Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Bà Phúc, bà Minh với cháu Ngoạm

Bố Zính mong cháu ăn khỏe, chóng lớn nên đặt tên ở nhà là Ngoạm. Ừ, tham ăn thật khi nghe tên này!

Cả nhà, từ ông bà, các bác, các cô, các chú ở HN đến TpHCM đều rất yêu em. Ngoạm tên Hồ Nghĩa Dũng nhưng đẹp trai và thông minh hơn cái tay bộ trưởng giao thông trùng tên cách đây mấy năm nhiều.

Cũng nhân đây xin trả lời 1 bạn  trẻ comment vào bài trước (vì vào 'blogspot' đang bị tường lửa, phải dùng qua 'webwarper.net' nên không trả lời trực tiếp được): Đúng là nhà 99 có họ là Phạm - ông nội Phạm Văn Cống và cha Phạm Văn Phu.
Ở ta từng nhiều năm bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nên các nhà hoạt động cách mạng thường lấy thêm tên hoạt động và sau quen dùng luôn (như Nguyễn Sơn còn có tên Hồng Thủy); ông Phu cũng lấy cái tên Trần Tử Bình với nghĩa "sống phong trần, lãng tự, dám xả thân vì chính nghĩa, bình đẳng".
Rồi từ đó sinh con đều lấy họ Trần: Trần Yên Hồng, Kháng Chiến, Thắng Lợi, Kiến Quốc, Thành Công, Hữu Nghị, Hạnh Phúc, Việt Trung - mỗi tên là 1 sự kiện của đất nước.
Không chỉ nhà ông Bình, bà Hưng (bà tên thật là Nguyễn Thị Ức, khi hoạt động thì có nhiều tên bí mật: chị Đề, chị Tân... Cái tên Hưng được dùng từ khi tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hưng Yên 1945). Nhiều nhà cán bộ cao cấp khác cũng vậy: ví như nhà ông Trần Đại Nghĩa (chính là Phạm Quang Lễ) có con Trần Dũng Trí-Triệu-Trình... vv... Nhưng không bao giờ quên họ gốc của mình. Lần nào về Tiêu Động cũng ra ngay thắp hương mộ tổ họ Phạm từ Thanh Hóa ra thôn Đồng Chuối những năm cuối thế kỷ 19.

(Thông tin này bạn có thể cập nhật vào thư mục cụ Trần Tử Bình trên Wikipedia).