Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Với các tướng lĩnh QĐ


Tình bạn với các tướng lĩnh

Trần Kháng Chiến



            Cha tôi có 14 năm quân ngũ. Những năm tháng đó ông có nhiều đồng đội thân thiết. Là đứa con  lớn trong gia đình tôi may mắn được chứng kiến, được nghe lại nhiều chuyện về quan hệ gần gũi của ông với các tướng  lĩnh, cán bộ cao cấp lớp đầu tiên.



            Với Trung tướng Nguyễn Bình

Người mà cha tôi quen biết sớm nhất trong số những tướng lĩnh là Trung tướng Nguyễn Bình. Tên thật của ông là Nguyễn Phương Thảo, người phố Bần, Hưng Yên. Ông tham gia Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1930, ông cùng nhiều đảng viên Quốc dân đảng như Trần Huy Liệu, Trần Xuân Độ… bị bắt, bị kết án. Cha tôi biết ông trong những năm cùng ngồi tù Côn Đảo. Cha tôi kể lại  rằng giữa các tù nhân Cộng sản và Quốc dân đảng có những bất đồng về quan điểm tiến hành cách mạng. Vì có những bất đồng nên  hai “khối” tù chính trị hay tranh luận. Do vạy cha tôi cùng các tù Cộng sản có quan hệ rất cởi mở với ông Thảo. Theo cha tôi, ông Thảo là người khí phách  ngang tàng, ngay thẳng. Tại Côn Đảo, ông Thảo có ảnh hưởng lớn với cánh tù thường phạm, nhất là cánh dân “anh chị” Lục tỉnh.

Kỉ niệm về thủ trưởng Bình (Vũ Thuần)


Về một lần Mao Chủ tịch tiếp Đại sứ

Mười giờ sáng hôm ấy, Đại sứ Trần Tử Bình được Mao Chủ tịch tiếp tại phòng khách ở Trung Nam Hải. Tôi có mặt với nhiệm vụ phiên dịch.
Nhìn thấy chúng tôi, đang ngồi trên đi-văng Mao Chủ tịch đứng dậy, giơ tay chào rồi bắt tay thân mật. Người nói:
- Được tin các đồng chí đến, tôi thu xếp tiếp ngay, mặc dầu giờ này là giờ ngủ của tôi. Trước sau tôi vẫn coi các đồng chí là  sứ giả của tiến tuyến lớn. Tiền tuyến lớn gọi hậu phương phải trả lời ngay.
Đại sứ Trần Tử Bình vui mừng báo cáo với Mao Chủ tịch về những chiến công mới nhất của quân, dân hai miền Nam, Bắc trong tháng qua. Những lần trước, do chưa quen với khẩu âm vùng Hồ Nam của Mao Chủ tịch  nên khi Người nói nhanh có chỗ không nghe ra nên tôi không dịch được. Lo quá toát mồ hôi, ướt cả lưng chiếc áo len ngắn tay. Vậy mà lần này nhờ “khí thế” của Đại sứ, tôi trở nên tự tin hơn, phát âm rõ ràng, cố gắng dịch thật to làm cho buổi gặp mặt trở nên sôi nổi. Nghe xong Mao Chủ tịch đứng dậy, bắt tay chúc mừng:
- Các đồng chí tiếp tục kiên trì đánh giặc, cuộc kháng chiến của các đồng chí nhất định thắng lợi!
Khi  Đại sứ  chào ra về, tôi được Mao Chủ tịch bắt tay rồi xoa đầu  khen:
- Đồng chí xứng đáng là một trong những sản phẩm tốt của mối quan hệ  hữu nghị Trung - Việt!
                   


Ký ức về cha mẹ


NHỮNG KÝ ỨC VỀ CHA MẸ TÔI

Trần Việt Trung



Mỗi người sinh ra trên đời đều do tinh cha huyết mẹ mà hình thành, đều có những ký ức về người sinh ra mình, nhưng không phải ai cũng có thể viết về cha mẹ và không phải bài viết nào cũng được lưu lại theo năm tháng.

Cuốn sách "Trần Tử Bình từ Phú Riềng Đỏ tới mùa Thu Hà Nội… " do anh chị em trong gia đình tôi bỏ công sức biên soạn cùng những buổi trò chuyện với các bác, các chú từng công tác với cha mẹ tôi, những bài viết giản dị và trung thực về cha mẹ tôi chính là động lực khích lệ ghi lại những điều tôi được biết về người sinh ra mình, để: gần thì để các cháu trong gia đình biết thêm về ông bà, rộng hơn thì cho bạn bè, học trò tôi biết thêm về những người họ tôn kính và ngưỡng mộ.