Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Nhà Mý, ngày 1 tết

Mời xem!

Loạt bài trên QĐND nhắc tới ông Bình

Mời đọc những bài sau!
Đặc biệt có bài Trường mẫu giáo mang tên TRẦN TỬ BÌNH  ở thôn Phúc Tá, Ân Thi, Hưng Yên.

Tin cũ đọc lại: Tặng tượng đồng Thiếu tướng Trần Tử Bình cho Bảo tàng Lịch sử quân sự

MỜI ĐỌC!

Vũ khúc Tây-ban-nha, bản nhạc ngày bé bọn trẻ con 99 hay chơi ghi-ta

Ngày anh Triết về làm rể có mang theo 1 cây ghi-ta. Thế là Quốc, Công xách lên trường Trỗi, khi đó đóng ở Hưng Hóa, Phú Thọ, bên bờ sông Thao. (Chắc anh Triết cũng không hài lòng lắm, nhưng vẫn phải chiều em vợ?).
Lính Trỗi ngày đó có phong trào học ghi-ta, thầy Tư, thầy Bổng, thầy Văn chơi thì hay rồi; nhưng bọn trẻ con - Tất Thắng, Toàn Thắng, Phước Bình... cũng chơi không kém. Thế là thằng biết dạy truyền khẩu cho thằng không biết. Cứ rảnh ra là tập, thậm chí mấy phút giải lao giữa 2 tiết học cũng chạy về nhà bập bùng. (May mà lớp học sát nhà). Chữ đề tên nốt dán cả lên cần đàn. Vậy là cây đàn của nhà 99 có vị trí "oách" ở trường.
Lê Chí Hòa tập cùng Kiến Quốc, Tấn Lợi. Ngày nghỉ không đi chơi thì Công lên nhà mấy ông anh tập tọe chơi. Lớp Công có Đoàn Khánh, Hội "tè" chơi cũng khá lắm. Bản nhạc 'Vũ khúc Tây-ban-nha' là 1 trong những bản nhạc đầu tiên.
Ngày trường Trỗi giải thể, về HN, Nghị được học thầy Trường Giang (dân Tocontap, cùng nhóm với Hải Thoại). Bài bản hơn. Tiếc là thầy mất sớm vì bạo bệnh.
Tết, lên youtube thấy bài này, vội link về nghe để nhớ lại kỉ niệm cách đây đã gần 45 năm.
Mời nghe!