Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Tư liệu về Tướng Trần Tử Bình trong cuốn Họ Phạm trong Cộng đồng Dân Việt (Tập 2)

Kiều Mai Sơn vừa gửi vào tư liệu về ông được trân trọng lưu trữ tại cuốn sách này.
Bìa sách

Trang đầu.

Tiếp 1

Tiếp 2.

Tiếp 3.

Tiếp 4.

Tiếp 5.







Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Chú Lộc, Công ty T.T.C

Hôm qua (23-2-2014), có ghé thăm Mẹ chú Lộc. Bà Cụ đang chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo - ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Năm nay, Cụ sang tuổi 86.
Một mặt muốn gặp mặt bà - có lẽ là lần cuối - động viên bà cụ. Mặt khác cũng muốn chia sẻ, động viên gia đình chú Lộc trước cái "đại tang" đang đến gần.
Chú Lộc là người cộng sự gắn bó, lâu năm với công ty T.T.C. Mấy anh em nhà 99 THĐ rất mến chú, coi như anh em trong nhà. Ngược lại, chú Lộc cũng rất quý và thích tính cách của anh em nhà 99. Cho nên mỗi khi gia đình hai bên có hiếu, hỷ, vui, buồn đều được chia sẻ cho nhau.
Sau khi thăm Mẹ Lộc, Công - Nghị rủ Lộc về sân nhà Nghị ngồi "lai rai" để động viên Lộc. Lộc tâm sự:
-  Bọn em còn sướng hơn nhà 2 anh là: cả Ba và Mẹ đều được chứng kiến các con trưởng thành, khôn lớn. Các Cụ không phải lo cho con cái nào nữa. Các cụ đều rất thọ. Quan trọng nhất là anh em nhà em đã báo hiếu được cho cả hai Cụ và các Cụ được hưởng thành quả lao động của anh em nhà em.
- Nhà 99 không được như vậy: Cha mất quá sớm (năm 60 tuổi), Mẹ phải nuôi một bầy con "lít nhít" cho ăn, học để trưởng thành. Mẹ bọn anh cũng không được thọ (Cụ mất năm 73 tuổi). Nên cả Cha Mẹ bọn anh không được chứng kiến các con trưởng thành và không được hưởng thành quả lao động của các con.
Có lẽ những chia sẻ này sẽ làm chú Lộc vơi đi nỗi lo và nỗi buồn.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Thêm tư liệu của bà Hưng

Kiều Mai Sơn tiếp tục gửi cho nhà ta photo cuốn sách Niềm tin không bao giờ tắt của NxB Phụ Nữ, 1967. Trong đó có bài Nắng Hưng Yên về bà Hưng, do chú Hà Ân chấp bút. Nhà ta cũng đã lưu cuốn sách này trong thư viện.
Cảm ơn Sơn!
Bìa sách "Niềm tin không báo giờ tắt".

Trang 3.

Có bài của bà Mỹ.

"Nắng Hưng Yên" của bà Hưng.

Đoạn kết Nắng Hưng Yên.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Ba con của Hùng Đào đã xuất viện

Ngày 18-2-2014, các cháu Hùng Anh, Minh Anh, Việt Anh đã xuất viện Bamrungrat. Bác sỹ trưởng ca mổ, bác sỹ trưởng dinh dưỡng vui mừng tiễn ba bệnh nhân trước giờ xuất viện.

Bố mẹ các cháu (Hùng, Đào) lo lắng trên đường về khách sạn, xe taxi sẽ gặp cảnh tắc đường do biểu tình gây ra. Nên đã thuê xe cứu thương của bệnh viện - hụ còi - đưa về. Mọi việc diễn ra tốt đẹp, theo dự kiến.

Về đến căn hộ, chính tay bố Hùng đã đặt các con vào trong cũi - để lấy hên của bố !!!

Các bé ngủ ngon lành trong sự chăm sóc của bố mẹ và gia đình.


Bác sỹ trưởng kíp mổ

Bác sỹ dinh dưỡng trưởng

Ba em bé ngũ ngon trong cũi mới


Bố Hùng trực tiếp đặt từng con vào cũi

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Gặp nhau nhân dịp Phúc vào SG

Trưa chủ nhật, mấy anh chị em trong SG hẹn nhau tới nhà bác Chiến gặp Phúc. Lâu lắm mới có thời gian dài trò chuyện. Bác Hà chiêu đãi bữa bún thang ngon miệng. Ngồi tới tận 4g chiều mới giải tán.
Mâm các ông bà.

Mâm các cháu.

Cô Phúc, bác Nghị.

Cháu Cún rất lớn.


Lịch sử Đảng bộ Kim Động và tên tuổi bà Hưng

Kiều Mai Sơn lại tìm được tư liệu mới. Xin cảm ơn!
Bìa.

Danh sách bí thư.

Trang...

Trang 57.

Trang 61.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Cô Sỹ, mẹ anh Tam mất

Cô chú Nguyễn Văn Sỹ thân thiết với cha mẹ. Sau khi tham gia cướp chính quyền ở thị trấn Tam Đảo, chú được cha chọn về, cùng xây dựng Trường Quân chính VN (sau 2/9/1945 được tiếp quản từ Trường Quân chính Kháng Nhật (được thành lập tháng 5/1945) của cụ Hoàng Văn Thái). Chú Sỹ là 1 trong vài đảng viên đầu tiên và phụ trách quản trị hành chính, phải chạy vạy, lo từng đồng cho hoạt động của nhà trường.
Anh Tam học cùng chị Hồng, anh Chiến, sau lại học cùng Quốc. Chị Vân học cùng anh Lợi ở Ba Lan. Anh em nhà ấy (từ anh Tam, anh Tuyên, chị Vân, Thái và các em) đều thân thiết với anh em nhà ta.
Ngày chú Sỹ ốm, bị sơ gan cổ chướng, phải sang Bắc Kinh trị bệnh. Cha khuyên chú về sống những ngày cuối với cô và gia đình. Chú mất 1964. Năm 1973 anh Tuyên mất vì tim, đến 2008 anh Tam đi. Anh em ta đều có mặt chia buồn.
Cô Sỹ thân thiết với mẹ. Sau ngày cha mất, chị em cô thường qua lại động viên mẹ. Ngày mẹ mất, 2 cô cùng đến chịu tang bà chị.
Cô Sỹ mất khi vừa qua tuổi 96. Tang lễ vào sáng thứ ba, 18/2/2014, tại NTL 125 Phùng Hưng. Lợi, Trung thay mặt gia đình đi viếng.
Kính cẩn tưởng nhớ cô!

Thiếu tướng Trần Tử Bình - Người công giáo yêu nước.


Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Nhớ cô Hiền

Là cơ sở của ta được bác Vũ Anh giác ngộ ở Quảng Tây nên sau này về nước cô luôn qua lại nhà bác Vũ Anh, bác Minh và nhà ta. Cô Hiền quý cha mẹ như anh chị và quý anh chị em nhà ta như con cháu. Không có con nên năm nào cô cũng lên ăn tết ở nhà 99.
Cô Hiền, chú Đức, 1960.
Năm 1960 cô và chú Đức làm lễ cưới. Chú Đức trước đã có 1 đời vợ. Sau ngày cưới, cô tặng cha mẹ tấm ảnh này.
Chuyện chú Đức hơi buồn (nghe nói có người phát hiện chú là chỉ điểm thời Pháp. Chẳng biết có phải thế?) nhưng cô chú vẫn sống với nhau. Chú đi trước. Ngày cô mất, con riêng của chú lên báo cho nhà ta. Anh em đã xuống đưa cô về an nghỉ ở Văn Điển.
Hôm giỗ cô có nhờ xe chú Độ và anh Lũy lái xuống dưới Minh Khai. Sau này khi chuyển hài cốt cô đi lại không được báo, vậy chả biết giờ cô an nghỉ ở đâu? Thương cô Hiền quá.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Tìm thấy bài viết của ông Bình về Cuộc vượt ngục Hòa Lò được xuất bản 1949

Kiều Mai Sơn đọc "Hai lần vượt ngục", tác giả Trần Đăng Ninh, do Nhà xuất bản Cứu quốc phát hành năm 1949, thấy có bài "Con đường bí mật" và ký tên cuối bài TTB. Cháu cung cấp cho chúng ta tư liệu này.
Hai lần vượt ngục (Trần Đăng Ninh) - 1949


Trang đầu của "Con đường bí mật".

Những trang sau...

Trang cuối.

Sau khi đọc bản photo thì thấy đúng là bài viết của cha mà các nhân vật tham gia cuộc vượt ngục đêm 12/3/1945 viết tắt là H. và V. chính là các chú Hòa và Phan Vân (anh em chú Phan Lang). 
Thăm chú Nguyễn Văn Hòa.

Trò chuyện với chú Trần Văn Cử.

Như vậy bài viết về cuộc vượt ngục Hỏa Lò được cha viết từ những năm 1948, 49. Do yêu cầu giữ bí mật mà tên các nhân vật phải viết tắt. Chú Hòa sau về Xứ ủy làm liên lạc, đưa cha về Chiến khu Hòa - Ninh - Thanh; còn chú Vân về Ninh Bình. Ông Mười đi củng chú Cử vòng ra tận bờ sông, sau chú Cử về Nam Định tham gia khởi nghĩa...
Nay chú Hòa và chú Cử còn sống, xấp xỉ 90. Khi nào ra HN phải đến thăm các chú.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Phóng sự ảnh: Ngày gặp mặt cả nhà

Mời cùng xem!
Xem ảnh 3 con anh Hùng.

Ben chào bác Công.

Chúc mừng anh Hùng trúng 'số dzách'!

Gặp lại cô Phúc.

Cánh đàn ông...

Góc đàn bà.

Hai anh em như quen từ lâu.

Nhà bác Triết.

Bim được hầu các ông.

Vừa có quả ảnh mới.

Chia tay, hẹn ngày tái ngộ!

Gặp mặt đại gia đình ở TPHCM

Chiều tối 9 tết, tại nhà hàng TQ ở KS Moeven Pick, có cuộc giao lưu của đại gia đình 99, (chỉ thiếu gia đình Lợi).
Cả nhà đón gia đình Trung Minh từ HN vào, nhân sự kiện cháu Pính vừa tốt nghiệp cao học ở Anh, trở về nước. Ben, bạn Pính, cũng bay về thăm VN và tìm cơ hội về làm việc; đặc biệt với sự kiện lớn đầu xuân Giáp Ngọ: cháu Hùng nhà Công Vượng trở thành bố của 3 con nên cô Phúc vừa bay từ Mat về cũng bay ngay vào SG. Thật vui!
Mời xem clip!

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Clip ghi được ở Vũng Tàu hôm qua

Mời xem!

Thăm bạn Vũng Tàu

Sáng qua, thầy Trung, bác Quốc cùng chú Lộc TTC đi Vũng Tàu thăm vợ chồng anh Phúc Chiến và bạn bè dưới đó.
Anh Chiến là thầy dạy những bài võ đầu tiên của Trung và 2 vợ chồng là bạn của cả nhà 99. Về sống ở Vũng Tàu, Chiến có thêm bạn và những người bạn ấy lại trở thành bạn của Trỗi - Liệu, Tuấn...
Bữa cơm mừng năm mới được tổ chức tại nhà chú Liệu. Toàn những người quá hiểu nhau góp mặt nên quá vui.
Ở nhà Chiến Thắng.

Sang nhà chú Liệu.

Cùng anh em Liệu, Tuấn.

Nâng lí chúc mừng năm mới.

Chú Lộc cho xem lại Phóng sự đêm 3 tết trên VTV1.

Chia tay về TP.