Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Bức ảnh quý

Bức ảnh này có:
+ Hàng ngồi, trái qua: Ông Tạ Quang Bửu, 2 chiến sĩ hàng binh Việt, Đức, Đại tướng Giáp và bà Hà, phu nhân Đại tướng.
+ Hàng đứng: Ông Lưu Văn Lợi, Tướng Nguyễn Sơn, Tướng Hoàng Văn Thái và 1 hàng binh.
Cuộc trò chuyện thật thân tình.
Tại núi rừng Việt Bắc.
Đây là 1 tư liệu quý.

Nhà 99, tháng 10/1986

Mời xem vài hình ảnh ngày chia tay Kiến Quốc đi thực tập sinh ở CHDC Đức.
Với bà Hưng, bà Tâm và cả nhà.

Bà và bạn bè của con cái.

Nhà Công-Vượng. Bùm được bố bế trên tay, nay đã có gia đình riêng.

Với các cháu nhà 99.

Bà và cánh phụ nữ nhà 99.

Bọn giặc luôn được bà quan tâm.

Thay cho lời kết của cuốn sách


THAY CHO LỜI KẾT



Cuối năm 2001, Chủ tịch nước kí quyết định truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Trần Tử Bình. Tháng giêng năm 2002, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, thừa uỷ quyền Chủ tịch, trao tấm huân chương cho gia đình. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước đối với công lao của ông.

Đang triển khai làm chân dung các tướng lĩnh trong quân đội, Đại tá Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chi Phan (Trung tâm truyền hình quân đội) đưa ra ý tưởng thực hiện bộ phim vidéo tư liệu “Thiếu tướng Trần Tử Bình - người công giáo yêu nước”. Ngày 17 tháng 3 năm 2002, anh đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh, triển khai quay những thước phim đầu tiên. Nhóm làm phim đã gặp gỡ nhiều nhân chứng lịch sử - các ông Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Xuân Tuỳ, Nguyễn Thọ Chân… và về thăm thị xã Thủ Dầu Một, thủ phủ miền đất đỏ cao su, nơi có đường phố mang tên Trần Tử Bình. Sau đó trở ra Bắc, đoàn đến xã Tiêu Động, Bình Lục, Hà Nam lấy tư liệu của ông tại quê nhà. Ít ngày sau, trong chương trình Giáo dục quốc phòng của Truyền hình quân đội, bộ phim tư  liệu được lên sóng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Tự điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 1996. (Trung tâm Tư liệu Bách khoa quân sự Bộ Quốc phòng, NXB QĐND, 1996).
  2. Côn Đảo – Ký sự và Tư liệu. (Ban Liên lạc tù chính trị, Sở VHTT, NXB Trẻ TPHCM, 1995).
  3. Lịch sử phong trào công nhân Cao su Việt Nam. (Công đoàn Cao su Việt Nam, NXB Lao động, 2003).
  4. Công ty Cao su Đồng Phú, Truyền thống – xây dựng và phát triển (1927-1995). (Đảng uỷ và Giám đốc Công ty Cao su Đồng Phú, 1995).
  5. Danh nhân lịch sử Việt Nam. (NXB Giáo dục, 1992).
  6. Nhân vật lịch sử - văn hoá Hà Nam (Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam, NXB Hội Nhà văn, 2000).
  7. Văn phòng Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Văn phòng Bộ Quốc phòng – Biên niên sự kiện (1946 – 2005). (Đảng uỷ Quân sự Trung ương - Bộ Quốc phòng - Văn phòng, NXB QĐND, 2006).
  8. Một số hình ảnh về lịch sử - truyền thống Tổng Thanh tra quân đội 1948-1988 (Cục Tổng Thanh tra quân đội 1988).
  9. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (NXB Giáo dục 2006).
  10. Đảng Cộng sản Việt Nam – Chặng đường qua hai thế kỷ (NXB Chính trị quốc gia 2006).
  11. Đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (NXB Chính trị Quốc gia 1994).