Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Nhân sự kiện Tiên Lãng

Hôm nay 10-2-2012, Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng đã kết luận một cách thoả đáng đối với những sai phạm của chính quyền huyện Tiên Lãng Tp Hải Phòng trong sự kiện cưỡng chế  thu hồi đất của gia dình anh Đoàn Văn Vươn vào ngày 5-1-2012. Trong sự kiện này, cá nhân tôi nhận thấy tâm địa ác độc của các "đầy tớ nhân dân"  ở Tiên Lãng. Họ muốn dùng sức mạnh của nhà nước mà họ có trong tay để trấn áp người dân,  để người dân phải sợ mới vui.  Vốn là một người lính, tôi xấu hổ về các quan chức  chính quyền nhân dân tại Tiên Lãng. 

Chú Kim Ngọc, bí thư Vĩnh Phú

Truớc đó chúng tôi ít biết về chú. Chú kém cha tôi đúng 10 tuổi.
Sau ngày 5/8/1964, Mỹ cho máy bay ném bom ra miền Bắc, cha bàn với mẹ đưa chúng tôi sơ tán xa HN mà huớng đầu tiên là lên Vĩnh Yên: "Trên đó có Kim Ngọc là bạn, xa HN 60-70km, có rừng núi nên an toàn". Cha liên hệ truớc và đuợc chú trả lời sẵn sàng. Vậy tranh thủ khi chưa đi Bắc Kinh, cha đưa tôi, Công, Nghị, Hạnh Phúc, Việt Trung lên Vĩnh Yên, mang theo quần áo, sách vở. Tỉnh uỷ nằm trên cả quả đồi nhìn ra Đầm Vạc. Cây cối um tùm. Cảnh trí rất đẹp. Gió hồ thổi vào mát rượi.

Chú Lê Quý Quỳnh, bí thư Hưng Yên

Chuyện cùng cha mẹ về Hưng Yên ăn tết hay đi săn vịt giời có nhắc tới chú Quỳnh. Nay trên Wikipedia cũng ghi nhận chú là người có chủ trương "làm khoán chui" trước cả chú Kim Ngọc.
Cuối đời chú về sống trong TpHCM. Tôi từng lái xe đưa chú Trần Độ và chú Lê Trọng Nghĩa xuống nhà vườn của cô chú ở ven đường 14 đi Bình Dương. Vẫn yêu hoa, yêu ong như ngày nào. Chú có quà là sữa ong chúa tự nuôi, tự thu hoạch cho cả 2 ông bạn già.
Hãy xem chút tư liệu về chú Lê Qúy Quỳnh!

Cái tình với con cái bạn chiến đấu đã hy sinh (KQ)

Anh Biệt, anh Sung với "bà già trầu" hè 1969 tại Sứ quán ở Bắc Kinh.
Sinh thời cha mẹ không chỉ thương yêu, quan tâm đến con cháu nội, ngoại của mình mà tình thương yêu dành cả cho con cái của đồng đội đã hy sinh.
Các anh các chị ấy coi cha mẹ tôi như cô, như chú trong gia đình. Nhiều anh chị tới giờ vẫn qua lại gia đình, như anh Bùi Văn Sướng (nguyên thứ trưởng Bộ GTVT, con người bạn tù Hỏa Lò, bị tra tấn đến chết tại nhà pha trước ngày cách mạng thành công), như anh Đỗ Long (nguyên Viện trưởng Viện Tâm lý, Viện KHXHVN, con chú Đỗ Văn Mô - cơ sở cách mạng của cha ở Cổ Tiết, Phú Thọ từ năm 1941-42)...

Cảm ơn!

Chưa đầy tuần lễ từ ngày mở blog này, BBT đã nhận được nhiều bài vở, tư liệu từ chị Hồng, anh Chiến, em Phúc và các gia đình nhỏ. Mong trang mạng này sẽ là nơi giao lưu của các thành viên (bố mẹ, con, cháu...) trong đại gia đình 99 và bạn bè thân thiết. Các cháu đã trưởng thành hãy viết về ông bà, bố mẹ và anh em mình!
BBT

Tình cảm của người bạn cùng hoạt động bí mật (KC)

Tốt nghiệp cấp III vào mùa hè 1965, năm chiến tranh lan ra Miền Bắc, tôi nhập ngũ. Tạm biệt mẹ, các em, tôi viết thư báo cho cha việc tôi đi bộ đội. Tôi về bộ đội Hải quân, đóng ở Đông Bắc. Trong thư gửi cho tôi, cha nhắc, cha có người bạn thân từ hồi hoạt động bí mật là chú Nguyễn Thọ Chân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nếu có ghé qua Hồng Gai thì lại thăm gia đình chú. Lúc đó là thời chiến, là lính nên việc đi lại đâu có đơn giản, việc gặp Bí thư tỉnh ủy lại càng không đơn giản. Trong bộ nhớ của tôi lúc đó tâm niệm rằng, cha mình có một người bạn là chú Nguyễn Thọ Chân, người mà tôi chưa từng được gặp mặt.
Chú Chân (thứ 3 từ phải) đến Suối Đá làng 3 (Cao su Phú Riềng) nơi ông Bình hoạt động năm 1927-30.

Cái xe máy đầu tiên của nhà 99 (KQ)

Trước đó, có ông bạn cùng học ở Odessa với anh Chiến tiết kiệm tiền, mua được chiếc "Vác khổ về nhà" (Verkhovina). Vì đi học tiếp và gia đình ở tận quê nên gửi xe lại nhà 99.
Nghịch ngợm là đặc tính của tuổi trẻ. Năm 1972, đang chiến tranh phá hoại lần 2, Nghị tự mở khóa, lấy xe phi lên thăm tôi tại Chùa Tiếng, Hương Canh. Rủ thằng bạn thân Thái Dũng đi cùng. Hai thằng còn phi con xe lên Vĩnh Yên, đón Phan Nam, Tấn Lợi về cùng vui. Ông Nam cũng đòi lái xe nhưng khi về đến nơi không biết dừng xe thế nào, chạy mấy vòng rồi lao vào đống rơm của chủ nhà. Vậy là dừng.

Nguyễn Văn Phát, người bạn cùng ngành Ngoại giao (KQ)

Hạnh phúc! (Photo: Nguyễn Á).
Bác là ba của Nguyễn Chỉnh Huấn, bạn cùng học từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Lý Thường Kiệt 1 và 2 ở Hà Nội rồi lên trường Trỗi tới 1970. Hay đến chơi nhà ở đường Trần Phú, khu tập thể Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, chỉ biết bác là đại sứ như cha, nhưng không biết bác còn là bạn tù Côn Đảo từ 1930. Hai bác quý bọn nhóc lớp tôi, hay cho ăn kẹo Tây.
Chỉnh Huấn không may bị bệnh khớp, đã sang đến Hung học tập mà phải bỏ dở về nước, rồi nằm liệt giường. Đã có lúc định dùng thuốc ngủ tự vẫn nhưng tấm gương Paven Corshagin đã thức tỉnh, bạn đã phấn đấu vươn lên, tuy tàng tật nhưng luôn làm những việc có ích cho đời. Huấn có vài ngoại ngữ và là dịch giả quý mến của thiếu nhi.
Ở SG những năm 1990, người ta hay thấy 1 anh bạn trung niên phóng cái xe 3 bánh tự chế (trông tòng tọc như chiếc xe tăng ghẻ), sau lưng là mẹ già nhỏ bé ngồi ôm chặt lấy con. Có lần Huấn đã chở mẹ đến thăm bà Hưng ở Nguyễn Trãi (khi bà vào Nam sống với nhà Công-Vượng). Mẹ tôi rất quý Huấn và bà cụ.
Giờ Huấn có 2 con gái đã lớn. Các cháu thường theo ba đi dự họp lớp Trỗi.
Chúng tôi gọi Huấn là "Paven Corshagin của lớp"!

Cụ Trần Xuân Độ, bạn tù Côn Đảo

Vốn là đảng viên Quốc dân Đảng, theo cụ Nguyễn Thái Học. Trưởng thành từ công nhân Hải Phòng, cụ là đồng hương Bình Lục với cha tôi, thân nhau từ ngày nằm Côn Đảo. Cụ bị đày tới 1945 và được đón về sau cách mạng thành công. Cụ về là bí thư Bà Rịa. Năm 1948, từng là Chính ủy mà Trung tướng Nguyễn Bình (gốc Quốc dân Đảng) là Tư lệnh Khu 7.
Khi cha là đại sứ ở Bắc Kinh thì cụ là đại sứ ở Triều Tiên. Vì xa gia đình, mẹ cho Thành Công sang sống với cha. Vì thương vợ chồng ông bạn già Xuân Độ, Hà Giang không có con nên cha cho Công sang Bình Nhưỡng sống 1 thời gian với cụ.
Quan hệ 2 gia đình thân thiết. Hai bác coi chúng tôi như con cháu trong nhà. Tới năm cụ 103 tuổi (năm 1997) cụ mới đi. Cô Hà Giang giờ vẫn sống với con riêng của cụ ở Q1, TpHCM.
Trên Quân sử VN có bài về cụ.

CCB Việt Bắc viếng cụ Chu Văn Tấn



KÍNH VIẾNG CỤ:  CHU VĂN TẤN
                                                                 Vết thương xưa hóa sẹp rồi
Tình không quên được với người ngày xưa
Vạch rừng tôi đến Đồng Thu
Ngỡ như  anh cũng mới vừa qua đây.

Trịnh Nguyên Huân - người anh, người thầy trong Văn phòng Đại tướng (KQ)


Từ 1 người thầy
Hay qua lại Văn phòng, hơn nữa đại tá Trịnh Nguyên Huân - 1 trong những thư kí của cụ lại là thầy giáo "bậc đàn anh" của chúng tôi ở Đại học KTQS nên tình cảm khá thân thiết. Vì vậy đã ghi nhận được nhiều chuyện hay.

Chuyện nhặt nhạnh về chú Trần Độ

Với họa sĩ Nguyễn Sáng
Cụ Độ và cụ Văn ở Việt Bắc, 1948.
Cuối năm 2000, cụ vào TPHCM và nghỉ tại nhà khách Quốc hội ở đường NKKN. Lần đó, Tuấn "khàn" mời cụ lại thăm phòng tranh ở Lý Chính Thắng. Tôi lấy xe đến đón cụ. Tuấn rất quý cụ Trần Độ vì nhớ mãi kỷ niệm do họa sĩ Nguyễn Sáng kể lại:  "Ông Trần Độ đã tặng  mình những viên thuốc an thần...".

... Vì bị bệnh thần kinh thể hoang tưởng, thường mất ngủ. Lúc nào cũng có cảm giác bị công an theo dõi. Ngày ấy chỉ cán bộ cao cấp mới được cấp thuốc an thần.  Nghe tin ông bị mất ngủ, ông Độ đã lấy mấy vỉ Meprobamate biếu hoạ sĩ. Chả hiểu do công dụng của thuốc hay do tác dụng tinh thần mà họa sĩ ngủ được ngay. Ông sướng lắm!

Về việc tổ chức sinh hoạt tưởng niệm cho cụ Tấn

Chiều thứ bảy, khi tới kiểm tra lại việc trang trí hội trường, chuẩn bbị cho buổi lễ, gặp anh Dương Trung Quốc vừa đi họp Quốc hội về. Tổng thư kí xoay trần cùng khiêng tượng đồng của cụ Tấn (do nhà điêu khắc Tạ Duy Đoán thực hiện) sẽ là quà của Hội Sử học tặng gia đình cố Thượng tướng vào ngày mai. Anh vui vẻ kể: "Chiều nay vừa gặp Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm TCCT, mình có nói ý tưởng và việc sẽ làm ngày mai của Hội với cụ Tấn. Ông Dũng nói: "Phải làm quá đi chứ! Phải tri ân những người có công. Còn nếu đúng họ có tội thì có cách xử lí. Không khó!". Như vậy, lãnh đạo Quân đội (nhất là cánh miền Nam) là những người rất tôn trọng lịch sử, tôn trọng người đi trước.

Chợt nhớ đến lá thư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi trả lời nhà văn Võ Bá Cương - tác giả của "Chuyện Tướng Độ", đại ý: Tôi cùng công tác với anh Chín Vinh (tên của ông Trần Độ ở mặt trận B2). Chúng tôi rất hiểu nhau. Theo tôi, phải đánh giá công, tội cho rõ ràng. Anh Trần Độ là người có công với Tổ quốc với nhân dân, còn tội nên để hậu thế kết luận. Riêng cá nhân tôi - ủng hộ việc xuất bản tác phẩm này".
Mời bạn đọc nghiên cứu thư trả lời của TCCT ủng hộ buổi gặp mặt tưởng niệm Thượng tướng Chu Văn Tấn!

"Serenade" (Khúc nhạc chiều) của Schubert

Mời thưởng thức!