Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

THEO NÓ ĐI CHỮA TIVI (Phan Nam)




Sau năm 1975, tôi vẫn học ĐHQS. Ông già mua cho chiếc xe Honda-67 nên cũng có điều kiện đi đi về về giữa Hà Nội - Vĩnh Yên. Thằng bạn tôi học Vô tuyến, đã tốt nghiệp và say mê sửa chữa đài đóm, đồ điện gia dụng.
Sau giải phóng, nhà nào có họ hàng trong Nam hay có ai đi công tác thì cố mang ra cho được tivi, cassette, đầu quay đĩa, máy quay dây… Ngoài Bắc làm gì có những thứ sinh hoạt xa xỉ này. Cassette, đầu quay đĩa, quay dây thì dùng được ngay chứ tivi vì trong kia dùng hệ NTSC hay PAL, còn ngoài này hệ XHCN là SECAM nên mang ra không dùng được, phải chuyển hệ. (Thật ra tôi có biết chó gì vì mình học ngành Xe nhưng hay theo thằng bạn đi đánh “pắc” nên tậm tọe và cố nhét vào đầu 1 vài kiến thức để hù dọa thiên hạ).
Lần đó có thằng bạn nhà ở đường Thanh Niên khoe, ông già vừa đi Nam ra, có mang ra chiếc tivi đen trắng hiệu Denon, 4 chân chống, 2 cửa lùa. Bật lên chả có hình, tiếng gì sất. Nghe vậy, tôi nói: Chuyện vặt, để tao!
Chủ nhật ấy về Hà Nội , từ trưa đã rủ nó lên nhà thằng bạn. Gia đình kéo ngay ra Bánh tôm Hồ Tây chiêu đãi. Gọi là bánh tôm nhưng có cả bia. Làm vài chai rồi về nhà nó ngủ. Chiều có giờ phát của đài Truyền hình Việt Nam mà ông thợ ngủ say nên không dám gọi. Đành cho qua.

Tell Laura I love her (ST: TTC)

Ca khúc do Ray Peterson hát 1963, sau đó được dịch ra tiếng Việt lấy tên "Trưng Vương khung cửa mùa Thu" và được ca sĩ Thanh Lan hát 1969 tại SG (đã giới thiệu trong BT5).

Đến San Franxisco (KC)

Đặt chân đến cầu Golden Gate. Đêm 29/4 sẽ mặt tại SG. Ngày 2/5 sẽ đến thăm ông bà Joe.

Ghi nhanh những hình ảnh về ông Dư, bà Mơ (TTC)

Mời cùng xem!

Ông Dư đến Đà Lạt (Ảnh: Hoàng Long)

Duyên số thế nào mà Long gặp Steph rồi gia đình ta lại gặp ông Dư, bà Mơ - những con người rất chân chất, giản dị, humor, dễ gần: "Xa nhau đến nửa vòng trái đất mà thực sự gần nhau chỉ 1 lần gặp". Có lẽ đó là 1 tính cách rất đặc trưng của gia đình ông Bình, bà Hưng.
Ông Dư rất hợp với khẩu vị VN.
(Ảnh Long gửi từ Đà Lạt về đêm qua).

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Bài hát "Ngôi nhà ở xứ mặt trời" (ST: TTC)

Tối qua ăn cơm ở Novotel được nghe ban nhạc Philippines hát "House of the rising sun", ca khúc mà nhóm Animals rất nổi tiếng (chỉ sau Beattles) hát năm 1964. Ông Joe và bà Margaret thuộc lời và bát theo. Đêm về đã lên Youtube tìm và download cho anh chị em cùng nghe.
Bài này được ban nhạc ghi-ta Đại học QS của bác Quốc chơi những năm giữa 1970 nhưng không ai biết lời.
Mời thưởng thức bản nhạc đượng ban nhạc Shadows chơi.

Chuyện nhà bác Giao

Mời đọc bài do nhà báo trẻ Tô Lan Hương ghi về gia đình bác Truyến.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Cô Vượng, chú Công chiêu đãi khách quý

Bữa tiệc tối nay.
Tối thứ bảy, cô Vượng đặt tiệc buffet ở sân vườn KS Du Parc (Novotel cũ, nơi gia đình ta ra nghỉ khi mẹ con Phúc từ Matxcơva về chơi chục năm trước) chiêu đãi ông Joe và bà Margaret. 7g hơn có mặt ở nhà hàng. Lại chuyện trò thân tình của những người thân.
Ba anh em và ông khách tên Dư.

Chú Công nêu vấn đề với ông bà, gọi tên Tây khó lắm, vì thế phải lập "Hội đồng đặt tên Việt" cho cả 2 vị khách quý. Trên cơ sở tên tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt sao cho vừa dân giã, vừa dễ đọc; sau khi bàn bạc và được sự đồng thuận của 2 vị khách: từ đêm hôm nay, ông Joe có tên Việt là Dư và bà Margaret có tên là Mơ. (Lưu ý: việc chọn tên cũng dựa theo "truyền thống" đặt tên khi đưa người từ country site "ra thành phố làm việc"!). Vì thế Steph có tên Việt là Xoan.


Cả nhà hàng được ban nhạc 4 ca sĩ từ Philippines biểu diễn các bài nổi tiếng thế giới từ những năm 1970 tới nay. Ông Dư và bà Mơ thuộc rất nhiều bài và hát theo. Mọi người nghe ông hát hay đã khen ông là "giọng ca đang lên ở lứa tuổi U70".

Như bữa tối hôm qua, bàn tiệc đêm nay cũng hết sức vui nhộn với những câu chuyện và những điệu cười sảng khoái.
"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng giao cháu Xoan cho ông bà Nghị", bà Mơ nói.
Nhưng tối qua, ai cũng sẵn sàng "One more" uống thêm chai nữa rồi chai nữa (theo kiểu rống lên của Indian white cow được UNO "cử" sang Cambodia rà phá bom mìn do bọn diệt chủng Kh'mer Đỏ gài lại). Dù vấp bom mìn, dù bị chết nhiều nhưng chả hiểu sao khắp nơi thấy bò trắng Ấn độ. UNO nghiên cứu và phát hiện, bò trắng luôn "hoàn thành xuất sắc chức năng đàn ông" và mỗi khi "xong nhiệm vụ" lại rống lên "One more". Còn đêm nay thì ai cũng lắc "thế là đủ". Hóa ra ông Dư muốn về xem đá bóng vì ông là cổ động viên tích cực của Sunderland, cho dù đang là cư dân của Manchester.

Ông bà Dư buồn: Vậy mai phải chia tay nhau à?




Trước cửa KS Du Parc.
Chủ, khách vui vẻ.
Về resort được lúc thì có cơn mưa rào. Mát.

Bài hát "Người tình Lara" (ST: HP)

Mời đọc lại tư liệu phim Le Docteur Jivago và nghe ca khúc này, để nhớ về 1 thời.
Tại đây!

Bữa cơm tối vui vẻ

Bàn khách quý.
Tối qua cả đoàn ra quán Rừng Quê, mang phong cách Chăm, (cách đây mấy năm cả đại gia đình ra nghỉ ở KS Lan Mien đã đến ăn). Ông bà ngoại Steph cảm thấy rất an tâm khi Steph sang VN gặp gia đình ta và rất thú vị cho cuộc hội ngộ này.
Vui nhất là chú Công liên tịch mời ông uống bia và ăn thêm đà điểu nướng, sò điệp nướng pho-mai... khi ăn đã quá nhiều (full!). Có chút bất đồng ngôn ngữ nhưng khi kể chuyện tiếu lâm thì hiểu nhau hết, cười chảy nước mắt.

Cặp vợ chồng 'trẻ' lần đầu sang VN.


Bàn cô Vượng và Hòa.

Chia tay quán.
See you again!


Bà Margaret khi đọc tên KS Victoria thấy kèm 2 từ "Phan Thiết" thì đùa là "Fat thief" (thằng mập ăn cắp).
Còn Quốc khi thấy ông đã uống mấy chai bia lạnh, hơi bị cảm và hắt xì liên tục thì bảo: "Ở VN, người Anh, Mỹ sang đây ngạc nhiên lắm khi thấy dân Việt hắt xì hơi mà còn nói được tiếng Anh: "Yes, Sir!"...".
Cũng lần này khi uống đã nhiều, Công liền quay sang hỏi ông:
- Ông có biết Liverpool ở U.K.?
- Có, đó là 1 Tp có 1 đội bóng nổi tiếng là FC Liverpool. - Ông trả lời.
- Nhưng chưa hết. Trong tiếng Việt chúng tôi có 1 từ mới có xuất xứ từ tiếng Anh. Khi uống quá say, phải "trả lại" hết ẩm thực cho chủ tiệc thì người Việt gọi chại ra là "li-vơ-phun" (Liverfool).
Ông bà khoái chí cười ha hả vì học được từ mới.

Đến Holiwood, Kinh đô điện ảnh (KC)

Xem phim Mỹ nhiều, nay mới đến nơi sản xuất ra hàng vạn bộ phim hay.
Trước quả cầu Universal hay thấy lúc vào phim.

Giống diễn viên Thành Long không?

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Chúng tôi đi nghỉ Mũi Né

Đón khách quý ở Movenpick.
Ngày 23/4, ông bà ngoại của cháu Steph bay từ Anh sang chơi. Sáng nay gia đình Công-Vượng và tôi cùng gia đình Hòa-Nghị, vợ chồng Long-Steph đón ông bà đi thăm Mũi Né.
Thêm gia đình Công-Vượng.
Chuẩn bị xuất phát.
Nghỉ chân ven đường.
Tới Mũi Né là uống bia tươi liền. Quá xá đã!


8g hơn có mặt ở Movenpick Hotel, cả đoàn đi 2 xe. Nhờ bác Hồ cầm lái, thông thạo địa hình nên đi theo đường tắt qua Lái Thiêu, Bình Dương sang Biên Hòa, tránh đoạn xa lộ HN ách tắc. Vậy mà phải "vất vả bò" vì đoạn đường từ Hố Nai đến ngã 3 Dầu Giây quá đông xe. Có mấy chục cây số mà xe chạy như rùa. Hơn 2 tiếng sau mới dừng chân ở trạm nghỉ Hưng Thịnh. May là điểm dừng quen (lần đi đón dâu cho cháu Tuấn đã nghỉ chân) và dịch vụ tốt.
Bên chiếc xe của chú Chuyên mang từ SG ra.
Một góc resort và biển.
Sau đó đường thoát hơn nhưng cũng phải 2g  chiều mới tới nhà hàng Hoa Viên Mũi Né. (Vậy là gần 200km mà phải đi hơn 5 tiếng). Nhờ quen chú Chuyên nên book đồ ăn đúng khẩu vị. Ngửa cổ tu những giọt bia Tiệp mới sướng làm sao. Ông bà ngoại Steph thực sự cảm động trước sự đón tiếp chân tình của anh em chúng tôi. Tôi dọa: Đấy là ông bà mới gặp gần 1 nửa đại gia đình, chứ gặp hết là choáng!
Grandpa thò tay bắt 1 chú tôm càng.
Sau bữa trưa nhẹ nhàng, ngon miệng, cả đoàn về Victoria Phan Thiet Hotel. Ngay sát bờ biển là những bungalow làm theo mode những nhà tranh vách đất ở nông thôn VN, xen giữa rừng cây rộn rã tiếng ve.

Bé Ngoạm tập đi

Đây là clip của bà Phúc gửi về. Mong cháu có những bước đi vững vàng đầu tiên trong đời.


Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Mý đi làm CMND

Đã 15 tuổi, đi đâu cũng cần CMND, nhất là khi làm hộ chiếu. Vậy là ba phải cuống cuồng làm các thủ tục: lên CA phường xin mẫu tờ khai làm CMND, chụp ảnh, xin xác nhận của CA... Biết phải làm trên CA quận nên sáng qua gọi cho chú Hùng (đội phó CSGT quận Gò Vấp) nêu vấn đề thì được trả lời: "Với bác là vô tư. Sáng nay em trực, bác cứ lên".
Lên đến CA phường thì được nhắc: bác chưa đổi hộ khẩu mới, số nhà mới lại chưa có trong sổ, sợ rằng CA quận không chấp nhận. Thôi thì CA phường cứ xác nhận, còn họ không đồng ý thì về làm lại.

Tại thủ đô cờ bạc (KC)

Ngày 23/4 đã có mặt tại Las Vegas - thủ đô cờ bạc của thế giới.
Sớm ngày 23/4 tại Las Vegas.
Dưới vòm trời ở sòng bạc Ý - ngày cũng như đêm.

Ngồi vào bàn thử chơi vài chục đô.

Bến thuyền Venise ở sòng bạc Ý.



Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Bản tình ca mùa đông (Winter Love song)

Hãy nghe Clayderman biểu diễn ca khúc này!

Tin nhanh gửi từ Mỹ (KC)

Từng đến Las Vegas hôm 17/4. Và đây là hình ảnh đến thủ đô Washington ngày 20/4.
Trước Nhà Quốc hội - Điện Capitol.

Tại tòa Bạch Ốc.

Bác Chiến và bạn học lớp 10E

Đây là kỉ niệm với bạn học lớp 10E Trường phổ thông 3B HN, chụp 1965.
Ảnh do con trai anh Xuyên (bạn học bác Chiến) gửi tặng. Lúc này bác vừa 19 tuổi.

Họp đồng hương Bình Lục 2013

Văn nghệ mở màn.
Ngày 20/4/2013, Hội Đồng hương Bình Lục tổ chức họp mặt thường niên tại Nhà khách TW T78. BLL chọn địa điểm xịn, đẹp với ý tưởng: Bà con ta phải xa quê và quanh năm vất vả mưu sinh, nên khi họp mặt cố tổ chức ở chỗ thật tốt "cho bà con được hưởng 1 tí". Vậy mà năm nay không thật đông, quãng trên 100 khách. (Chắc do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khủng hoảng?).

Giọng ca của Chủ tịch Sơn.

Báo cáo tài chính của BLL do chú Soạn đọc.
Ngoài Bình Lục bay vào có Chủ tịch Sơn, Bí thư Toản, anh Vũ Trùng Vương (nguyên bí thư huyện cách đây chục năm, người đang tích cực xây dựng thư viện ở 21 xã cho bà con quê có sách để đọc) cùng 1 số cán bộ trẻ vào dự.

Khi trò chuyện, đ/c Toản có thông báo: Huyện đã trình HĐND tỉnh xin đặt tên Trần Tử Bình cho con đường chính ở thị trấn Bình Mỹ; còn anh Vương đã dùng số sách "Từ Phú Riềng Đỏ tới Mùa thu HN" của gia đình tặng để vận động lãnh đạo tỉnh nhà đặt tên cho con đường lớn có cây cầu bắc qua sông Châu Giang mang tên cha.
Trong báo cáo của Chủ tịch hội và phát biểu của Bí thư Toản đều nhắc tới tên tuổi các danh nhân Nguyễn Khuyến, Trần Tử Bình... của quê hương Bình Lục. Đó là niềm tự hào không chỉ của đại gia đình ta mà còn của bà con Tiêu Thượng, Bình Lục.

Sau phần lễ tại hội trường có phần hội vui vẻ tại nhà ăn T78 với sự tham gia của nhóm văn nghệ dân gian và cả giọng hát của Chủ tịch Sơn. Hy vọng đầu năm 2014 khi khánh thành nhà thờ Tiêu Thượng sẽ có sự góp mặt của Sơn.

Tin về gia đình bác Vỵ

Thứ bảy trước đi dự Họp mặt đồng hương Bình Lục, gặp Vinh (cùng thôn Tiêu Thượng nhà ta). Vinh kể lại: các cụ nhà Vinh có họ hàng gần với nhà anh Bường (ở Tân Bình). Sáng nay lại được điện thoại Vinh. Vinh kể: em đọc trên blog Đại gia đình 99 bài nói về bác Vỵ
Nhà bác Vỵ ở Hòa Mã, sau này chuyển về Hải Phòng và bác mất ở Kiến An. Nay còn gia đình anh con trai ở khu Nhà Giầu, Khâm Thiên. Vinh hứa sẽ cho số điện thoại liên lạc.
Nhớ ngày xưa khi còn sống, vốn là dân công giáo Tiêu Thuợng phải sống tha hương nên cha mẹ rất quý tình làng nghĩa xóm. Gia đình bác Vỵ, bác Bái đều là dân Tiêu Thượng sinh sống ở HN. Tết nào cha mẹ cũng cho anh em ta tới thăm 2 bác.
Hôm gặp nhau, Vinh có nói: Đồng hương huyện thì rộng quá, giá mà dân Tiêu Thượng ta sống xa quê có liên hệ với nhau. Hứa với Vinh khi bác Chiến về sẽ cố gắng họp mặt dân Tiêu Thượng ở Tp.
Vậy là nhờ Vinh mà ta có thông tin quý báu. Xin cảm ơn Vinh!

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Thư từ Mỹ


Bác Chiến, bác Hà tranh thủ đi du lịch Mỹ khi còn sức. Chiều qua có mail gửi về:

20.4
Anh va chi Ha sau mot chuyen bay vat va da den My vao 23 gio ngay 17-4. Suc khoe anh chi da tro lai  binh thuong, nhu vay la tot.
Ngay 18 tham Newyork, 19 tham Philadenphia, hom nay 20 tham Washington.
Rat mung vi nhan duoc tin chau My da duoc nhan sang hoc tai My voi su ho tro hoc bong. Chuc mung Van Anh, Quoc, chau Anh Thy.
Khi den My moi cam nhan duoc su vy dai cua mot dan toc khi ho co mot tu duy tu do, dan chu cho chi tiet trong cuoc song xa hoi cua mot nuoc toan dan nhap cu, nhieu que huong nhung song co chung mot to quoc. Vi vay hai vo chong Quoc Anh cho chau My sang My hoc la mot  quyet dinh dung cam, dung dan.
Anh dang su dung mang cua khach san Hilton. Se gui anh ve cho blog sau.
Than ai. Anh Chien


Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Mý 13 năm trước (Ảnh: TTC)

Năm 2000 anh Dũng tốt nghiệp Trường Luật, Mý và Quậy đã đến ăn mừng. Chú Công còn giữ được ảnh ngày đó.
Mời xem!

Thăm Phú riềng Đỏ - tháng 4 năm 2000.

Tháng 4 năm 2000, bốn anh chị em - Hồng, Chiến, Lợi và Công - tranh thủ lên thăm nơi, cách nay 86 năm (1927 - 2013) Cha Bình đã làm phu và cùng công nhân cao su thời đó làm nên Phú riềng Đỏ - Đồn điền Cao su Phú riềng.

Trước tiên, bốn anh chị em xuống ngay con suối, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại Phú riềng (theo lời kể của Cha và Chú Nguyễn Mạnh Hồng). Con suối vẫn còn đó, có điều chắc là bị thu nhỏ lại nhiều, vì không thật dễ để tìm ra con suối. Xem ra, bây giờ ta gọi là lạch thoát nước, thì đúng nghĩa hơn là con suối.

Sau đó, kéo nhau về Đài tưởng niệm Phú Riềng Đỏ. Tại đây, trên phù điêu tưởng niệm có ghi rất rõ Chiến tích của cuộc "bạo động" (làm reo) của công nhân cao su Phú Riềng, do tổ chức Đảng lãnh đạo- trong đó có Cha. Nơi đây đã được ghi danh là Di tích lịch sử Quốc gia (26-3-1999)

Đến trưa, bốn anh chị em ra ngoài nhà hàng gần Công ty Cao su Phú Riềng ăn trưa. Vì quả thực là không muốn làm phiền anh em trong Công ty phải tiếp đón (lỉnh kỉnh). Mấy anh chị em "làm" một nồi lẩu hải sản, cũng "ấm bụng".

Đầu giờ chiều, xin phép vào thăm Nhà truyền thống của Công ty. Tại đây, các vật dụng lịch sử của đồn điền cao su dưới thời Pháp được trưng bày rất nghiêm trang. Tên tuổi của Cha và các bậc tiền bối của Công ty được ghi công trang trọng ở tại sảnh chính. Nhà truyền thống này, trước kia dưới thời Tây cai trị, là nhà của gia đình chủ Tây ở. Vậy mà đến ngày nay vẫn còn nguyên trạng với chất lượng tốt, duy chỉ có con đường chạy xung quanh nhà, thời Tây là đường đất đỏ, thì ngày nay đã được đổ nhựa đường khang trang.

Buổi chiều, kết thúc chuyến đi, quay về sài Gòn, bốn anh chị em đều mãn nguyện được hiểu biết thêm về một địa danh có nhiều liên quan tới Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo.

Ca khúc 'I Do It For You' (ST: HP)

Mời nghe!

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Ba cô "trạng nguyên" của Đại gia đình 99 THĐ - năm 2013.

Đến hôm nay - 19-4-2013 - Đại gia đình ta đã "có trong tay" hai tin vui chính thức, còn tin thứ ba thì "đang trên đường" đến với chúng ta.

Đó là Ba cô trạng nguyên Phương, Mý, Lúm đã đủ tiêu chuẩn đi du học tại Mỹ - một nền giáo dục hàng đầu Thế giới. Tuyệt vời là cả ba con đều quyết tâm có được học bổng của các trường tiếp nhận !
 
Các trường tiếp nhận các con, đều là trường được "xếp hạng" trong nền giáo dục Mỹ. Đây là điều cha mẹ các con hằng mong ước để yên tâm gửi các con vào. Đây là môi trường rất tốt, để các con thể hiện hết khả năng của mình.
Thế hệ Thứ hai của Đại gia đình 99 rất tự hào về Thế hệ "kế tục" -Thế hệ Thứ ba - được hưởng các nền giáo dục hoàn hảo. Với nền giáo dục này, các con sẽ có điều kiện trưởng thành trong cuộc sống sau này. Thế hệ Thứ hai luôn luôn hy vọng vào các con.




Năm 2013 này, Đại gia đình chúng ta có nhiều bông hoa đẹp. Chúc mừng hai "tiểu gia đình" - Quốc Vân Anh và Trung Minh -  đã đóng góp cho Đại gia đình ta những bông hoa đẹp này.

Ông Bà nội của các con chắc vui lắm đây !

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Chuyện chú Thắng 'phò' thợ cả Quốc

Hôm gặp nhau trên điện thoại, hẹn sẽ viết lại những chuyện này, chuyện kia. Thắng cười: "Anh giai nhớ thế". "Thế người ta mới giữ lại làm thầy chứ", tôi trả lời...

Học làm thợ
Khi còn là học viên, ở cùng lớp đã thấy anh Khôi 'điếc' ngoài giờ đã mở radio bán dẫn ra chọc ngoáy. Vài buổi là oe oe có sóng, có tiếng. Phục. Lên năm cuối thì thấy hết thầy Ngô Hai, thầy Bính, thầy Phương, thầy Lân... sờ vào máy nào hỏng cũng thành tốt. Vậy là có những tấm gương để quyết noi theo.
Ngày đi tiếp quản miền Nam tháng 4/1975, cứ thấy anh Khôi đi tìm kiếm sách, đồ nghề là học mót. Nào sách dạy sửa radio, sửa TV; nào sơ đồ điện hết Sony, National, Panasonic đến 'Đẻ Non' (Dennon)... mua hết. Có  thể tự hào mà nói rằng, hầu hết các sơ đồ máy móc điện tử ngày ấy có hết trong túi đồ nghề của Quốc. Hỏng đâu, lật lật tra cứu hoặc tìm sơ đồ tương đương rồi suy luận 1 lúc là tìm ra chỗ hỏng.
Còn đồ nghề thì chả thiếu gì từ mỏ hàn nhỏ, mỏ hàn lớn đến súng lục (mà anh em thợ thuyền gọi là Pis-tô-lê, Pistolet) các cỡ; panh, kìm cắt, tuốc-nơ-vít... Không khác gì của mấy ông thợ hàn răng.
Có cái đầu, có đồ nghề, có xe máy... thế là phi đi sửa. Mà trước là sửa free of charge (miễn phí). Anh em trong trường (ở các khoa không điện tử) có lời nhờ vả là đi. (Lúc ấy là 'xăng phe-mi' nên rảnh rỗi là dành thời gian cho anh em, bạn bè). Máy móc nhà bác Giao có gì hỏng thì a lô là tới. Anh giai từng tự hào: "Thằng này trẻ nhưng tay nghề khá phết, chả thua cánh thợ già của trường!".
Các trò ngoáy lõi trung tần, chuyển hệ âm thanh từ NTSC, PAL của tư bản sang SECAM của XHCN quá ư là dễ. Xoẹt. Rồi chỉnh hình, sửa các pan về ánh sáng, hình ảnh...

Tin vui

Ngày hôm qua, mẹ Mý tất tả làm xác nhận lương ở Cty Quảng Xuân và xác nhận số dư tài khoản ở ngân hàng. Xong xuôi, ba Quốc mang lên văn phòng AEG tại 93 Nguyễn Phi Khanh. Và văn phòng gửi ngay đơn xin hỗ trợ tài chính và các giấy tờ sang Mỹ (chắc qua email?). 
Sáng nay vừa check mail đã nhận được thư từ trường George: 

Greetings,
Congratulations!  The George School Financial Aid Committee has met to discuss your financial aid application.  Attached you will find a scanned version of your financial aid decision letter as well as the enrollment contract.  A hard copy version of these documents is also being sent by mail.
Again, congratulations.
Christian Donovan
Director of Admission
cdonovan@georgeschool.org
215-579-6544


Bằng quan hệ của cô Vượng, chú Công và được sự giúp đỡ tích cực của thầy Lích (Rich), cô Hoàn, đặc biệt là thầy Tom cùng với nỗ lực của Mý, mọi việc tiến hành nhanh chóng, suôn sẻ. Chủ nhật trước Mý đã thi Tofel, thứ bảy này thi SSAT. 
Xin chân thành cảm ơn mọi người đã giúp đỡ cháu hết sức nhiệt tình trong sự kiện quan trọng này của cuộc đời! Con Mý phải ghi nhớ để quyết tâm học giỏi và trở thành công dân tốt của đất Việt.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Đi nghỉ tại resort Novotel - Phan thiết - tháng 7-2001.


Vậy mà cách nay đã 12 năm. Xem lại ảnh, thấy có nhiều thay đổi quá !
 


Mời mọi người cùng xem lại thời gian 2001!

Thôi đeo khăn quàng đỏ

Sáng nào chở Mý đến trường, ba phải nhắc quàng khăn quàng đỏ. Đội viên TNTP mà. (Nếu không đeo sẽ mất điểm thi đua!). Sau tết rồi, Mý có danh sách đi học Điều lệ Đoàn. (Đang bận học mà phải đi thế cũng không vui).
Cuối tháng 3, trường Lê Văn Tám tổ chức cho lớp 9 cuối cấp đi pic-nic Mũi Né. Lần đó, các cháu sang tuổi 15, học giỏi, tích cực đóng góp thành tích cho nhà trường, được cởi khăn quàng đỏ và được kết nạp đoàn. (Ngày 16/3 là sinh nhật Mý mà). Cũng ngay sáng thứ hai sau, Mý đến trường không phải quàng khăn, ngực gắn huy hiệu Đoàn.
... Nhớ lại cuối năm 1966, tháng 11, khi ba Quốc vừa 13 tuổi 11 tháng thì được kết nạp đoàn. Trường đóng quân ở xã An Mỹ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên - sát cửa rừng sườn đông bắc dãy Tam Đảo. Chắc các thầy cô trường Trỗi muốn xây dựng điển hình, vì ngày đó 16 tuổi mới được kết nạp. Cứ chiều chiều, loa đài mở lên là nêu gương "bạn Trần Kiến Quốc vào đoàn trước tuổi"; trong khi nhiều anh lớp trên còn ngoài đoàn.
Chuyện này bạn trường Trỗi còn nhớ.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Chiếc lá xanh mùa hè (ST: Công)


Bài này 1970 được ban nhạc ghi ta của "ĐHKTQS" chơi trong các đám cưới.
Còn đây là "Green leaves of summer" do Brothers Four hát 1962 với các giọng nam trầm rất hay. Ban nhạc tốp ca này cũng nổi đình đám môt thời như Beattles.


Vài hình ảnh từ Mát (Phúc)


Cháu Đức nhân 2 tuần nghỉ lễ Phục sinh đã bay về Mat với mẹ Phúc. Có vài hình ảnh được ghi nhận tặng cả nhà.
Hai mẹ con.
Với mẹ.
Cùng bạn Tây.

Thư Mèo Rio gửi bà Phúc

Ngày 14-4   
Cháu chào bà Phúc, các chú Minh, Đức. Cháu là Trần Việt Kiên tức Mèo-Rio. Cháu hôm nay tròn 22 tháng, đã biết hát khối bài, trong đó có bái "Meo,meo,meo rửa mặt như mèo...". Sáng sáng khi thức dậy, cháu chay sang phòng ông bà và gọi thật to:  "Ông nội ơi!", nếu ông nội không thưa thì cháu lại gọi "Ông Chiến ơi!". Bà nội bảo cháu không nên gọi như vậy, nhưng cháu cứ quen nên bà luôn phải nhắc. Khi nào bà Phúc về thì cháu sẽ nói chuyện với bà dài, dài.

Ông bà, bamẹ định cho cháu đi học khi tròn hai tuổi. Cháu thích đi học như anh Bim. Cháu hay được ông nội cho đi đón anh Bim nên thích lắm. Ở lớp anh Bim có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, rất vui. Cháu nói nhỏ với bà rằng, ông nôi khi cho cháu đi đón anh Bim, hay mua kem cho cháu và anh Bim nhưng không cho bà nôi biết, vì bà hay lo anh em cháu ăn kem lạnh dễ bị viêm họng, ốm, phải đi khám bệnh, phải uống thuốc...
Cháu yêu anh Bim, anh Bim cũng yêu cháu và Cún. Đôi lúc anh Bim không chịu nhừơng cháu, bị ông bà, ba mẹ mắng, tội nghiệp anh Bim. Khi anh Bim không nhường, cháu khóc nhè, bà bảo là "thế là xấu, con trai phải dũng cảm" nhưng chàu khóc ít thôi, vì khi cháu khóc là được ông bà, ba mẹ bênh. Được người lớn bênh vì cháu còn bé tí tẹo. Khi được anh Bim nhường cháu khoái lắm. Ở nhà cháu ít khóc lắm. Chị My My  nhà bác Cường đã đi học mẫu giáo rồi.
Mèo chào bà.

Bữa ăn tươi

Nhà 99 có truyền thống: ngày chủ nhật các nhà lần lượt tổ chức "ăn tươi", thường là phở gà, phở bò, bún bò. hay bánh cuốn... Con cháu được dịp chén món ngon. Cô Phúc rất khéo tay trong nấu nướng nên thường chủ xị.
Đây là bữa phở ở nhà cô Phúc. Bàn ăn là cái bàn gập (bán cho khách hay đi pic-nic ngoài trời) của bác Chiến "đánh" từ Nga về. Các cháu nhà ta ai cũng xinh xắn, tinh ranh và đáng yêu. Nay thì hầu hết đã có gia đình. Lớn hết cả rồi. Ước gì các cháu vẫn như ngày nào!
Trái qua: Ty, Bủm Trang, Zính, Long. Phương.

Vài kỉ niệm của thế hệ thứ hai trong đại gia đình

Bác Chiến, bác Hà sang Nga làm việc ở Viện Hàn lâm KH nên Dũng, Trang được đi cùng. Ngày đó mẹ Phúc cũng từ Tiệp sang Nga nên Dính cũng được sang. Kỉ niệm này cũng đã 20 năm. Nay đứa nào cũng là bố, là mẹ rồi.
Dính, Dũng, Trang ngày ấy.


Dính, Phương, Long, Pính nhân sinh nhật ai đây?
Bức ảnh thứ 2 chụp ở nhà chú Trung. Pính chắc 1 tuổi. Mùa đông. Chắc là năm 1991?

20 năm 1 bức ảnh

Đó là tư liệu mà bố Công giữ được, chụp ảnh 2 bác cháu Quốc - Hùng nhân sinh nhật lần thứ 12 của Hùng, ở Nguyễn Trãi.
Ngày ấy bác còn trẻ, chưa có gia đình, ngày làm việc ở Cty Tiến Long và chiều chiều về ăn cơm với bà ngoại Hùng. Bà bảo: Thằng này dễ nuôi, chỉ cần đĩa dưa là xong bữa cơm.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Dịch bài viết của phóng viên TV France 3, đăng ngày 9-4-2013. (Phần 2)

Đối với Eric Panthou thì đây là câu chuyện kể rất nổi tiếng về các điều kiện xã hội trong các đồn điền thời bấy giờ. Qua đó, người ta hiểu được tại sao Trần Tử Bình lại trở thành một nhà quân sự cộng sản, tại sao tổ chức cuộc bạo động tại Phú riềng và bị kết án 5 năm tù ?.

Trong cuốn sách "Đồn điền Michelin ở Việt nam", Eric Panthou vừa giải thích, lại vừa bóc trần những cách thức do các ông chủ nhà máy vùng Clermont áp đặt ra : "Các ông chủ nhà máy muốn áp đặt phương pháp làm việc của họ và chủ nghĩa bảo hộ sản xuất trong nước, thực chất là cách tổ chức khoa học do Taylo sáng lập ra nhằm đạt hiệu suất cao nhất mà không tính đến địa lý và sức người. Mặc dù chi rất nhiều tiền vào lĩnh vực y tế và xây dựng bệnh viện để chống lại căn bệnh sốt rét, nhưng những đồn điền của Michelin vẫn bị nhà cầm quyền và những nhà điều tra xã hội chỉ trích".

Qua các trang sách, đọc giả cũng tìm thấy các số liệu của Alexandre Varenne - người sáng lập ra tờ báo La Montagne. Ông ta là một trong những người cầm quyền ở Đông Dương thời Michelin mở rộng đồn điền của họ.

Michelin ở Đông Dương cho tới khi chế độ Sài Gòn sụp đổ và người Mỹ ra đi, 1975.
Các đồn điền này về sau mãi mãi là tài sản của Nhà nước Việt Nam. "

(Hết bài viết,)

Đã có 2 nhận xét về cuốn sách của Eric Panthou :

DF : Tôi không nghi ngờ lợi ích của cuốn sách. Đó là cuốn sách đã vạch ra sự bóc lột thực dân của
         Michelin ở Đông Dương. Những điều này đã được nói đến từ lâu rồi !

Zadig : Cám ơn Eric Panthou và Carola Kaufmann đã cho chúng ta thấy một thời kỳ không mấy sáng
            sủa của ách bóc lột thực dân tại Đông Dương, một lịch sử trước đây lâu lắm rồi được nói ra
            rất trừu tượng, để mà không nói ra bản chất của nó. Với "chủ nghĩa bảo hộ", các ông chủ của
            chúng ta thời đó coi con người ít hiểu biết chỉ là các nô lệ bị đối xử tàn nhẫn ... Hãy nhớ lấy !

Dịch bài viết của phóng viên TV France 3, đăng ngày 9-4-2013. (Phần 1)

Các bạn có thể đã xem clip của Eric Panthou, thông báo cho gia đình 99 THĐ ngày 9-3-2013 cuốn sách "Đồn điền Michelin ở Việt Nam" đã được ra mắt trên kênh TV France 3. Nhân đây tôi muốn tạm dịch sang tiếng Việt bài viết của phóng viên France 3, Britte Cante, về cuốn sách này. Có thể các bạn sẽ hiểu hơn về tình cảm của đọc giả Pháp về cuốn sách.

 Bài dịch:

"Đồn điền Michelin ở Việt Nam", hay lịch sử thuộc địa của biểu tượng Michelin ở Đông Dương.

Cuốn sách này đề cập tới một lĩnh vực, mà ít người được biết đến, trong quá trình mở rộng kinh tế của các ông chủ lốp xe khổng lồ vùng Clermont. Nếu như các nhà sử học Anh Pháp đã viết rất nhiều về các đại công ty đã giầu lên từ Đông Dương, thì lại có rất ít các tác phẩm tiếng Pháp đề cập tới các điều kiện lao động tại các đồn điền này.


 Tấm bưu thiếp này vào những năm 1920 - 1930 là biểu tượng của nền thống trị của Pháp tại Đông Dương. Tại các đồn điền của Michelin, 6.000 nhân công (cu-li) đã làm phì nhiêu hàng triệu hec-ta rừng, để rồi thu hoạch lại nguyên liệu cao-su chiến lược này.



Cuốn sách, do nhà xuất bản La Galipote phát hành, là kết quả hai năm nghiên cứu, do chuyên gia lịch sử - xã hội vùng Clermont - Eric Panthou - thực hiện.

Edouard và Andre Michelin quyết định đầu tư vào Đông Dương năm 1924, để sản xuất ra cao-su đang rất cần thiết cho các nhà máy ở Pháp.  6.000 nhân công (cu-li) đã đến làm việc tại 15.000 hec-ta đồn điền do Michelin khai thác. Cuộc sống tại các đồn điền, điều kiện lao động cực nhọc, công nhân phản ứng, rồi sau đó là đình công ... : các câu chuyện này đã được ông Trần Tử Bình kể lại. Ông là một công nhân xuất thân từ nhà nông, đi theo một chuyến tầu từ Bắc kỳ xuống phía Nam của Đông Dương, do Pháp cai trị thời bấy giờ. Cuốn sách tư liệu của ông Bình đã được cất giữ trong kho lưu trữ của trường Đại học Populaire et Citoyenne thuộc vùng Puy-de-Dome. Lần đầu tiên cuốn sách này được dịch ra tiếng Pháp. (còn tiếp)

 

Chú Thắng với gia đình ta

Những năm giữa thập kỉ 80 thế kỉ trước, anh em giáo viên Học viện KTQS với mong muốn được áp dụng tri thức của mình vào thực tế cuộc sống; nên ngoài giờ lên lớp trên Vĩnh Yên ai cũng muốn về HN để có thời gian đi các thư viện, tiếp xúc với các nguồn tư liệu KHKT và tìm các đề tài ở các cơ sở sản xuất trong và ngoài QĐ, hơn nữa gần gia đình nhiều hơn. Các chuyến khảo sát được "thiết kế". Lúc đó việc quản lí cán bộ KHKT cũng "mở" hơn.
Vậy là bộ môn Vô tuyến ba lô túi xách theo "đầu tầu" là anh Đoàn Nam về 23 Phan Bội Châu, rồi 3 ngõ Phan Chu Trinh xây dựng nhóm "dã chiến"  đầu tiên đi "đánh Păc". Trong nhóm có Kiến Quốc, Trần Ngọc Chiểu. Nhà máy Dệt kim Đông Xuân là địa chỉ đầu tiên.

Giới thiệu của kênh truyền hình France3 ngày 9/4/2013

Mời đọc và xem phỏng vấn của France3 (đoạn cuối có ảnh cha)!
Các thành viên nhà 99 biết tiếng Pháp dịch nghe!

Thư mới nhận từ Eric


Dear Tran Kien Quoc and Hoàng Bội Hương.
You can see this television reporting of french television about my study and the testimony of Tran Tu Binh, including, at the final, one photo of Tran Tu Binh.
I hope you will be happy with this video



I send today the books for your family. Perhaps, you will have to wait 2 or 3 weeks before they arrive.
Best regard
eric Panthou, from France

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Bài hát "Điệu van cuối cùng" (The Last Waltz / la derniere valse)

Phúc có posted bài hát này do ca sỹ Engelbert Humperdinck hát - cũng là một phong cách thể hiện. Với giọng trầm, phong trần, "bụi bụi"... (mời xem video clip được đăng ngày 9-3-2013).


    Ngoài anh này, còn có cô ca sỹ Pháp Mireille
     Mathieu cũng thể hiện bằng tiếng Pháp - là một
      phong cách khác. Với giọng ca nữ, bằng tiếng
     Pháp, nghe êm dịu, mượt mà hơn.











Bên cạnh thể hiện qua các giọng ca, bài hát này
còn được các dàn nhạc thể hiện. Trong đó nghe
 hay nhất, sâu lắng nhất, mượt mà nhất là dàn
 nhạc Paul Mauriat và nghệ sỹ piano Richard  Calayderman.


     Nghe đi nghe lại mà không biết chán !!! Càng
     nghe càng thấy hay, mỗi một lần nghe lại phát  
     hiện ra một nét nhạc mới với bản thân mình !


     Trên đời này có những tác phẩm âm nhạc
      tuyệt vời - thật là quý giá. Hãy hướng cho
      con cháu chúng ta "hấp thụ" nền văn minh
      này của Thế giới !

Only You (Clayderman)

Mời thưởng thức!

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Kỉ niệm với mẹ Thắng Dệt kim

Bức ảnh này chụp quãng 1993.
Tết. Bác Ngân từ Đức về chơi, 2 anh em rủ nhau đến thăm mẹ Thắng. Bà phúc hậu và vui vì "thằng Thắng nó được chơi với các cháu". Cu Thắng ngày đó ở Đức đã được 5-6 năm. Bác Ngân hỏi: "Có về thăm mẹ không?". "Em là gì có tiền mà về", Thắng bảo vậy.
Thằng em cứ lọ mọ giúp bạn bè, ai gọi là đi. Nay cuộc sống đã đỡ hơn, có vợ và 2 con. Chuyện đã 20 năm...