Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Người phụ nữ lãnh đạo khởi nghĩa ở Kim Động, Hưng Yên



Ñoù laø ñoàng chí Nguyeãn Thò ÖÙc. Sinh ra trong moät gia ñình noâng daân ngheøo ôû huyeän Höng Nhaân, tænh Thaùi Bình, naêm 1936, ñöôïc giaø Ñoài giaùc ngoä caùch maïng, môùi 16 tuoåi, chò ñaõ laøm lieân laïc ñöa thö töø vaø canh gaùc cho caùn boä hoäi hoïp bí maät. Thaùng 8 naêm 1939, chò ñöôïc keát naïp vaøo Ñaûng vaø thaùng 2 naêm 1941 ñöôïc ñieàu veà Lieân tænh C (toå chöùc cuûa Xöù uyû Baéc kì phuï traùch phong traøo Thaùi Bình, Haø Nam, Nam Ñònh, Ninh Bình) laøm giao thoâng ñöa vaên thö. 

Đọc sách: SỐNG GIỮA LÒNG DÂN NINH BÌNH

SỐNG GIỮA LÒNG DÂN NINH BÌNH 
[Trích “Truyền thống vẻ vang và những tấm gương phụ nữ Ninh Bình” – Hội LHPN Ninh Bình, 1995]
Bà Nguyễn Thị Hưng (1920-1993) kể
Vân Giang ghi

Quê tôi ở Thái Bình. Được Đảng giác ngộ, tôi xa nhà đi hoạt động từ lúc còn ít tuổi. Tôi trưởng thành từng bước nhờ có sự dìu dắt, giáo dục của Đảng và sự nuôi nấng, ấp ủ của nhân dân. Ninh Bình là một địa phương tôi đã từng hoạt động. Suốt đời tôi không thể nào quên những ngày sống trong lòng dân Ninh Bình, đấu tranh sống mái với quân thù.

Ảnh cũ ơi là cũ (Bim)


Khi xem bức ảnh này, Bim nhận ra mình đang bên cụ Nội. Bức ảnh này chụp vào khoảng 1949, đầu 1950, tại  chiến khu Việt Bắc, khi Trần Kháng Chiến 4 tuổi (bằng Bim bây giờ).


Còn bức ảnh thứ 2 chụp tại Trường Lục quân Việt Nam, khi đóng tại Vân Nam. Lúc đó Lợi chập chững biết đi - khoảng cuối 1951, đầu 1952. Nhìn bức ảnh này, Bim cũng cho rằng: đứa trẻ lớn là Bim nhưng lại kết luận "ảnh không có mầu, không đẹp".

Chiếc xe đạp (KC)

Bức ảnh này được chụp tại Trường Lục quân Việt Nam. Trần Kháng Chiến đang đạp xe đạp.
Khi cha mẹ công tác tại trường, đóng quân tại Vân Nam. Trong quân đội lúc đó chưa có chế độ lương. Lương thực,thưc phẩm, rau... do nhà trường cung cấp. Cha mẹ chỉ có sinh hoạt phí.

Khi lên công tác tại Tp Côn Minh, cha ra chợ trời, mua một chiếc xe đạp trẻ em của Pháp, bánh cao su đúc đặc. (Khi có tuyến đường sắt Hà Nôi-Côn Minh, nhiều hàng hoá của Pháp được chở đến Côn Minh). Cùng chuyến đó, cha còn mua một chậu nhôm lớn, được dùng làm chậu tắm cho các em Lợi, Quốc, Công  cùng một đôi ủng cao su sản xuất tại Nhật.
Chiếc xe đạp chủ yếu được  Trần kháng Chiến sử dụng mỗi khi về thăm gia đình vào mùa hè. Chiến đạp khắp hang cùng ngỏ hẻm khu Hiệu bộ. Các chú bộ đội sau này gặp lại vẫn nhắc về chiếc xe đạp nhỏ đáng yêu này.
Chiến, Lợi, Quốc cùng con 1 chú ở trường. Quế Lâm 1955.
Khi trường chuyển sang Quế Lâm rồi về Hà Nội, ba đồ vật này luôn được chú Phú  đóng gói, chuyển theo gia đình. Chiếc xe đạp còn được mang về 38 Trần Phú. Vì các em đi Vườn trẻ nên ít được mang ra. Có lần Minh Thi (con chú Đỗ Đức Kiên) do quá lớn, ngồi lên đạp vòng quanh sân đến nỗi khung xe bị gãy. Biết chuyện, chú Kiên nói: "Thôi, con dại, cái mang" rồi mang ra tiệm hàn sửa lại.
Chiếc chậu lớn, đôi ủng cao su còn được gia đình mang theo về 99 Trần Hưng Đạo. Mãi đến những năm 90, chiếc chậu nhôm lớn vẫn còn. Sau đó mòn và đáy bị cắt khỏi vành chậu. Bà dựng ở góc vườn sát bể nước để trồng cây.
Những vật kỷ niệm nay chỉ còn trên ảnh, dù vậy cũng rất quý!

Chú Thy cụt

Chú dân Phúc Tá, từng được mệnh danh "Hùm xám đường 5" ngày kháng Pháp. Nghe nói, ngón tay cái chú bị cụt khi đánh Pháp còn được lưu giữ trong Bảo tàng Hưng Yên. Năm 1950, chú được đi học Triết ở Bắc Kinh. Sau này từng làm Chủ nhiệm Khoa Cơ bản, Đại học KTQS rồi ra chiến trường.
Thăm cô Sơn, chú Năm Thy cùng em Bá.
Ở làng gọi chú là Năm Thy. Chú giỏi lí luận, khảng khái, mạnh dạn; coi cha là người thầy, người anh.
Ngày vừa hòa bình, chú bảo với cha mẹ: "Anh chị cứ đưa các cụ về Ân Thi, ở đây em lo cho. Anh chỉ nói với Lê Quý Quỳnh (khi đó là bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên - NV) 1 câu, nó đồng ý cấp đất ngay ấy mà".
Sau khi vào chiến đấu ở Quảng Trị, năm 1979 chú có mặt trên mặt trận biên giới phía bắc. Vì biết tiếng Hoa nên từng đàm đạo với chỉ huy TQ: vì sao lại xâm lược VN? 
Ở Phúc Tá, chú là chỗ dựa tinh thần của ông bà nội và gia đình cô chú Truyền. Năm 2004, sau ngày hội thảo về cha ở HN, anh chị em ta đi suốt lượt từ Tiêu Động, Bình Lục về Hưng Hà, Thái Bình rồi về Ân Thi cảm ơn quê hương và các cơ sở của cha mẹ.
Tại thôn Phúc Tá, tôi và anh Chiến có qua thăm cô chú. Ít năm sau chú mất tại quê nhà.

Nhà ta ở 20 Hoàng Diệu

Bức ảnh này chụp dễ đã hơn nửa thế kỷ!
Mẹ đang cùng 5 đứa trải chiếu ra, ngồi trên gác thượng nhà 20 Hoàng Diệu. Bên kia là nhà bác Bửu. Ngày ấy nhà ta cùng villa với nhà bác Trần Quý Hai. Mẹ chưa sinh Trung? Vậy là khoảng năm 1958 hoặc đầu 1959? Anh Lợi chả hiểu đi đâu? Còn chị Hồng thì đang sống ở Hải Phòng với bác Tám.
Trong ảnh, Phúc ngồi trong lòng mẹ, kế bên là Quốc rồi anh Chiến. Ông Nghị đang ngước lên xem mẹ nói gì. (Nhìn ông giống cu Long thế!). Công thì đang lật giở xem cuốn họa báo.
Thật là những phút giây hạnh phúc!

Anh Lý Tân Hoa về thăm

Chuyến thăm lại TpHCM của gia đình anh cũng đã 7 năm. Đêm 10/11/2005 có bữa tiệc gia đình chiêu đãi anh chị ở quán Bia Tiệp "Thần Châu" trên đường Nguyễn Văn Đậu. Có cả Lưu Minh (con chú Hoàng Hoa) và anh Lâm Sung (bạn cũ của anh Hoa ở Bắc Kinh) đến dự.
Hội ngộ.

Ăn cơm mới nói chuyện cũ.

Anh Sung đến muộn.

Hai ông bạn già.