Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Tin vui

Chú Đỗ Hạp, Trưởng BLL Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1, vừa nhắn tin thông báo: TP Nam Định đặt tên TRẦN TỬ BÌNH cho 1 con đường từ năm 2014.
Tên cũ là đường F2, từ phố Chu Văn An đến phố F1, tại khu đô thị Hòa Vương. Phố Trần Tử Bình dài 74m, rộng 7m, được đặt theo quyết định số 74/QĐ-UBND (ngày 13/1/2014).
(Ngoài ra, cụ tổ Đỗ Quảng của dòng họ nhà chú Đỗ Hạp cũng được đặt tên đường theo quyết định này). 
Chúng cháu rất tự hào vì nhân dân Nam Định vẫn nhớ đến cha cháu.
Xin thay mặt gia đình cảm ơn TP Nam Định và chú Đỗ Hạp!

Ghi nhớ và tự hào! (Trần Kháng Chiến)

Ts. Trần  Kháng Chiến  
Phó Chủ tịch Hội Việt-Trung hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh


Mùa hè 1950, theo thỏa thuận của Hồ Chủ tịch với Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Mao Chủ tịch; Quân khu Vân Nam (do Đại tướng Trần Canh làm Tư lệnh) đảm nhận việc bố trí cho Trường Lục quân Việt Nam sang đóng quân, bảo đảm cơ sở vật chất để nhà trường tiến hành đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hòa bình, tại châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam.
Thời kỳ đó, Vân Nam vừa mới được giải phóng, chính quyền nhân dân, Quân khu Vân Nam còn muôn vàn khó khăn, song đã nỗ lực bảo đảm hậu cần, cử đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong chiến tranh cách mạng truyền đạt kinh nghiệm chiến đấu, tổ chức chiến đấu cho giáo viên,  học viên của nhà trường…
Cha tôi, Thiếu tướng Trần Tử Bình, được Trung ương Đảng, Quân đội  giao nhiệm vụ làm Chính ủy cùng Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, Hiệu trưởng, đưa Trường Lục quân Việt Nam sang Vân Nam.