Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012
Chuyện chưa biết về ông Ngô Minh Loan (KQ)
Ảnh gia đình ông Ngô Minh Loan tặng. |
Đầu năm 1967, ông Bình mất, Ngô Minh Loan sang thay ông Bình làm đại sứ. Ông là đại sứ thứ tư sau ông Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Khang và Trần Tử Bình. Đây cũng là những năm gay cấn vào bậc nhất trong công tác ngoại giao vì Cách mạng Văn hóa ở TQ lên tới đỉnh điểm. Hồng vệ binh hoành hành khắp nơi.
Viếng mộ cụ Chu Văn Tấn ở Võ Nhai (KQ)
Sáng 23/9/2009, cánh đi xe chung tập trung ở Trạm 66. Gặp thầy Trực
đi với cánh TSQ tiểu đoàn 1 Trường VHQĐ (1960) và anh Võ Minh Ấn k2 ở Đà Nẵng
mới ra. Thầy
Phạm Tuyên của cánh TSQ 1950 cùng ra chụp ảnh. Cánh ta 8 đ/c (các anh
Ấn, Quang Việt, Lương Sơn k2, Vinh, Việt Hoa, Xuyên, Kiến Quốc k5, Trung
Quốc k7) đi xe số 7. Vừa xuất phát đã vui chuyện như ngô
rang. Trên xe có cánh TSQ 308 sang Quế Lâm năm 1951. Gặp anh Long, Thái -
bạn anh Lê Khôi. Có cảnh "dừng
chân... lái" giữa đường.
Về Trung tướng Trần Độ
Là hàng xóm láng giềng với nhà ta, anh chị em ta rất quý chú Trần Độ "văn võ song toàn", khảng khái, nhân văn. Trên Wikipedia có ghi lại như thế!
Sơ lược về Thượng tướng Chu Văn Tấn
Ảnh ông Tấn tặng ông Bình khi là Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc, sau 1954. |
Ông được phong hàm thiếu tướng đầu năm 1948 và thăng vượt cấp lên thượng tướng năm 1958.
Con trai duy nhất là anh Chu Văn Thành - bạn nối khố của bác Chiến từ ngày ở Việt Bắc cũng là bạn của gia đình.
Mời vào Wikipedia!
Cụ Hoàng Quốc Việt là ai?
Ảnh cụ Việt tặng cụ Bình ngày ở Việt Bắc. |
Không kịp dự hội nghị thống nhất 3 đảng, để thành lập Đảng CS Đông Dương năm 1930, vì bị bắt dọc đường nhưng cụ vẫn được bầu là Ủy viên TW khóa 1.
Cụ Việt bị bắt, bị mật thám Pháp tra tấn đến thành tật, chân đi cà nhắc nên sau chúng gọi cụ là Cang "thọt". Vậy mà cụ vẫn nay đây mai đó, hoạt động, gầy dựng phong trào.
Cụ là bạn vong niên của cụ Trần Tử Bình. Giữa năm 1943, khi 3 cụ Việt, Tuệ, Bình về nhóm họp ở Tiêu Động, Bình Lục thì có kẻ phản bội khai báo. Đêm đó bị vây ráp, cụ Bình dẫn cụ Việt chui rào, thoát được; riêng cụ Tuệ bị bắt vì chậm chân đang mê ngủ (vì trai trẻ, đang tuổi ăn tuổi ngủ).
Mời xem tư liệu trên Wikipedia!
Mẹ sống rất giản dị, tiết kiệm
Về già, bà chỉ thích ăn những món đồng quê; nào tép kho, cá rô kho hay đậu rán chấm mắm tôm... mà thịt thà tiêu chuẩn bà đâu có thiếu. Bà còn tự tay mua tôm về, lấy riềng, ngâm mắm tôm chua. Lắm hôm thiếu thức ăn, có miếng tôm cua của bà cũng làm hết bát cơm.
Suốt ngày cứ lụi cụi ở cái bếp bác Chiến xây thêm ở ngoài cồng, bà nấu thêm cả phần cháu Dính. Cứ đi học về là có cơm ăn. (Ngày đó mẹ Phúc phải sang Tiệp kiếm sống, Dính ở với bà. Hai bà cháu dựa vào nhau. Có Dính bà cũng nguôi ngoai nhớ con gái đi xa).
Suốt ngày cứ lụi cụi ở cái bếp bác Chiến xây thêm ở ngoài cồng, bà nấu thêm cả phần cháu Dính. Cứ đi học về là có cơm ăn. (Ngày đó mẹ Phúc phải sang Tiệp kiếm sống, Dính ở với bà. Hai bà cháu dựa vào nhau. Có Dính bà cũng nguôi ngoai nhớ con gái đi xa).
Cha là con người trào phúng (KQ)
Ngày bé mỗi lần cùng cha mẹ về Ân Thi ăn tết cùng ông bà nội và cô chú Truyền, khi vừa vào đến cửa đã nghe giọng oang oang của cha chúc ông bà: "Ơn Chúa, cha mẹ có được khỏe không? Sang năm sớm, chúng con kính chúc cha mẹ thật mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi!... - rồi tủm tỉm, cha đùa - Đức Chúa Giê-su nằm trong hang đá thò cu ra ngoài. Đức Bà tưởng là củ khoai, đem về nấu nướng, cả nhà cùng ăn". Lúc đó bà đưa tay làm dấu Thánh, móm mém cười: "Cha bố anh!".
Lá thư của bác Giáp gửi bà con quê nhà và gia đình
Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, 40 năm ngày mất của ông Trần Tử Bình (1907-2007), bác Văn đã gửi thư cho bà con lương, giáo xã Tiêu Động, Hà Nam và xã Chiến Thắng, Ân Thi cùng gia đình với tình cảm của người bạn chiến đấu, của vị tướng lĩnh cùng được Bác Hồ kí quyết định phong hàm đợt đầu tiên đầu năm 1948.
Bác Văn đã gần 100 mà vẫn nhớ ông Bình.
(Hiện bản gốc được chú Quyết, nguyên Chủ tịch xã Tiêu Động lưu giữ).
Xin trân trọng giới thiệu!
Bác Văn đã gần 100 mà vẫn nhớ ông Bình.
(Hiện bản gốc được chú Quyết, nguyên Chủ tịch xã Tiêu Động lưu giữ).
Xin trân trọng giới thiệu!
Gia đình chị Hồng và những tấm ảnh kỉ niệm về nhà 99
Về quê. |
Bên tượng cha ở bảo tàng. |
Bên phố nhỏ tên cha ở Phủ Lý và nhà 99 Trần Hưng Đạo. |
Tháng 8/2010 có dịp ra HN, anh chị và Trường Sơn đã về quê Tiêu Động thăm nhà thờ, nhà tửơng niệm của cha, thăm phố mang tên cha... Đó là những kỉ niệm đẹp!
- Nhà thờ Tiêu Thượng mới sắp xong cùng hình ảnh nhà thờ cũ.
- Tấm bia đá ghi rõ ngày sinh của Phêrô Phạm Văn Phu là con Phêrô Phạm Văn Cống và Maria Phạm Thị Quế.
- Phố Trần Tử Bình ở Phủ Lý, Hà Nam gối đầu vào đường Trường Chinh - ông bạn vong niên, sau ngày cha mất vẫn qua lại thăm gia đình.
- Cha mẹ mãi yên nghỉ bên nhau. Nhớ ngày nào cha bảo: Khi chết thì tôi và bà sẽ nằm chung 1 lỗ.
Thăm cha mẹ. |
Phái viên đặc biệt của Bác (KC)
Các CCB viếng bác Lý khi mộ phần mới xây lại. (Có thiếu tướng Minh Long). |
Cha, Việt Trung và anh Hoa, chị Na tại Bắc Kinh 1965. |
Bác Ôn Bảo Trân cùng gia đình về Quảng Châu năm 1983, chỉ Huệ ở lại VN. Bác Trân mất và an nghỉ tại Quảng Châu.
Năm 2011, bác Lý Ban được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Gia đình ta đã có bài viết trên SGGP về bác. Mời cùng đọc!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)