Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Thắp hương cho chú Minh Long (Kháng Chiến)


Sáng nay 1-6-2013 ghé qua thăm nhà chú Nguyễn Minh Long, thắp hương cho chú.
Sinh thời cha mẹ coi các gia đình cơ sở cách mạng là ân nhân, vì họ đã dũng cảm bảo vệ, nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ hoạt động bí mật bí mật. Gia đình chú Long đã bào vệ, nuôi giấu cha trong thời kỳ cha nhận nhiệm vụ Bí thư Liên D (Phú Thọ, Vĩnh Yên, Tuyên Quang) vào 1941-1942.
Cuối 1946 khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, đồn điền Ba Triệu của gia đình chú Long là cơ sở của  Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng trên đường lên chiến khu Việt Bắc. Cha, chú Hoàng Văn Thái đã gửi mẹ cùng anh Chiến, cô Đàm Thị Loan cùng anh Hoàng Quốc Chinh - hai đứa trẻ lúc đó mới 4, 5  tháng tuổi - đến ở nhờ gia đình chú Long. Mẹ, cô Loan được gia đình chú chăm sóc nửa năm trời trong thời loạn lạc. Công ơn ấy to lắm.
Chú Long và cha có quan hệ rất thân thiết. Chú  kể lại, khi chú sang học tại Học viện Frunze, có ghé qua Bắc Kinh gặp cha. Cha nói, công tác đối ngoại quân sự  đối với Trung Quốc rất cần những người có học thức, có quá trình chiến đấu như chú Long; hơn nữa lại là anh em tin cẩn, chú biết tiếng Trung, tiếng Nga sau khi học xong cha muốn chú sang sứ quán công tác trong bộ phận tuỳ viên quân sự. Chú Long đã trình bày với cha rằng: "Em tính nóng, thẳng, làm ngoại giao sợ hỏng việc nên em có nguyện vọng sau khi học xong ở Liên Xô muốn được về  đơn vị chiến đấu". Và cả cuộc đời chú gắn bó với chiến trường, với đồng đội.

Trong phòng thờ chú Long có Bằng "Gia đình có công" do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký, trên có ghi tên cụ Nguyễn Liên, Trần Thị Lộc là song thân của chú Long. Gia đình cho biết, tấm bằng này chú Long nói là do Thiếu tướng Trần Tử Bình yêu cầu Chính phủ cấp từ đầu những năm 1960. Nhưng mãi sau này mới thực hiện.

Bức  ảnh thứ hai Long chụp với Đại tướng. Cả đời chú gắn bó với Quân đội, với "người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam".



Bức ảnh thứ 3 là do các cán bộ, chiến sỹ đơn vị  cũ của chú tặng khi thủ trưởng Long tròn 80. Trong đó có mấy câu thơ: "Mừng anh ở tuổi 80/ 60 tuổi Đảng, trọn đời vì dân/ Chúc anh giữ mãi tuổi xuân".
Dưới ảnh Bác Hồ là 4 anh em  trai. Từ trái qua: chú Thành, chú Châu, chú Trung, chú Long. Hai ông em nhà binh ngồi 2 bên, 2 ông anh ngồi giữa. Sự sắp đặt này là chủ ý của chú Long khi sinh thời.




Gia đình chú hôm nay luôn nhớ "thời kì sửa sai" chú Trung bị quy oan là bí thư chi bộ Quốc dân đảng rồi bị "đội" tống giam. Khi cận kề với giây phút cuối cùng của cuộc sống, khi đang nhẩm xem sẽ hô cái gì khi bị xử tử thì Thiếu tướng Trần Tử Bình bất ngờ xuất hiện, đưa chú trở về với gia đình. Kỷ niệm đó rất sâu sắc.

Thăm anh Chí Nhân, con cụ Nguyễn Văn Trí - bạn cha mẹ

Anh Chí Nhân học Trỗi k3 với anh Thắng Lợi. Chí Cường học cùng Nghị nhưng chơi thân với Phúc. Anh Kháng Chiến là lính Tên lửa phòng không nên cũng thân với cánh F367 của anh Nhân.
Cùng anh em Trỗi đến thăm.

Anh Nhân cùng sách quý.
Bác Trí là dân Nam bộ, từng học Quân sự Hòang Phố năm 1926, rồi công tác ở Khu 7, Khu 8; hòa bình lập lại là Thứ trưởng Bộ Nông trường. (Xem ở đây). Quan hệ 2 gia đình khá thân thiết. Nay bác Trí yên nghỉ ở Mai Dịch gần cha mẹ ta.
Anh Nhân bị ung thư tụy hơn nửa năm nay nhưng rất nghị lực chạy chữa. Đang hóa trị và có chuyển biến tích cực. Vẫn đàn hát, luyện tập. Sáng nay cùng mấy anh k3 đến thăm mà cảm phục ý chí của anh.
Thay mặt gia đình, Quốc đã tặng anh cuốn "Từ Phú Riềng đỏ đến mà Thu Hà Nội". Mong anh chóng khỏe!

Hai cái tủ và bộ giường của mẹ khi về hưu, ai còn nhớ ? (KQ)

Năm 1978, mẹ nghỉ hưu. Cả nước vừa qua chiến tranh nên nghèo lắm, các nước lớn lại cắt viện trợ nên càng khó khăn. Tuy nhiên với thế hệ của bà khi về hưu, tổ chức cũng cố gắng lo cho những 'chính sách' tối thiểu. Các cụ thường được cấp cho bộ đồ gỗ gia đình: giường, tủ, bàn. Mới có chị Hồng, anh Chiến xây dựng gia đình nên mẹ xin cấp 2 cái tủ đứng, 2 cái giường đôi; có bù thêm tiền. (Chắc đề đạt với các chú vì "tôi nhiều con"?).
Từ 1963 khi nhà ta chuyển về 99 Trần Hưng Đạo, cha mẹ cùng vợ chồng bác Nguyễn Lương Bằng ra Chợ Giời mua về bộ bàn ghế tiếp khách làm bằng gỗ quý. Nó được Nghị Hòa chuyển vào Nam và sau bàn giao lại cho nhà Quốc. Hy vọng sau này sẽ chuyển về Nhà tưởng niệm của ông bà ở HN.
Quả thật trước 1975 nhà nào có tủ buýp-phê làm bằng đinh, lim, sến, táu hay cẩm lai hiện vân lên là quý lắm. Còn bàn ghế cho các cụ làm bằng gỗ tạp (chắc nhóm 5, nhóm 6). Vênh váo, bào không kĩ, chẳng đánh vẹc-ni vẹc niếc gì mà quét phẩm màu cam. Hai cái tủ 1 được đặt ở nhà Công và 1 ở phòng Quốc (phòng của ông bà Phú sau khi chuyển về khu tập thể Bộ Ngoại giao, bàn giao lại). Cũng để được khối quần áo lính nhưng vì Quốc đi xa nhiều mà bà lấy cho họ hàng ở quê.
Chả hiểu sau số phận của 2 cái tủ đứng  và 2 cái giường đôi thế nào? Ai còn nhớ hơn thì bổ sung nhé!

Tác phẩm 'Poetic Sonatina' (ST: HP)

Mời thưởng thức Clayderman cùng nghệ sĩ nhí biểu diễn trong ngày cuối tuần!