Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

QUẢ PHÚC


QUẢ PHÚC

                                                                                                            Việt Y Thiên Tích

Là một lương y, tuy sống và làm việc nhiều năm trong các cơ quan nhà nước dưới chế độ mới, nhưng được sinh ra lớn lên rồi tự lập trong một gia đình Nho y, tôi vẫn nhìn nhận và đánh giá các sự việc trong cuộc sống theo “quan niệm” của mình.

Đầu năm 1992, khi chữa cho một bệnh nhân là con dâu út của một gia đình cán bộ cách mạng, tôi có dịp đến chơi và làm quen với các thành viên trong gia đình ông bà Trần Tử Bình. Mối quan hệ giữa tôi với gia đình ngày thêm gắn bó.

Nhà số 99


NHÀ SỐ 99

Nhà báo Hữu Việt

Nằm ở quãng cuối phố Trần Hưng Đạo. Biệt thự xây từ thời Pháp. Bước qua cổng sắt gặp một tán khế xanh đang sà xuống. Trong sân có thêm cây trứng gà. Một bà lão phúc hậu thường ngồi sưởi nắng. Tên bà là Nguyễn Thị Hưng, phu nhân Lão tướng quân Trần Tử Bình…

Bạn bè con cái bên mẹ tại nhà 99 tháng 10/1986.
Trên tầu từ Matxcơva sang Varsava. Ngẫu nhiên đồng hành cùng đội  “du kích đường sắt” (cách nói vui chỉ những người Việt Nam đi buôn bán đường dài tuyến Nga - Ba Lan và ngược lại) có một trung niên người thấp đậm, vui tính cực kỳ. Những bài hát, những câu thơ, câu chuyện tiếu lâm của anh khiến đường bớt xa và làm vợi nỗi tha hương của những trí thức Việt Nam khi ấy - thừa tự hào và tự trọng nhưng lại thiếu tiền. Tên anh là Trần Kiến Quốc, nhà ở Hà Nội, số 99 phố Trần Hưng Đạo...