Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Đôi lời về Cha trong cuốn sách "Đồn điền của Michelin ở Việt Nam"


Tóm tắt tiều sử Trần Tử Bình
 Tại trang bìa cuối, tác giả nêu tóm tắt tiểu sử của Cha như sau:

  "Trần Tử Bình", tên thật của ông là Phạm văn Phu, sinh ngày 5
  tháng 5 năm 1907 trong một gia đình nghèo tại tỉnh Hà Nam.

  Sau cuộc nổi dậy mà ông cầm đầu tại đồn điền Phú Riềng của
  Michelin, ông bị kết án 5 năm tù khổ sai ở Côn Đảo (tên gọi trước
  đây là Poulo Condor). Cũng chính ở đó, ông đã lấy tên Trần Tử
   Bình, có ý nghĩa là " con người có thể hy sinh cho hòa bình". Ông
   được trả tự do sau khi Chính phủ Blum lên nắm quyền 1936. Ông
   trở thành Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ, sau đó Bí thư của Hà Nam, quê
   hương ông.

   Năm 1943, ông bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Trong tù, ông là
   người chủ mưu của cuộc vượt ngục nổi tiếng có hơn một trăm tù
   chính trị tham gia. Sau năm 1945, ông trở thành  một nhân vật
   quan trọng của cách mạng Việt nam, và là một người thân cận của
   Hồ Chí Minh. Được phong hàm tướng, sau đó là Đại sứ của Bắc
   Việt Nam ở Trung Quốc 1960, ông đã viết hồi ký về cuộc đời cu-li
    trong đồn điền của Michelin năm 1965, lúc này quân đội Mỹ đã can thiệp vào Việt nam.

 Ông mất ngày 11 tháng 2 năm 1967 tại Hà Nội."


Lời cảm ơn từ nhóm biên soạn cuốn sách "Đồn điền của Michelin ở Việt Nam"





Lời cảm ơn của nhóm tác giả
Trong phần "Lời ngỏ" của cuốn sách, trang 17, đoạn văn cuối cùng là lời cảm ơn của nhóm tác giả cuốn sách này. Xin lược dịch ra để chúng ta cùng hiểu.

" ... Chúng tôi bày tỏ tất cả lòng biết ơn tới gia đình ông Trần Tử Bình và ông Hà Ân, những tác giả của Phú Riềng Đỏ, đã cho phép chúng tôi xuất bản bản dịch sang tiếng Pháp của cuốn sách này, và tới ông Pierre Brocheux đã giúp chúng tôi diễn giải rất nhiều thuật ngữ trong tiếng Việt và làm sáng tỏ nhiều khái niệm."



'For Elise' bản nhạc của Beethovel mà con cháu nhà 99 hay chơi piano (ST: Cô Phúc)

Mời nghe!

Xem phim 'Hà Nội trong mắt ai', nhớ ngày xưa

Dành cả buổi sớm thứ sáu, ngày 24/5/2013, đúng ngày Phật Đản (15 tháng tư âm lịch), xem bộ phim với thời lượng 44'14" này. Phim làm xong 1983 nhưng gần chục năm sau mới được chiếu rộng rãi. (Sau khi có cuộc gặp gỡ của cụ Nguyễn Văn Linh với giới văn nghệ sĩ mà chú Trần Độ là Trưởng ban Văn hóa-văn nghệ Quốc hội. Hình như "đề cương văn hóa" ngày ấy lập tức bị dừng!). 
Mở màn là hình ảnh nghệ sĩ mù Văn Vượng chơi ghi-ta và kết thúc cũng là ông; đạo diễn Trần Văn Thủy nói lên nhiều tâm tư, trăn trở của người HN chúng ta, đúng với cả tới bây giờ.
Mời cùng xem bộ phim tư liệu của Trần Văn Thủy!

Bộ sưu tập ảnh của KTS Long Trần

Long theo nghề Kiến trúc của bố Nghị. Cháu có những cái nhìn rất nghệ sĩ khi lang thang ở London, Anh cũng như lúc về quê hương VN.
Mời vào đây!