Năm 2000 anh Dũng tốt nghiệp Trường Luật, Mý và Quậy đã đến ăn mừng. Chú Công còn giữ được ảnh ngày đó.
Mời xem!
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
Thăm Phú riềng Đỏ - tháng 4 năm 2000.
Tháng 4 năm 2000, bốn anh chị em - Hồng, Chiến, Lợi và Công - tranh thủ lên thăm nơi, cách nay 86 năm (1927 - 2013) Cha Bình đã làm phu và cùng công nhân cao su thời đó làm nên Phú riềng Đỏ - Đồn điền Cao su Phú riềng.
Trước tiên, bốn anh chị em xuống ngay con suối, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại Phú riềng (theo lời kể của Cha và Chú Nguyễn Mạnh Hồng). Con suối vẫn còn đó, có điều chắc là bị thu nhỏ lại nhiều, vì không thật dễ để tìm ra con suối. Xem ra, bây giờ ta gọi là lạch thoát nước, thì đúng nghĩa hơn là con suối.
Sau đó, kéo nhau về Đài tưởng niệm Phú Riềng Đỏ. Tại đây, trên phù điêu tưởng niệm có ghi rất rõ Chiến tích của cuộc "bạo động" (làm reo) của công nhân cao su Phú Riềng, do tổ chức Đảng lãnh đạo- trong đó có Cha. Nơi đây đã được ghi danh là Di tích lịch sử Quốc gia (26-3-1999)
Đến trưa, bốn anh chị em ra ngoài nhà hàng gần Công ty Cao su Phú Riềng ăn trưa. Vì quả thực là không muốn làm phiền anh em trong Công ty phải tiếp đón (lỉnh kỉnh). Mấy anh chị em "làm" một nồi lẩu hải sản, cũng "ấm bụng".
Đầu giờ chiều, xin phép vào thăm Nhà truyền thống của Công ty. Tại đây, các vật dụng lịch sử của đồn điền cao su dưới thời Pháp được trưng bày rất nghiêm trang. Tên tuổi của Cha và các bậc tiền bối của Công ty được ghi công trang trọng ở tại sảnh chính. Nhà truyền thống này, trước kia dưới thời Tây cai trị, là nhà của gia đình chủ Tây ở. Vậy mà đến ngày nay vẫn còn nguyên trạng với chất lượng tốt, duy chỉ có con đường chạy xung quanh nhà, thời Tây là đường đất đỏ, thì ngày nay đã được đổ nhựa đường khang trang.
Buổi chiều, kết thúc chuyến đi, quay về sài Gòn, bốn anh chị em đều mãn nguyện được hiểu biết thêm về một địa danh có nhiều liên quan tới Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo.
Sau đó, kéo nhau về Đài tưởng niệm Phú Riềng Đỏ. Tại đây, trên phù điêu tưởng niệm có ghi rất rõ Chiến tích của cuộc "bạo động" (làm reo) của công nhân cao su Phú Riềng, do tổ chức Đảng lãnh đạo- trong đó có Cha. Nơi đây đã được ghi danh là Di tích lịch sử Quốc gia (26-3-1999)
Đến trưa, bốn anh chị em ra ngoài nhà hàng gần Công ty Cao su Phú Riềng ăn trưa. Vì quả thực là không muốn làm phiền anh em trong Công ty phải tiếp đón (lỉnh kỉnh). Mấy anh chị em "làm" một nồi lẩu hải sản, cũng "ấm bụng".
Đầu giờ chiều, xin phép vào thăm Nhà truyền thống của Công ty. Tại đây, các vật dụng lịch sử của đồn điền cao su dưới thời Pháp được trưng bày rất nghiêm trang. Tên tuổi của Cha và các bậc tiền bối của Công ty được ghi công trang trọng ở tại sảnh chính. Nhà truyền thống này, trước kia dưới thời Tây cai trị, là nhà của gia đình chủ Tây ở. Vậy mà đến ngày nay vẫn còn nguyên trạng với chất lượng tốt, duy chỉ có con đường chạy xung quanh nhà, thời Tây là đường đất đỏ, thì ngày nay đã được đổ nhựa đường khang trang.
Buổi chiều, kết thúc chuyến đi, quay về sài Gòn, bốn anh chị em đều mãn nguyện được hiểu biết thêm về một địa danh có nhiều liên quan tới Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)