Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Kỉ niệm với Bác của chú Văn Trang (KC)

Cùng du ngoạn với Bác trên sông Ly, Quế Lâm, 1961.
Cùng Bác và các đ/c Lê Văn Lương, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh.
  Tôi được giáo sư Hoàng Tranh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây tặng tập ảnh quý  "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" do giáo sư làm chủ biên, được Nhà xuất bản Bách khoa thư Trung Quốc xuất bản 1994. Sau bài viết về chú Văn Trang trên blog  Nhà 99, xin lấy từ tập ảnh trên bổ sung hai tấm ảnh,  để người  đọc có thêm hình ảnh minh chứng sinh động hơn về việc chú Văn Trang nhiều lần được giao nhiệm vụ phiên dịch cho Bác Hồ. Chú luôn coi đó là một vinh dự.

 

Đọc sách: Sống lại những giờ phút lịch sử


SỐNG LẠI NHỮNG GIỜ PHÚT LỊCH SỬ
Thiếu tướng Trần Tử Bình kể
 Trần Hà ghi

Sau đêm mồng 9 tháng 3 năm 1945, lợi dụng những sơ hở của tụi Nhật ở nhà pha Hỏa Lò, chúng tôi, hàng trăm chiến sĩ cách mạng đã trốn khỏi nơi này.
Chúng tôi trở về được với Đảng đã làm tăng thêm đội ngũ của Đảng. Tất cả tỏa đi khắp bốn phương, kịp thời tham gia một giai đoạn đấu tranh mới của cách mạng lúc đó đang dâng lên như nước thủy triều.

Hạnh phúc của cha

Những phút bên con ở vườn hoa Ba Đình.
Phải xa vợ, xa con suốt nên cha có niềm vui là sau mỗi chuyến đi công tác xa về phải đưa bọn trẻ con đi chơi công viên. Khi thì lên vườn hoa Ba Đình, lúc xuống công viên Bảy Mẫu... Cha muốn bọn trẻ gần hơn với thiên nhiên. Đó cũng là những phút giây hạnh phúc của gia đình!

Cha và Quế Lâm.

Cùng anh Chiến ở công viên Bảy Mẫu.

Cậu mợ Luật

Cậu mợ đến thăm khi mẹ mới chữa bệnh từ TQ về, hè 1970.
Thật ra gia đình ta không có quan hệ máu mủ với cậu Luật nhưng gia đình cậu mợ thân thiết hơn cả ruột thịt.
Cậu dân Bần Yên Nhân, là cán bộ cấp dưới của mẹ ngày khởi nghĩa ở Hưng Yên. Cậu đã giới thiệu cho mẹ gia đình ông bà Tám, giúp mẹ nuôi hộ chị Hồng sau khi sinh cuối 1945, tiếp tục đi hoạt động.
Sau này cậu làm Vụ phó Vụ Bảo tồn bảo tàng, Bộ Văn hóa. Nhà cậu ở số 8 phố Chân Cầm, rẽ từ Lý Quốc Sư vào, gần phía cổng sau bệnh viện Phủ Doãn. Cậu là người sống rất tình cảm, có việc gì của gia đình cậu đều qua.
Cậu bị suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo. Cậu qua đời lúc đang chữa bệnh ở Quế Lâm, Trung Quốc. (Lúc đó mẹ sang chữa ung thư lần 2 ở Bắc Kinh). Thi hài cậu được đưa về Việt Nam. Lễ tang cậu được tổ chức ở Bộ Văn hóa. Nhà mình có chị Hồng, anh Triết, anh Nghị, Phúc, Trung đến viếng.

Sau này nhà cậu rời khỏi Chân Cầm. Ngày mẹ mất đến nhà cũ báo cậu, nhưng chủ mới không rõ địa chỉ. Không hiểu gia đình cậu mợ chuyển về đâu?


Lính tên lửa Trần Thành Công

Ngày ở F361, năm 1972.
Năm 1971 tốt nghiệp phổ thông, Công nhập ngũ, đầu quân làm lính tên lửa cho Sư đoàn phòng không 361. Đây là 1 trong các binh chủng hiện đại của QĐ thời đó với khí tài điện tử hóa 100%, yêu cầu lính tráng phải có học. Cùng đi với Công có Thanh Trung (con cụ Lê Tất Đắc), Tuấn "en nơ" (con chú Nguyễn Văn Tiên PKKQ), Thắng Bình, Thụ, Bình "tũn"... toàn anh em k6 Trỗi.
Những ngày ở đơn vị tên lửa là những ngày gian nan, nguy hiểm, cái chết dập dình. Lại là trắc thủ đài điều khiển - nơi phát ra tín hiệu điều khiển quả tên lửa, rất dễ bị lộ khi radar máy bay Mỹ thu được sóng. Nhiều trường hợp, tên lửa Sờ-rai từ máy bay Mỹ đã phóng theo cánh sóng về đài, phá huỷ đài và tiệu diệt luôn kíp trắc thủ và sĩ quan điều khiển.
Công cũng từng rơi vào trường hợp này. May mà sĩ quan điều khiển phát hiện trên màn huỳnh quang có dấu vết Sờ-rai, vội "lật cánh sóng". Quả tên lửa lao xuống, nổ chệch có mấy chục mét. Sém chết!

Tưởng nhớ cô Tâm (KC)

Cô Tâm (thứ 3 từ trái) cùng cả nhà tiễn Quốc đi bộ đội, hè 1970.
Khi Trường Lục Quân Việt Nam sang đóng quân tại tỉnh Vân Nam vào cuối 1950, cha gửi  tôi lên Côn Minh. Tại Tp có Tổng  Lãnh sự Việt Nam (lúc đó gọi là Biện sự sứ - cơ quan đại diện) do bác Bùi Đức Minh  làm Tổng lãnh sự. Tôi được gửi vào  Thác Nhi sở (nhà trẻ)  chuyên chăm sóc con cái cán bộ cao cấp của  Quân khu Vân Nam. Hàng tháng được đón ra cơ quan Tổng lãnh sự chơi với các bạn Bùi Chiến Thắng, Bùi  Thị Thành, chị Bùi Thị Các con bác Minh. Đến 1951 có thêm anh Hoàng Tùng Nhân, bạn Hoàng Thái Lan từ Thái Lan về. Như vậy ngoài cuôc sống ấu thơ tại vườn trẻ  toàn người Trung Quốc, tôi còn có chút thời gian chơi, nói chuyện tiếng Việt với các bạn Việt Nam tại cơ quan Tổng lãnh sự.  
Năm 1951, mẹ tôi sinh em Trần Thắng Lợi  tại  Bắc Giang. Gần đây được biết bà Phạm Thị Lan - cán bộ Phòng Y tế Bắc Giang, đã đỡ cho mẹ khi đẻ Trần Thắng Lợi - là cô ruột anh Nguyễn Văn Thiềng (bạn cùng đơn vị Hải quân, từng  đến chơi nhà 99 vào những năm 70).