Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Tâm sự của chị Phương với Pính, Lúm (nhưng cũng là cho các em nhà 99)

Hi cả nhà,

Mấy ngày vừa rồi chị bận nghiên cứu và xếp lịch học và làm việc. Hôm nay vừa mới xong.

Có 2 điều chị muốn chia sẻ về chuyện lao động và tiền bạc:

1- Chị nghĩ 1 trong những câu nói để đời của ông nội là: Chỉ Lao động mới đem lại hạnh phúc chân chính.

Nói sâu xa thì nhờ lao động con người mới tiến hoá được. Lao động là cái xác định và khẳng định phần Người trong con người ta, là cái để phần Người to hơn phần Con - đồng nghĩa với việc nếu ng ta ko lao động theo nhiệm vụ và bổn phận của mình (bao gồm lao động thể lực và trí lực) thì khi ấy giá trị Người của người ta thấp hơn giá trị Con. 

Hạnh phúc cũng là 1 cảm giác mang sắc thái của loài người. Theo chị, cảm giác hạnh phúc chân chính chỉ có thể có được trên nền của 1 sự tự trọng đã được đảm bảo và thoả mãn. Mà người ta thì khó có thể cảm thấy mình có lòng tự trọng khi không làm gì có ích, ko lao động.
 
Điều này Pính cũng đã cảm nhận và đề cập rồi: ko lao động thì mình mệt mỏi mentally vì sống ko có ích.

2- Thời jan qua, chị thường xuyên phải đối mặt với vấn đề tiền nong, cụ thể là thói quen quy đổi Đô la ra tiền VND, để rồi thấy cái j ở Mỹ cũng đắt và mua j cũng tiếc. Lúc đó có cảm giác xót xa và thương ba mẹ, vì nghĩ 1 đồng kết tinh bao công sức của ba mẹ chỉ là muối bỏ bể giữa cái đất nước này. Lúc đó mới thấm thía bài học về sự tiết kiệm. Tiết kiệm tiền bạc không chỉ là vấn đề chi tiêu hợp lý, phải cần mới dùng, mà còn là vấn đề tối ưu hoá hiệu quả đồng tiền mà mình bỏ ra - 1 đồng mình dùng để học thì phải học cho tốt, để mai này, sự học tốt đó sẽ mang lại cho mình gấp 5 gấp 10 lần 1 đồng xưa kia.


Hy vọng Lúm hiểu thông điệp của chị. Chúc Lúm Lím là con ngoan của ba mẹ, cháu ngoan của ông bà :)

Chị Phương

Đi du lịch bằng tầu Cruise trên Địa Trung Hải (7-2013)

Trước đây xem bộ phim về tầu Titanic, không hình dung ra con tầu cruise (tầu biển du lịch) lại "dữ dằn" như vậy. Vừa qua đi cruise mang tên "Serenade of the seas" mới thấy hết được "sự vĩ đại" của hình thức du lịch này.

Con tầu cruise này là loại lớn thứ hai, trong loại hình du lịch bằng cruise "5 sao" trên Thế giới. Có 2.800 phòng ngủ (2 người lớn + 2 trẻ em), chở được 5.000 khách !

Tiện ích trên tầu: - Nhà hàng buffet sức chứa 2.000 khách, phục vụ 24 giờ - 2 nhà hàng
                             - Nhà hàng ăn tối , sức chứa 1500 khách. Khách đông, thì chia ăn theo "ca".
                             - Bể bơi 2 cái, và một khu chơi nước cho trẻ em.
                             - Rạp phim màn ảnh rộng, sức chứa 300 khách
                             - Rạp hát, kịch sức chứa 500 khách
                             - Phóng chiếu phim video , 100 khách
                             - Bar chính, 200 khách. Các quầy bar thì rải rác khắp nơi trên tầu.
                             - Sân bóng mini
                             - Sân tập gôn
                             - Tường leo núi
                             - Casino
                             - Shopping
                             - Riêng thang máy cho 12 tầng có đến 12 cái, bố trí hai đầu của con tầu.
                             - Đội ngũ phục vụ có 850 nhân viên.
                             - Có một sân đậu cho máy bay trực thăng.
                             - Có nhà hàng đặc sản
                             - Riêng dịch vụ viễn thông (internet, wifi) thì rất "máy chém" : 0.70 USD / phút !!!

Một chuyến du lịch quanh Địa Trung Hải mất 13 ngày, một tháng con tầu này đi hai chuyến. Cứ chuyến trước vừa lên bờ, thì khách của chuyến sau lại xuống tầu. Hình thức du lịch này rất phổ biến ở các nước Châu Âu. Vừa tiện ích vừa rẻ hơn du lịch đường bộ, mà thăm quan được nhiều điểm du lịch nổi tiếng Thế giới. Ban ngày thì tầu vào cảng, khách lên bờ tham quan, đến chiều khách quay về tầu , tầu rời bến đi tiếp đến cảng kế tiếp, khách thì ăn tối và ngủ trên tầu. Sáng hôm sau tầu lại vào cảng ....