Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Cô Vượng, chú Công chiêu đãi khách quý

Bữa tiệc tối nay.
Tối thứ bảy, cô Vượng đặt tiệc buffet ở sân vườn KS Du Parc (Novotel cũ, nơi gia đình ta ra nghỉ khi mẹ con Phúc từ Matxcơva về chơi chục năm trước) chiêu đãi ông Joe và bà Margaret. 7g hơn có mặt ở nhà hàng. Lại chuyện trò thân tình của những người thân.
Ba anh em và ông khách tên Dư.

Chú Công nêu vấn đề với ông bà, gọi tên Tây khó lắm, vì thế phải lập "Hội đồng đặt tên Việt" cho cả 2 vị khách quý. Trên cơ sở tên tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt sao cho vừa dân giã, vừa dễ đọc; sau khi bàn bạc và được sự đồng thuận của 2 vị khách: từ đêm hôm nay, ông Joe có tên Việt là Dư và bà Margaret có tên là Mơ. (Lưu ý: việc chọn tên cũng dựa theo "truyền thống" đặt tên khi đưa người từ country site "ra thành phố làm việc"!). Vì thế Steph có tên Việt là Xoan.


Cả nhà hàng được ban nhạc 4 ca sĩ từ Philippines biểu diễn các bài nổi tiếng thế giới từ những năm 1970 tới nay. Ông Dư và bà Mơ thuộc rất nhiều bài và hát theo. Mọi người nghe ông hát hay đã khen ông là "giọng ca đang lên ở lứa tuổi U70".

Như bữa tối hôm qua, bàn tiệc đêm nay cũng hết sức vui nhộn với những câu chuyện và những điệu cười sảng khoái.
"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng giao cháu Xoan cho ông bà Nghị", bà Mơ nói.
Nhưng tối qua, ai cũng sẵn sàng "One more" uống thêm chai nữa rồi chai nữa (theo kiểu rống lên của Indian white cow được UNO "cử" sang Cambodia rà phá bom mìn do bọn diệt chủng Kh'mer Đỏ gài lại). Dù vấp bom mìn, dù bị chết nhiều nhưng chả hiểu sao khắp nơi thấy bò trắng Ấn độ. UNO nghiên cứu và phát hiện, bò trắng luôn "hoàn thành xuất sắc chức năng đàn ông" và mỗi khi "xong nhiệm vụ" lại rống lên "One more". Còn đêm nay thì ai cũng lắc "thế là đủ". Hóa ra ông Dư muốn về xem đá bóng vì ông là cổ động viên tích cực của Sunderland, cho dù đang là cư dân của Manchester.

Ông bà Dư buồn: Vậy mai phải chia tay nhau à?




Trước cửa KS Du Parc.
Chủ, khách vui vẻ.
Về resort được lúc thì có cơn mưa rào. Mát.

Bài hát "Người tình Lara" (ST: HP)

Mời đọc lại tư liệu phim Le Docteur Jivago và nghe ca khúc này, để nhớ về 1 thời.
Tại đây!

Bữa cơm tối vui vẻ

Bàn khách quý.
Tối qua cả đoàn ra quán Rừng Quê, mang phong cách Chăm, (cách đây mấy năm cả đại gia đình ra nghỉ ở KS Lan Mien đã đến ăn). Ông bà ngoại Steph cảm thấy rất an tâm khi Steph sang VN gặp gia đình ta và rất thú vị cho cuộc hội ngộ này.
Vui nhất là chú Công liên tịch mời ông uống bia và ăn thêm đà điểu nướng, sò điệp nướng pho-mai... khi ăn đã quá nhiều (full!). Có chút bất đồng ngôn ngữ nhưng khi kể chuyện tiếu lâm thì hiểu nhau hết, cười chảy nước mắt.

Cặp vợ chồng 'trẻ' lần đầu sang VN.


Bàn cô Vượng và Hòa.

Chia tay quán.
See you again!


Bà Margaret khi đọc tên KS Victoria thấy kèm 2 từ "Phan Thiết" thì đùa là "Fat thief" (thằng mập ăn cắp).
Còn Quốc khi thấy ông đã uống mấy chai bia lạnh, hơi bị cảm và hắt xì liên tục thì bảo: "Ở VN, người Anh, Mỹ sang đây ngạc nhiên lắm khi thấy dân Việt hắt xì hơi mà còn nói được tiếng Anh: "Yes, Sir!"...".
Cũng lần này khi uống đã nhiều, Công liền quay sang hỏi ông:
- Ông có biết Liverpool ở U.K.?
- Có, đó là 1 Tp có 1 đội bóng nổi tiếng là FC Liverpool. - Ông trả lời.
- Nhưng chưa hết. Trong tiếng Việt chúng tôi có 1 từ mới có xuất xứ từ tiếng Anh. Khi uống quá say, phải "trả lại" hết ẩm thực cho chủ tiệc thì người Việt gọi chại ra là "li-vơ-phun" (Liverfool).
Ông bà khoái chí cười ha hả vì học được từ mới.

Đến Holiwood, Kinh đô điện ảnh (KC)

Xem phim Mỹ nhiều, nay mới đến nơi sản xuất ra hàng vạn bộ phim hay.
Trước quả cầu Universal hay thấy lúc vào phim.

Giống diễn viên Thành Long không?