Hi cả nhà,
Mấy ngày vừa rồi chị bận nghiên cứu và xếp lịch học và làm việc. Hôm nay vừa mới xong.
Có 2 điều chị muốn chia sẻ về chuyện lao động và tiền bạc:
1- Chị nghĩ 1 trong những câu nói để đời của ông nội là: Chỉ Lao động mới đem lại hạnh phúc chân chính.
Nói sâu xa thì nhờ lao động con người mới tiến hoá được. Lao động là cái xác định và khẳng định phần Người trong con người ta, là cái để phần Người to hơn phần Con - đồng nghĩa với việc nếu ng ta ko lao động theo nhiệm vụ và bổn phận của mình (bao gồm lao động thể lực và trí lực) thì khi ấy giá trị Người của người ta thấp hơn giá trị Con.
Hạnh phúc cũng là 1 cảm giác mang sắc thái của loài người. Theo chị, cảm giác hạnh phúc chân chính chỉ có thể có được trên nền của 1 sự tự trọng đã được đảm bảo và thoả mãn. Mà người ta thì khó có thể cảm thấy mình có lòng tự trọng khi không làm gì có ích, ko lao động.
Điều này Pính cũng đã cảm nhận và đề cập rồi: ko lao động thì mình mệt mỏi mentally vì sống ko có ích.
2- Thời jan qua, chị thường xuyên phải đối mặt với vấn đề tiền nong, cụ thể là thói quen quy đổi Đô la ra tiền VND, để rồi thấy cái j ở Mỹ cũng đắt và mua j cũng tiếc. Lúc đó có cảm giác xót xa và thương ba mẹ, vì nghĩ 1 đồng kết tinh bao công sức của ba mẹ chỉ là muối bỏ bể giữa cái đất nước này. Lúc đó mới thấm thía bài học về sự tiết kiệm. Tiết kiệm tiền bạc không chỉ là vấn đề chi tiêu hợp lý, phải cần mới dùng, mà còn là vấn đề tối ưu hoá hiệu quả đồng tiền mà mình bỏ ra - 1 đồng mình dùng để học thì phải học cho tốt, để mai này, sự học tốt đó sẽ mang lại cho mình gấp 5 gấp 10 lần 1 đồng xưa kia.
Hy vọng Lúm hiểu thông điệp của chị. Chúc Lúm Lím là con ngoan của ba mẹ, cháu ngoan của ông bà :)
Chị Phương
"Lao động là cái xác định và khẳng định phần Người trong con người ta, là cái để phần Người to hơn phần Con" - nhận thức sai rồi con ơi.
Trả lờiXóaTâm sự và chia sẻ để các em, nhất là tuổi teen cần chia sẻ bằng cách khác con ạ. Hãy biết yêu cuộc sống bằng chính tâm hồn mình vì khi biết yêu đúng nghĩa con có thể lao động tốt chứ không phải viện dẫn một câu nói của ai đó là hạnh phúc. Bởi từ nói đến làm là một khoảng cách xa lắm, đòi hỏi con người phải hội tụ được nhiều yếu tố về tri thức và nhận thức thì mới làm TỐT được.
Hơn 30 tuổi mới nhận ra bố mẹ đã vất vả đến thế nào thì hơi muộn nhất là khi con vẫn còn tiêu những đồng tiền của cha mẹ. Nói với người khác theo cách này chỉ nên để nói với bản thân thì tốt hơn. "Chị Phương" nhé !
Ai có góp ý gì ở trang này thì để nặc danh làm gì? Nhất là với Phương là thế hệ con cháu.
Trả lờiXóaSao xưng hô tùm lum vậy , con của chú lại là chị a?
Trả lờiXóaAi vừa hỏi chắc không phải dân nhà 99? (Mà lại còn nặc danh???).
Trả lờiXóaXin thưa, đây là tâm sự của chị cả Minh Phương với 2 em Lan và Thu Phương (cùng 1 nhà). Thấy đây là suy nghĩ tốt nên muốn đưa ra để giáo dục cho thế hệ thứ 3, thứ 4 trong nhà 99.
Thứ nữa, ở nhà 99 có thói quen: ai lớn hơn thì được gọi là anh. là chị (cho dù con ông em, bà em). Sau này lớn lên tự các cháu điều chỉnh cho đúng trật tự.
@ nặc danh: "bé xác con ông bác, lớn xác con ông chú" !
Trả lờiXóaĐúng rồi, Long!
Trả lờiXóa