Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015
Sự kiện PHÚ RIỀNG ĐỎ cách đây 85 năm (QPVN)
Đề cương tuyên truyền Kỉ niệm 85 năm Phú Riềng Đỏ
TỈNH ỦY BÌNH PHƯỚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN TUYÊN GIÁO Đồng Xoài, ngày tháng 10
năm 2014
*
ĐỀ CƯƠNG
TUYÊN TRUYỀN
Kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập
chi bộ Phú Riềng Đỏ (28/10/1929 - 28/10/2014)
I.
Chi bộ Phú Riềng Đỏ - Hạt giống đỏ của phong trào cộng sản tỉnh Bình Phước và
Miền Đông Nam
Bộ
1.
Bối cảnh lịch sử
Vào
những năm cuối thế kỷ thứ IX đầu thế kỷ XX, trong công cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp đã
thành lập hàng loạt các công ty cao su ở miền Đông Nam bộ như: Công ty cao su
Đông Dương (1906); Công ty cao su Đồng Nai (1908); Công ty cao su Tây Ninh
(1913). Trên địa bàn tỉnh Bình Phước ngày nay, khi đó thực dân Pháp đã thành
lập Công ty đồn điền đất đỏ; Công ty cao su Viễn Đông (1910) và Công ty các đồn
điền cao su Mít sơ lanh (1917).
Lúc
bấy giờ người ta thường ví đồn điền cao su ở miền Đông Nam Bộ nói chung và Phú
Riềng nói riêng như “địa ngục trần gian”, nơi mà mỗi cây cao su mọc lên là có
một người công nhân Việt Nam ngã xuống. Công nhân làm việc rất cực khổ, cơm
không đủ no, áo không đủ mặc, bị bóc lột đến tận xương tủy, ngày làm việc trên
12 giờ, ốm đau không được chữa bệnh, thiếu thốn trăm bề.
Từ khổ đau mà công nhân trong các đồn điền đứng
lên chống lại chế độ lao động hà khắc, chống lại sự đối xử dã man, tàn bạo của
bọn tư bản đồn điền với nhiều hình thức và ở mức độ khác nhau. Những cuộc đấu
tranh thường diễn ra đơn lẻ, thiếu sự lãnh đạo và phương pháp cách mạng, nên
chưa kết thành một phong trào đấu tranh chung. Các cuộc đấu tranh này thực chất
là đấu tranh giai cấp nhưng chỉ mới là những phản kháng mang tính tự phát, ý
thức giác ngộ chưa cao. Do vậy, hầu hết đều bị đàn áp đẫm máu, rất cần có một
tổ chức Đảng tiên phong lãnh đạo.
Trong
thời điểm đó, tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội đang triển
khai thực hiện một cuộc vận động lớn “vô sản hóa”. Tất cả các đảng viên, thanh
niên đi về nông thôn, nhà máy, hầm mỏ, đồn điền lao động, thâm nhập vào quần
chúng để tuyên truyền giác ngộ cho họ con đường giải phóng, con đường cách
mạng. Các đồn điền cao su miền Đông Nam Kỳ, trong đó có Phú Riềng được Việt Nam
Thanh niên cách mạng đồng chí Hội chọn làm địa bàn chủ yếu để thực hiện “vô sản
hóa”.
Thăm cô Hà Giang
Các bạn là con em cán bộ TW Hội Liên hiệp phụ nữ VN hẳn không lạ gì bà Hà Giang, vợ cụ Trần Xuân Độ.
Công và bà Hà Giang. |
Quận ủy Q1 tới thăm và tặng quà tết cho bà. |
Cụ Độ là đồng hương Bình Lục, Hà Nam và là bạn tù Côn Đảo với cha tôi từ 1931 đến 1936. Trước đó, cụ là đảng viên Quốc dân Đảng cùng cụ Nguyễn Bình, và cùng được giác ngộ trong thời gian ở tù Côn Đảo. Tới sau Cách mạng Tháng Tám, cụ mới được đón về đất liền và là chính ủy QK7 đầu tiên cùng Tư lệnh Nguyễn Bình. Sau này cụ là đại sứ Triều Tiên. Bà Hà Giang được cử đi làm bí thư cho cụ rồi về công tác ở TW Hội.
Vì thương cha tôi phải sống 1 mình ở Bắc Kinh mà mẹ tôi cho Thành Công (khi đó chưa vào học vỡ lòng) sang sống cùng cha. Rồi cha tôi lại thương ông bạn tù không có con cái nên cho Thành Công sang Bình Nhưỡng sống với bác Độ, cô Hà Giang. Thế mới hiểu tình bạn của các cụ đáng quý thế nào - sẵn sàng hy sinh vì bạn! Từ đó Công trở thành con nuôi của gia đình.
Sáng nay, 1/2/2015, 2 anh em tôi đến thăm bà. Bà năm nay đã 99 nhưng vẫn tinh tường. Sáng nay Thành ủy trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho bà nhưng vì bà già yếu nên không đến được. Theo kế hoạch, tuần tới họ sẽ xuống gia đình. Còn quận xuân này đã tặng bà 1 phong bì dày.
Chúng tôi chúc bà thọ tới 100, chả kém gì cụ Độ tới 103 tuổi mới về với Tổ tiên.
Vì thương cha tôi phải sống 1 mình ở Bắc Kinh mà mẹ tôi cho Thành Công (khi đó chưa vào học vỡ lòng) sang sống cùng cha. Rồi cha tôi lại thương ông bạn tù không có con cái nên cho Thành Công sang Bình Nhưỡng sống với bác Độ, cô Hà Giang. Thế mới hiểu tình bạn của các cụ đáng quý thế nào - sẵn sàng hy sinh vì bạn! Từ đó Công trở thành con nuôi của gia đình.
Sáng nay, 1/2/2015, 2 anh em tôi đến thăm bà. Bà năm nay đã 99 nhưng vẫn tinh tường. Sáng nay Thành ủy trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho bà nhưng vì bà già yếu nên không đến được. Theo kế hoạch, tuần tới họ sẽ xuống gia đình. Còn quận xuân này đã tặng bà 1 phong bì dày.
Chúng tôi chúc bà thọ tới 100, chả kém gì cụ Độ tới 103 tuổi mới về với Tổ tiên.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)