Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Dấu ấn của thời gian (KQ)

Thật vui khi được các em học trò lớp Vô tuyến 14 (tốt ngiệp 1984) báo, sẽ tổ chức họp mặt lớp Vô tuyến 14 tại Ks Đầm Vạc (của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc). Với tôi, kỉ niệm của nửa thế kỷ trước tràn về. 
Cổng vào Tỉnh ủy ngày xưa, nay là cơ quan CA tỉnh.


Bờ Đầm Vạc, phía sau đồi Tỉnh ủy, về chiều.

Đầm phía nhìn về Vĩnh Tường, bị con đường mới
làm xẻ đôi, mất đi vẻ đẹp của cái đầm xưa.

Ngồi ban công Ks Đầm Vạc.

Nơi này là dãy nhà cấp 4 gia đình ta đã ở.

Có con đường mang tên Kim Ngọc. Chú đã được
minh oan sau nhiều năm.
Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ tấn công ra miền Bắc. HN, HP... các thành phố lớn cùng nhà máy, xí nghiệp là mục tiêu đánh phá. Cha mẹ tôi chả thân tình với cô chú Kim Ngọc, bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, từ ngày còn hoạt động bí mật. Các cụ nghĩ ngay đến việc gửi con cái lên Vĩnh Yên, nhờ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. (Chỉ xa HN có 60km, nhưng các cụ nghĩ đơn giản thế là đã xa HN rồi). Chú Kim Ngọc nhận lời ngay.


Đấy là đầu 1965. Cả đồi Tỉnh ủy ngày ấy cây cối xanh um cây như bây giờ. 

Gia đình được bố trí ở dãy nhà cấp 4, lợp ngói, ngay sườn đồi phía sau nhìn xuống Đầm Vạc. Bà Tâm đi cùng tôi, Thành Công, Hữu Nghị, Hạnh Phúc. Khi lên gặp cả gia đình bác Văn - có Hạnh Phúc, Biên, Nam cùng bà Thiều. 

Ngày ngày chúng tôi ra Vĩnh Yên học, trưa về nhà đã có cơm do bà Tâm nấu. Có việc gì cần là ra tầu hỏa đi về HN. Với trẻ con thành thị chúng tôi thì đấy là cái gì rất lớn, rất lạ, mình được tự lập... (Khi ấy tôi mới 13 tuổi).



... Sau này khi sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú thì những năm 80 khu Tỉnh ủy được dùng làm nhà nghỉ TW, đón các cụ lão thành lên nghỉ. Mẹ tôi từng được mời lên đây. 
Ngày ấy tôi đã là giáo viên của trường Quân sự. Nhớ có buổi tối, tôi mời anh Lê Khôi, anh Ngân và bạn bè bộ môn ra thăm cụ. Nhìn con cháu trưởng thành, bà vui lắm.
Đấy là những kỉ niệm khó quên. Cảm ơn các em học viên Vô tuyến 14 đã cho tôi sống lại tuổi thơ!

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Kỷ niệm của cha mẹ được đưa về Mai Lĩnh, Hà Đông

Cái giường đôi lò xo được xếp gọn.
Sau khi kết thúc kháng chiến chống Pháp, 1956 trường Lục quân từ TQ về nước. Để ổn định cuộc sống mới, cha cùng bác Nguyễn Lương Bằng rủ nhau ra chợ Giời Hòa Bình tìm mua đồ cũ về trang bị cho gia đình. Những năm kháng chiến, dù khó khăn, các cụ cũng có khoản tiền lương, tích lũy chừng ấy năm cũng đủ mua được 2 cái giường đôi, 1 cái bàn ăn chân cong, 1 cái bàn làm việc kiểu Tây, 2 cái tủ đứng (1 cái tủ gương 2 cánh cong, 1 tủ gương 2 cánh Tây) và 1 bộ bàn với 4 ghế cổ dùng để tiếp khách.
Theo Nguyễn Tường Vân, thời gian 2 cụ đi mua là 1959, khi cụ Bằng kết thúc nhiệm vụ đại sứ ở Liên-Xô, gia đình về ở 59B Trần Quốc Toản (trước khi chuyển về số 5 Thiền Quang). Hai ông đã rủ nhau đi Chợ Giời mua đồ cũ cho sinh hoạt gia đình.

Cái tủ gương 2 cánh.

Cái bàn ăn chân cong cùng bàn trang điểm của bà ngoại Phương
và bộ bàn ghế Thắng Cụt tặng Trung.
Thời gian qua đi, rồi điều kiện thời tiết khó khăn trong bảo quản, bị mối xông... nay chỉ còn lại ít đồ. Trong đó có bộ bàn ghế cổ tiếp khách (do Nghị mang vào SG, nay được cất giữ ở nhà Quốc), cái tủ gương 2 cánh kiểu Tậy do nhà Lợi giữ.
Vừa rồi Trung mang cái tủ gương 3 cánh cong, cái bàn ăn chân cong và cái giường ngủ lò xo của cha mẹ về bảo quản ở nhà máy chổi sơn dưới Mai Lĩnh, Hà Đông.
Nhìn cái giường cha rồi mẹ nằm đến những ngày cuối cùng mà cảm động, không cầm được nước mắt.

Giá mà có hẳn 1 phòng đưa những kỉ vật này vào!

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Thăm bà Hằng

Lâu lắm anh em nhà 99 mới ra khá đông, ăn sáng xong về phố nhà mình đã ra chào bà Hằng. Bà qua tuổi 90 rồi, nghe kém nhưng vẫn nhận được từng thằng cháu nhà 99. Vài hình ảnh ghi được sáng hôm đó.
"Cô có nhận ra đứa nào không?". "Chúng mày nhà 99 chứ gì? Con bà Hưng".
Thằng Công, bạn thằng Quang nhà cô?

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Bàn thờ ông bà, cha mẹ và cô chú Truyền ở Phúc Tá, Ân Thi

Chủ nhật 28/9/2014, chúng ta đã chuyển tủ thờ đã sử dụng rất lâu ở nhà 99 về Hưng Yên. Nó gắn bó với anh em chúng ta, nay lại về với các em, các cháu.
Tủ thờ đã yên vị.

Bộ bàn ăn của ông Tích tặng cũng được đưa về đây.
Ở Hưng Yên cũng có bảo tàng nhỏ, mô phỏng bảo tàng ở Nhà tưởng niệm
Thiếu tướng Trần Tử Bình ở Tiêu Thượng, Bình Lục, Hà Nam.
Các em ở nhà cùng các cháu đã nhanh chóng dựng và thiết trí xong cả nhà thờ. Những hình ảnh này được lấy từ Face-book của cháu Biết. Rất cảm động, cảm ơn cháu!