quê
   hương ông.

   Năm 1943, ông bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Trong tù, ông là
   người chủ mưu của cuộc vượt ngục nổi tiếng có hơn một trăm tù
   chính trị tham gia. Sau năm 1945, ông trở thành  một nhân vật
   quan trọng của cách mạng Việt nam, và là một người thân cận của
   Hồ Chí Minh. Được phong hàm tướng, sau đó là Đại sứ của Bắc
   Việt Nam ở Trung Quốc 1960, ông đã viết hồi ký về cuộc đời cu-li
    trong đồn điền của Michelin năm 1965, lúc này quân đội Mỹ đã can thiệp vào Việt nam.

 Ông mất ngày 11 tháng 2 năm 1967 tại Hà Nội."


Lời cảm ơn từ nhóm biên soạn cuốn sách "Đồn điền của Michelin ở Việt Nam"





Lời cảm ơn của nhóm tác giả
Trong phần "Lời ngỏ" của cuốn sách, trang 17, đoạn văn cuối cùng là lời cảm ơn của nhóm tác giả cuốn sách này. Xin lược dịch ra để chúng ta cùng hiểu.

" ... Chúng tôi bày tỏ tất cả lòng biết ơn tới gia đình ông Trần Tử Bình và ông Hà Ân, những tác giả của Phú Riềng Đỏ, đã cho phép chúng tôi xuất bản bản dịch sang tiếng Pháp của cuốn sách này, và tới ông Pierre Brocheux đã giúp chúng tôi diễn giải rất nhiều thuật ngữ trong tiếng Việt và làm sáng tỏ nhiều khái niệm."



'For Elise' bản nhạc của Beethovel mà con cháu nhà 99 hay chơi piano (ST: Cô Phúc)

Mời nghe!

Xem phim 'Hà Nội trong mắt ai', nhớ ngày xưa

Dành cả buổi sớm thứ sáu, ngày 24/5/2013, đúng ngày Phật Đản (15 tháng tư âm lịch), xem bộ phim với thời lượng 44'14" này. Phim làm xong 1983 nhưng gần chục năm sau mới được chiếu rộng rãi. (Sau khi có cuộc gặp gỡ của cụ Nguyễn Văn Linh với giới văn nghệ sĩ mà chú Trần Độ là Trưởng ban Văn hóa-văn nghệ Quốc hội. Hình như "đề cương văn hóa" ngày ấy lập tức bị dừng!). 
Mở màn là hình ảnh nghệ sĩ mù Văn Vượng chơi ghi-ta và kết thúc cũng là ông; đạo diễn Trần Văn Thủy nói lên nhiều tâm tư, trăn trở của người HN chúng ta, đúng với cả tới bây giờ.
Mời cùng xem bộ phim tư liệu của Trần Văn Thủy!

Bộ sưu tập ảnh của KTS Long Trần

Long theo nghề Kiến trúc của bố Nghị. Cháu có những cái nhìn rất nghệ sĩ khi lang thang ở London, Anh cũng như lúc về quê hương VN.
Mời vào đây!

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Nhớ chú Minh Long (KC)

Chú Nguyễn Minh Long ra đi vào hồi 4 giờ sáng ngày 21-5-2013.
Gia dình chú là cơ sở cách mạng của cha thời hoạt động bí mật tại Phú Thọ. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cha và chú Hoàng Văn Thái gửi mẹ, cô Loan, anh Chiến, anh Hoàng Quốc Chinh lên đồn điền Ba Triệu, cơ ngơi của gia đình chú Long. Cả hai bà mẹ, hai đứa trẻ chưa đầy 6 tháng tuổi được bà và gia đình chu Long nuôi nấng, chăm lo chu đáo trong nhiều tháng. Đồn điền Ba Triệu là nơi  bác Nguyễn Lương Bằng bố trí cho Bác Hồ dừng chân trước khi lên chiến khu Việt Bắc vào đầu 1947.
Gia đình chú Long có nhiều ân tình với gia đình ta. Chú Long coi mẹ như bà chị lớn, thường xuyên thăm mẹ, tâm sự về cuôc đời,  vui buồn, mất mát của một quân nhân cả đời gắn bó với chiến trường. Xin gửi  vào blog Nhà 99  bức ảnh hai anh em Trần Kháng Chiến, Trần Kiến Quốc thăm chú vào 4-2012.
Vô cùng thương tiếc chú Long, mong chú siêu thoát, phù hộ cho gia đình em Nghĩa, Lan, phù hộ cho đại gia đình Ba Triệu, cho đồng đội từng nằm gai nếm mật với nhau trên khắp các chiến trường. 

Chú Minh Long đã ra đi

Chú Nguyễn Minh Long thiếu tướng, nguyên Cục phó Cục Tác chiến BTTM - con cụ Ba Triệu, cơ sở cách mạng thân thiết của cha mẹ ở Cổ Tiết, Phú Thọ - đã mất lúc 4g sáng qua, thứ ba 21/5/2013 tại nhà riêng.
Tháng 4/2014 đến thăm và mời chú Họp mặt Lục quân Trần Quốc Tuấn.
(Cùng em Nghĩa con chú).
Chú Long là em chú Trung, cô Dung và anh chú Thành, hay qua lại thăm mẹ, gần gũi với anh chị em nhà ta.
Chú là học viên khóa 3 Võ bị 1947 của cha. Là tướng chiến trường, vào sinh ra tử. Những năm cuối đời khi còn khỏe, chú lặn lội về chiến trường Quảng Trị năm xưa, đi tìm hài cốt chiến sĩ của mình.
Đang định đến thăm và mời chú dự Họp mặt truyền thống lần 2 của Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam thì chú đã đi. Buồn quá. Chúc chú an nghỉ mãi mãi nơi Vĩnh hằng và phù hộ cho gia đình, đồng đội.


Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Đêm 19/5/2013, phóng sự về chú Văn Trang phát trên VTV1

Phóng viên VTV đã đến thăm chú tại nhà riêng ở Bắc Kinh. Một cụ già ngoài 90 còn khỏe mạnh, nói tiếng Việt như người Việt và giữ bộ sưu tập ảnh hiếm có về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt từ 1948 d8ến 1967, chú được phiên dịch cho Bác Hồ và có rất nhiều kỉ niệm.

Những tấm ảnh còn lưu giữ.

Giới thiệu cho phóng viên VTV.

Những kỉ niệm ấy sống mãi trong tôi!
VTV khéo tìm người và khai thác được những thông tin vô cùng quý báu, nhất là trong lúc quan hệ Việt - Trung có những điều trục trặc như bây giờ.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Video clip của cháu Ngoạm


Cuốn sách của Eric Panthou đã đến với gia đình ta

Cuốn sách đã trên bàn nhà Mý.
Nhận được giấy báo, chiều qua ra Bưu điện Gò Vấp nhận thùng sách của Eric gửi sang. Mọi thủ tục nhập khẩu đơn giản, đóng vài trăm tiền thuế nhập khẩu văn hóa phẩm.
Email ngay cho Eric báo tin mừng và nhận được trả lời:


Dear Kien Quoc
More than 5 weeks for the travel !
I am happy that you are satisfied. I hope it will the same thing for your family.
Best regard
Thắp hương trên ban thờ, báo tin cho cha mẹ.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Bài hát một thời của nhà 99 THĐ (những năm 80)

Khi Nghị đi học ở Liên xô về, chưa có việc làm, cứ lang thang ngoài sân rồi lại vào nhà, và luôn luôn nghêu ngao bài hát này.  Khi đó anh Chiến có mang về mấy cái đĩa hát Melodia, trong đó có bài này do ca sỹ Tom Jone hát. thế là "quen thuộc" giai điệu ... !

Bài này, theo tôi, Tom Jone hát (1968) là nghe hay nhất !

Xin mời thưởng thức:   http://youtu.be/sI5LWwC-cE8

Bức ảnh chụp đã hơn 60 năm (KC)


Hai  anh em Trần Kháng Chiến, Trần Thắng Lợi chụp ảnh này vào khoảng cuối 1952,  khi Chiến 6 tuổi, Lợi   18 tháng. Bim xem ảnh này phán là  giống hai anh em Bim  và Mèo-Rio.

Thư gửi từ Mát


Kính gửi các bác và cậu Trung,
Cháu Minh xin thông báo cho các bác và cậu Trung tin vui là cháu đã được nhận  vào làm việc 10 tuần  mùa hè sang năm 2014 ở Bank JP Morgan với lương 7115 pounds. 
Hè năm nay thì cháu muốn đi làm ở Mc Donal. Mẹ cháu muốn cháu về VN thăm ông bà, các bác, cậu, mẹ Minh và anh chị em cho gắn bó tình cảm. Nhưng bây giờ cháu đã lớn rồi, mẹ cháu kg muốn áp đặt mà để cháu tự quyết định.
Mẹ Phúc 

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Gia đình 99 đi Vũng Tầu (tháng 7-1999)

 
Năm này (1999) , đặt được khách sạn Rex (4 sao - thuộc Saigon tourist). Nên các cháu vui chơi "thỏa chí tang bồng" !!! Mời được vợ chồng anh Tam - bạn học trường thiếu nhi VietNam của chị Hồng, anh Chiến - và Phan Nam cũng dự bữa cơm tối với gia đình.

Xin mời xem: http://youtu.be/Lv9bDqA2vZg

Ngôi nhà 99 THĐ năm 1997


Qua 16 năm (1997 - 2013), môi trường xung quanh ngôi nhà 99 thay đổi nhiều quá  !

Mời xem: http://youtu.be/wU4I6TJtgNY

Tin vui: Lúm đã được nhà trường đồng ý tiếp nhận

Theo tin từ chú Công: Cháu Lúm đã được trường học ở Mỹ tiếp nhận vào học từ năm học 2013-2014. Để làm việc này, thầy Richard đã phải bay qua Mỹ, gặp hội đồng tuyển chọn của trường để thuyết phục.
Nhờ quan hệ thân tình của chú Công, cô Vượng với thầy từ nhiều năm nay; nhờ sự cảm nhận của thầy về đại gia đình 99 khi tiếp xúc với phụ huynh và các con nên thầy đã có những giúp đỡ hết lòng. Xin cảm ơn thầy Rich!
Với sự kiện này, Mý và Lúm càng phải chuẩn bị thật tốt tiếng Anh và kiến thức để chuẩn bị đi học. Các con không bao giờ được phụ sự nuôi dưỡng, giáo dục của ba mẹ và sự giúp đỡ nhiệt thành này của thầy.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Nhà 99 đi Vũng Tàu tháng 7 năm 2000 (TTC)

Đây là lần thứ hai nhà 99 tổ chức đi nghỉ xa, Vũng Tàu. Vào những năm này, Vũng Tàu vẫn còn là nơi "lý tưởng" của dân Sài Gòn, vì gần, giá cả còn rẻ, chưa đông đúc dân như bây giờ, nên không lộn xộn. Đường đi cũng nhanh và thuận tiên hơn, do khi đó phương tiện đi lại cũng chưa đông.
Trước khi vào Vũng tầu, cả nhà đã ghé anh Sung - quán nhậu Lâm Sung - trên đảo Long Sơn. Anh Sung tiếp đãi "hậu hỹ", còn cho hát karaoke và câu cá rô phi "miễn phí" ! Trẻ con được sinh hoạt xa thành phố, tiếp xúc với thiên nhiên - rất khoái.
Chiều, chạy vào thành phố Vũng Tàu. Ở khách sạn Neptune, thời đó khách sạn này là cũng "oách" (ba sao, thuộc Saigontourist), vì rất ít khách sạn tốt, chủ yếu là dân thành phố Vũng Tàu "tự phát" xây các phòng trọ cho dân thành phố về nghỉ. Dịch vụ du lịch cao cấp chưa phát triển mạnh.
Sáng hôm sau, kéo nhau lên đỉnh núi Hải đăng. Trên đó còn di tích của ngọn hải đăng thời trước.

Vậy mà cũng 13 năm trôi qua rồi !

Xin mời xem:
                 http://youtu.be/OyqAK52gjxU
                 http://youtu.be/h8AavckbRS0                

Thư gửi từ Manchester


Hi Tran Kien Quoc
We arrived home safely, once again thank you so much for the wonderful time you all gave Joe and me while we were in Veitnam. You are all so amazing, what a wonderful extented family you are, already we are thinking about our next visit to Veitnam next year. Once again thank you thank you and many thank you.
Love you all lots
Joe & Margaret

Năm 2000, Mý lần đầu ra biển

Đó là lần đi Vũng Tàu, cháu mới 2 tuổi. Chú Công còn giữ được 1 số ảnh của Mý, tặng cháu trước khi đi du học.
Mý đây!

Vẫn ăn ngậm.


Ba Quốc: "Đừng sợ, ra biển nào!".

Bụng ba ngày đó hơi bị to.

Dẫn con từng bước ra biển lớn.

Bác Hồng sợ Mý bị lạnh.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Thăm anh Lợi ở sân bay Phan Rang

Phan Rang khô cằn.
Năm 1996, anh Lợi công tác ở sân bay Phan Rang. Hè năm ấy, Công Vượng cùng Quốc Vân Anh và cháu Trang đã phi xe ra Phan Rang thăm và nghỉ ở biển Ninh Chữ. Như vậy mà đã gần 20 năm.
Ở biển Ninh Chữ.

Trước làng chài.

Tháp Chàm gần sân bay Thành Sơn.

Tiễn ông Dư, bà Mơ về nước (Long 99)

Ông bà về Anh tối thứ hai. Cháu, Steph cùng mẹ đưa ông bà ra sân bay. Ông bà rơm rớm lúc chia tay và hẹn gặp lại. Ông bà cảm ơn đại gia đình ta vì đã có 1 holiday tuyệt vời và vui vẻ.

Giờ phút chia tay đã đến.

Ông bà yên tâm cho Steph ở lại.

Chế "Hotel California" ra tiếng Nga (ST: Long 99)

Mời xem ban nhạc Nga biểu diễn!

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

"Bộ trưởng" Hồ Nghĩa Dũng 13 tháng tuổi (Zính)

Lau lau bo con chau lai gui cap nhat hinh anh chau Ho Nghia Dung, chau sap duoc 13 thang. Trom via ngoan, hay an chong lon, khoe manh. 

Bo con chau kinh chuc dai gia dinh cac Ong, Ba, Co, Di, Chu, Bac va anh chi em manh khoe, hanh phuc, thanh cong.
Bo, con Dinh.
Mời cả nhà xem Slideshow của cháu Dũng.


Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Vài hình ảnh của chuyến về Tiêu Động cuối tháng 4/2013 (Photo: Hữu Việt)

Ngày 28/4, mấy thầy trò Trung đã về thăm Tiêu Động. Thời gian ngắn ngủi nhưng ngay tại Nhà tưởng niệm của ông, thầy lang Trung đã kê đơn bắt mạch cho bà con trong xóm. Phía sau thấy có tủ sách rất đẹp, văn minh, đầy sách. Có lẽ là thư viện xịn nhất huyện Bình Lục!
Kê đơn.

Thăm bệnh.


Cùng ông Trùm và ban hành giáo trong gian hành lễ.
Sảnh chính trong nhà thờ đã hoàn thiện.


Trước cửa chính nơi gia đình ta hiến 2 cánh cửa gỗ lớn.
Ngắm nhìn công trình.

Sức người quả phi thường!

Sau đó thăm nhà thờ, một công trình vĩ đại của giáo dân Tiêu Thượng và bà con xa xứ đóng góp xây dựng.
Xin giới thiệu vài hình ảnh.

Hồ Phương Bình, con cô Thảo, vừa mất

Mẹ rất thương cô Thảo (vợ chú Trần Quốc Thảo đã hy sinh 1957 ở Nam bộ), cô là cán bộ đàn em của mẹ thời chống Pháp ở Phú Thọ. Cô Thảo, cô Trang, cô Vân hay đến thăm mẹ, sau khi mẹ mất lúc nào cũng nhắc đến mẹ. Nay còn mỗi cô Trang, ở ngay sau nhà 99 của mình.
Anh Xuân Nam lại thân anh Lợi ngày ở Trỗi, sau này lấy chị Hoài lại là em anh Lê Minh (bạn thân anh Chiến) và là bạn chị Hà. Anh Nam đã điện thoại cho riêng Quốc báo tin buồn này.
Bình lấy vợ đầu là Hạ Hồng Hà, con bác Việt (cũng rất thân với gia đình ta). Ngày ở Pháp, Bình từng sang Leipzig giúp Quang 'dẹp loạn'. Cùng là lính Trỗi mà. Sau này Bình về nước, xuống miền Tây ở ẩn. Chắc bệnh tật mà Bình đi.
Thi hài đã chuyển từ dưới đó lên Tp và quàn ở Chùa Vĩnh Nghiêm. Thương nhớ Bình!

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Bài hát "Ngôi nhà ở xứ mặt trời' (House in the rising sun) - TTC

Vào những năm 70, nhà 99 THĐ thường được nghe một giai điệu rất "sôi động" của ban nhạc ghi ta trường ĐHKTQS - gồm Kiến Quốc, Chí Hòa, Toàn Thắng và Chiến "thộn".

Nghe nhiều thì biết tên của bản nhạc, nhưng có biết đâu đây là một bài dân ca của Mỹ (folk song) rất phổ biến tại Anh thời bấy giờ. Bài hát này cũng không kém phần "yêu thích" của dân Anh, so với các bài hát của Beatle.

Vừa rồi, gặp ông thông gia nhà Nghị Hòa - ông Joe, tên Việt là Dư, năm nay 66 tuổi - thấy ông cũng nghêu ngao hát bài này thì mới hay là "đây cũng là một bài hát nổi tiếng những năm 60. Lời bài hát đơn giản, rõ ràng, chầm chậm... dễ đi vào lòng người nghe. Bài này cùng thể loại với bài hát "Cánh đồng xanh" , "Mối tình xanh", "Chiếc lá xanh của mùa hè" ...

Xin post bài này do ban ban nhạc (tốp ca) The Animal hát năm 1964, để mọi người cùng thưởng thức.


Ngoài ra, bài hát này còn được chuyển thể cho đàn ghi ta. Mà theo tôi, nghe hay nhất là ban nhạc the Shadows chơi, cũng vào những năm 60. Mời cùng thưởng thức!

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Chim mũ diều ở Mũi Né (KQ)

Photoman Kiến Quốc đi dạo quanh resort Victoria thì nhận thấy ở đó có đàn chim đẹp nhặt nhạnh hạt quanh rừng. Hỏi dân địa phương thì nói là CHIM MŨ DIỀU. Vội dùng máy săn ảnh chim đẹp này.
Nay mời cả nhà chiêm ngưỡng!

Đi Mũi Né - ngày thứ ba

Mời xem những hình ảnh ngày cuối, 28/4/2013. Sau đó 1 đoàn về SG, Hoà đưa khách lên Đà Lạt.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Đi Mũi Né - Slideshow 2

Mời xem những hình ảnh ngày thứ hai, 27/4/2013!

Đi Mũi Né - Slideshow 1


Mời cùng xem những hình ảnh của ngày đầu tiên 26/4/2013.

'Vắng em' (ST: HP)

Mời nghe Clayderman biểu diễn cùng dàn nhạc!

Mời cơm ông bà Joe

Thân tình như đã kết bạn với nhau từ lâu.
Tối mùng 2, nhà Công Vượng mời ông bà Joe dự bữa cơm gia đình ở Phú Gia. Nhà Mý và bác Chiến cũng là khách mời.
Bữa cơm gia đình rất ấm cúng. Mọi người trò chuyện và trao đổi cả chuyện riêng tư của Long và Steph. Ông bà rất yên tâm khi Steph may mắn gặp Long: "có lẽ các cháu sinh ra để cho nhau"; nhưng ông bà cũng nói: "Để sống được ở Anh thì Long  cũng phải có những thay đổi phù hợp".
Lần đầu tới VN và gặp gia đình ta, ông bà rất xúc động và thực sự có cảm tình với đất nước này.

Li Champagne giao bôi.

Trỏ chuyện với cháu Steph.

Bác Chiến giới thiệu gia đình.


Tặng ông bà Joe cuốn sách của gia đình.



Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tiếp chuyện chú Thắng 'khổ' (KQ)

Chạy mánh
Lần đi Mũi Né vừa rồi, cu Long cười và hỏi: 'Bác còn viết tiếp chuyện chú Thắng?'. Có chứ...
Phải nói ông Thắng này lăn lộn thực sự để kiếm sống. Ngoài 8 tiếng vàng ngọc phải có mặt ở nhà máy, cứ lơi ra là ông chạy. Chạy khắp phố, kiếm hàng, kiếm mánh. Thấy đâu có chênh lệch là làm: Em mua những gì của những ai cần bán và bán cho ai những gì mà họ cần mua. Tất nhiên không biết chỗ bán, không bết chỗ mua mà nhờ đến mình là phải có 'huê hồng'.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Unchained Melody (ST: HP)

Mời cùng nghe!

Những kỉ vật của nhà 99 (KC)


Tháng 3 vừa rồi Bim  thoát nạn "mù xe đạp" (biết đạp xe đạp), đó một sự kiện lớn trong đời khi cháu vừa tròn 5 tuổi. Ông nội  Bim biết đi xe đạp lúc 6 tuổi, như vậy Bim hơn ông. Người Việt có câu ”Con hơn cha là nhà có phúc”, nay cháu hơn ông thì là điều hạnh phúc hơn. 
Trong tư liệu của gia đình còn giữ được  một tấm ảnh chụp ông đạp xe  đạp, xin trình blog 99 để mọi người có điều kiện so sánh về các thế hệ nhà 99.

Cụ nội khi công tác tại Trường Lục quân Việt Nam, đóng tại Vân Nam, Trung Quốc có lần  lên Côn Minh công tác,  đã ra chợ Giời, mua được mấy món hàng gắn với cuộc sống gia đình  ta trong nhiều năm. Đó là một chiếc xe đạp trẻ con bánh đặc của Pháp và một chậu nhôm khá lớn cũng mang nhãn hiệu Pháp cùng một đôi ủng cao su Nhật bản.
Chiếc xe đạp còn theo gia đình  ta về  38 Trần Phú từ 1959 đến 1963. Chiếc chậu nhôm lớn , đôi ủng cao su  theo gia đình về 99 Trần Hưng Đạo. Bà Tâm là người gần gũi với hai vật dụng này.

Sinh nhật Quang bên Mỹ (Apr.30th' 2013)

Hôm nay, bên Vietnam là ngày 1-5-2013, nhưng bên Mỹ (bờ Đông của nước Mỹ) là ngày 30-4-2013 - sinh nhật Quang - lần thứ 16.

Ảnh chụp ngày 31-5-1997, Quang 1 tháng tuổi.
Buổi sáng, cà nhà Công Vượng tụ tập 10 giờ sáng để chat với Quang, chúc mừng sinh nhật cháu. Khi kết nối mạng xong, thì trên màn hình điện thoại xuất hiện khuôn mặt "phờ phạc" của Quang với giọng "lè nhè": "con đang phải học để ngày mai thi một môn, có lẽ đến 1.30 am hoặc 2.00 am mới ngủ,bây giờ buồn ngủ quá rồi, mà không giám ... ."
                                                                           
Thế là cả nhà "vội vàng" mỗi người một câu chúc tụng là stop ngay !

Sinh nhật này.
Quang phải ôn và thi liên tục trong tháng 5 này, cuối tháng là xong năm lớp 10. Sau đó chuẩn bị cho năm lớp 11 - năm then chốt vào đại học - vì sẽ phải hoàn thành trước một số môn. Còn năm lớp 12 chỉ là năm "hướng nghiệp" (chọn trường nào cho phù hợp).                           

Cả gia đình vui khi thấy Quang rất tự giác và ý thức được việc học hành của mình, mặc dù thấy cũng "xót xa" khi đang tuổi ăn tuổi ngủ, mà phải ngồi đến 1 - 2 giờ sáng để "cầy" !!!

Cháu hứa sẽ quyết vào được trường đại học tốt của Mỹ !