Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Hình ảnh của gia đình ta và lính Trỗi với bác Giáp qua blog của Cao

Anh Cao Cẩm Quỳ (Cao "tư lệnh", dân Quế Lâm) là bạn của gia đình, thân thiết với anh Chiến, Quốc, từng gặp Việt Trung ở HN. Những ngày này anh buồn vì quan hệ Việt - Trung xấu đi do tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh không từ bỏ tư tưởng Đại Hán.
Trên blog của anh vừa đăng loạt ảnh quý! Mời cùng xem!

Ba mẹ con Phúc ở Mát

Hai anh đều có đầu mới, ngắn, đẹp.
Ngày 29/8, tại Mát, Phúc chia tay cháu Đức sang Anh học tiếp. Ngày 10/9 Minh lại đi. Vậy còn mỗi mẹ ở nhà. Bà cũng nóng ruột vì chưa về thăm cháu Hồ Nghĩa Dũng được.




Trước ban thờ bà ngoại.
Minh cao hơn mẹ 1 cái đầu.






Đức cũng không kém.
 
 


Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Giỗ bà tại TpHCM

Chiều nay 8/7 Nhâm Thìn (24/8/2012) tại nhà bác Chiến, con cháu phía Nam về khá đông đủ. Có thêm cô nhà báo trẻ Tô Lan Hương được bác Chiến mời đến. Dũng vì bận việc sở nên về muộn; Đào vợ Hùng ốm nên vắng mặt.
Bác Chiến mang ra chai rượu mùi Thanh Mai, uống để nhớ lại ngày tết thời bao cấp. Thơm, ngon. Các món ăn theo kiểu góp giỗ, mỗi nhà 2 món là thành mâm cỗ. Ngon miệng.
Bác Cả luôn bận rộn.

Mâm đàn ông.

Mâm trẻ con. Có Bim và Rio.

Con nhà Cường ngồi cạnh chú Hùng.


Mâm các bà các chị.

Cả nhà phía Nam. Rio rất quậy, không thèm chụp ảnh.

Thêm anh Dương (áo đỏ) chồng Trang.


Anh Dũng vừa tan sở về thì khách đã về.

Bim, Rio chia tay ông bà và nhà em Cún - những gia đình bên này sông SG.
Ngoài HN tổ chức ở nhà chú Trung. Ông Tích và nhiều bạn bè của gia đình cũng đến dự.
Mai cháu Quang lên đường đi Mỹ học.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Chúc mừng sinh nhật ba Trung (Lan Phương)

Dear daddy,


Cả nhà dưới chân tháp Big Beng!


Tuổi 53!
Today is your birthday. You always say you don't bother to celebrate. Sadly, everybody can't help celebrate it for you. The reason why is that people always think of ow grateful they feel for you: grateful for the knowledge you have, for the motivation you pass through, for the lives you have saved, for the dear advice you give in life.
All in all, it's because you are the one who cares about everyone around you. They can lean on this occasion to show you their appreciation. It would feel more natural, wouldn't it? Just like me, I don't normally text to you not because of I don't care but it is not the way I am used to showing my thoughts. So your birthday is an excuse to express them naturally.
I know I still have one more year to go. Hard it is for me but it is not easy for you either. I am always ready as I've learnt from you the dignity that no university can offer me to deal with real life.
Thank you daddy. Even if one year of your life has passed, you don't lose anything but gaining by helping a lot of people around you.
Happy birthday! 

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Nguyễn Duy Thân và bức ảnh lịch sử 19/8/1945

Bài viết của Trần Kiến Quốc đăng trên Thời nay (phụ san báo Nhân dân) nhân 19/8/2012.
Mời đọc!
Và trên QĐND!

Phút thiêng (Trần Đình Ngân, Berlin)

Ngày cuối năm đưa mẹ về với cha. Bác Thiên Tích xem cẩn thận ngày, giờ rồi cả nhà chuẩn bị. Con cháu bên bà từ Hưng Hà, Thái Bình; nhà cô chú Truyền từ Ân Thy, Hưng Yên; gia đình anh Vọng, chị Nga từ Nam Định lên; các gia đình từ trong Nam ra; bạn bè thân hữu có chú Bùi Đức và anh Ngân... có mặt.
Sáng ấy trời lạnh. Từ 3g cả đoàn đã có mặt ở Văn Điển. Ngày này cả nghĩa trang như chợ âm phủ, nhiều gia đình cùng xuống cải mả cho người thân. Chúng ta xin đưa bà về quê dù bà có tiêu chuẩn nằm đây vĩnh viễn. Đón bà lên, rửa nước thơm rồi đưa về M. Cũng 5g sáng hôm ấy, cả nhà làm thủ tục sửa mộ cha. Từ hôm nay 2 ông bà đã về với nhau, đúng với tâm nguyện của cha sinh thời: "Lúc chết mong cha mẹ cùng nằm 1 lỗ".

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Giới thiệu sách mới: TỪ HỎA LÒ ĐẾN PHỦ KHÂM SAI BẮC BỘ (KQ)

Đại tá Lê Trọng Nghĩa (ảnh chụp 1955)


Sách mới.
Cuối quý 2 năm 2012, đúng vào dịp kỉ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám (1945 –2012), Nxb Hà Nội đã phát hành cuốn sách “Từ Hỏa Lò đến Phủ Khâm sai Bắc Bộ” - hồi ký của nhân chứng lịch sử Lê Trọng Nghĩa, một trong hai ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội 19/8/1945 còn sống đến ngày hôm nay[1].

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Blog của Cao Cẩm Quỳ, 1 người bạn của gia đình

Trên blog này, hôm nay anh Cao đưa nhiều hình ảnh bác Chiến cùng nhà Mý và đoàn các bác trường Trỗi thăm Quế Lâm cuối tháng 5/2010. Những ngày này anh Cao trăn trở chuyện Biển Đông và rất buồn khi nhà cầm quyền Bắc Kinh muốn gây chiến.
Mời xem!

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Mẹ Hòa và anh Long ở Anh (Bồ Nông)


CTV Bồ Nông vừa gửi phóng sự ảnh anh Long và mẹ ở Brighton Marina và Lews về. BBT xin post lên để đại gia đình cùng xem.

Xin cảm ơn Nông!










Dresden, ơi mảnh đất thân thương! (KQ)

Nghe tin cộng đồng người Việt ở Berlin sẽ xuống thăm và giao lưu với cộng đồng người Việt ở Dresden, KQ đã làm bài thơ tặng các bạn. - KQ

Dresden của tôi, một thời đã sống
Có dòng Elbe êm đềm chảy quanh năm,
và những con tàu hơi nước xình xịch chở du khách viếng thăm
Vậy mà chả xuân nào Elbe hiền lành,
dữ tợn gây lũ tràn bờ mỗi lần tuyết tan
Sông Elbe chia thành phố của tôi
ra hai phần,
Thành mới - Neu và Thành cổ - Altstadt
Có những lâu đài cổ kính dựa bên bờ dốc
Xanh mướt những công viên
Chú bồ câu khẽ nhặt mẩu bánh trên tay
Chim, sóc, bướm… làm bạn cùng người
Chủ nhật đầu vừa đặt chân đến nơi,
tôi đã chạy như bay đến cung điện Schwingers tráng lệ
Ngay cửa là quần thể tượng thần Hy-lạp
đang đùa vui bên bao thiếu nữ ở trần,
từ miệng đang phun ra dòng nước mát trong
Và bên trong cất giữ hàng vạn tượng, tranh
Trước những tác phẩm nghệ thuật của muôn đời
tôi đã ngẩn ngơ…
Không xa là nhà thờ Marien Kirche
chả còn vẹn nguyên
Bắng chứng tích đổ nát ấy dân Đức muốn nói:
“Đừng bao giờ chiến tranh, Thế giới ơi!”
Và đêm đêm Oper Haus rực sáng ánh đèn
Vọng ra tiếng đàn như muốn đệm cho từng cặp tình nhân
đang ôm hôn say đắm dưới những dàn nho trên bậc Terrasse
hay đang sánh vai nhau hứng gió dọc bờ sông
Dresden, ơi mảnh đất thân thương!
Nơi đã gắn bao kỷ niệm thời trai trẻ
Khó quên lắm, thành phố của tôi!
Sài Gòn, 1/5/2012

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

TIỄN ĐƯA MẸ ĐỒNG ĐỘI

Tiễn đưa Mẹ hôm nay không phải con trai
Mà là những thằng bạn nó.
Con của mẹ đã ra đi truớc đó
Đến hôm nay sắp chẵn bốn chục năm
Chừng ấy năm Mẹ khắc khoải âm thầm
Cắn chặt răng, nước mắt lặn vào trong...
...

Không có con nhưng Mẹ còn chúng nó
Những thằng bạn đến thăm mẹ thay con.
Và hôm nay chúng đến chít khăn tang
Thay con, đưa Mẹ về Bên Ấy
...

Ngày con ra đi tuổi vừa mười mấy
Chúng nó giờ đây sáu chục cả rồi.
Chỉ lát nữa thôi mẹ con mình gặp mặt
Cuộc đoàn viên sau bốn chục năm trời

...
Chúng con đưa tiễn Mẹ. Mẹ ơi...
Trần Kiến Quốc
--------
Bạn Trỗi Huỳnh Kim Trung hy sinh ngày 20/8/1972. Năm nay tròn 40 năm. Bao nhiêu năm ấy, bạn bè đến thăm má thay Trung. Ngày má mất, bạn Trỗi đến chít khăn tang, đưa mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng. Xúc động, tôi đã viết bài thơ khi trở về.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Bạn đọc đã vượt con số 1 vạn

Hôm nay 6/8/2012, nhìn vào thống kê bạn đọc thấy ghi con số: 10.182. Vậy là trang này được quan tâm không chỉ trong đại gia đình 99 mà cả nhiều bạn bè thân thiết. Xin chân thành cảm ơn!
BBT hứa sẽ cố gắng tìm tòi nhiều tư liệu quý để phục vụ bạn đọc!

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Nỗi đau còn đó

Đây là bài viết sau khi từ HN viếng cụ Trần Độ về. Năm nay tròn 10 năm cụ đi cũng là "tuổi" của bài viết. Một số chi tiết có điều chỉnh nhẹ nhưng giữ nguyên nội dung.

NỖI ĐAU CÒN ĐÓ
                      “Những người có tâm, có đức sẽ sống mãi...”
Trần Kiến Quốc

Nghe tin tang lễ cụ Trần Độ, một lão thành cách mạng, được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, chúng tôi có mặt từ sớm. Từ 8 giờ ngày 14-8-2002, họ hàng, bạn bè thân hữu, đồng chí đồng đội trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, các văn nghệ sĩ… đã tập trung về số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Cửa hàng bán hoa ngay cổng hôm nay thật đắt khách.
Trong gian chính sáng ấy.


Chú Trần Độ mất tròn 10 năm

Ngày 9/8 này, đúng 10 năm chú mất.
Gia đình chú có quan hệ thân thiết với cha mẹ chúng ta. Đầu những năm 1940, bà Hằng là Z.T (giao thông) của ông Hoàng Văn Thụ với ông Trần Tử Bình (ngày mới từ Côn Đảo về bị quản thúc ở Bình Lục, Hà Nam). Những năm 1947, 48, cô chú là hàng xóm của cha mẹ ta ở cơ quan Tổng Tư lệnh trên Việt Bắc. Ngày đó mẹ bị viêm màng não, anh Chiến còn được bà Hằng cho bú nhờ.
Từ năm 1974, khi chú Độ từ B2 ra thì chuyển nhà về 97 Trần Hưng Đạo. Cô chú là hàng xóm của nhà 99 suốt đến giờ. Chú được trao tặng Huân chương HCM từ 1986. Một lần hỏi thăm biết cha chỉ được truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất sau khi mất, chú bảo: "Cha các cháu là bậc đàn anh của chú, ông ấy phải được HCM. Các cháu nên hỏi cơ quan chủ quản cuối cùng...". Lần đó đề đạt với Bộ Ngoại giao thì đầu năm 2001 họ trao huân chương cho gia đình.
Sinh thời, ngày còn khỏe, năm nào chú cũng vào Nam, sống lại "không khí ngày xưa". Chiến - Quốc hay được tháp tùng chú đi thăm thú bạn bè. Những chuyến đi ấy học hỏi được bao điều.
Ngày chú mất, Quốc thay mặt anh em ta ở phía Nam ra dự tang lễ. Vậy mà đã 10 năm. Nhanh quá!
Trên Bantroi5 bắt đầu đăng bài viết về ông Độbà Hằng. Mời nhà ta đón xem!

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Mý còn yêu cả mèo

Mý và My.
Không chỉ yêu chó mà Mý rất quý mèo. Năm kia vừa học đàn ở nhà thầy Hải ra, thấy ngay chú mèo hen đang rên khe khẽ góc đường. Người thì bé xíu, lông nâu pha vằn đen, trông xấu xí lắm. Thương nó quá, Mý bế về xin mẹ cho nuôi. Mẹ chỉ nói: "Đã nuôi phải yêu nó và phải nuôi đến cùng!".
Đặt tên nó là My. Hai năm nay My sống chung mái nhà với Mý. Sáng nào cũng lên phòng chị gại gại lưng vào cửa, đòi mở. Khi chị học bài thì nhảy tót lên lòng, nũng nịu. Hôm nào chị đi học về muộn là ngơ ngẩn trông.
Sáng nay Mý xin ba 5 nghìn. "Để làm gì vậy?". "Ở trường con có con mèo con, nó ốm quá, sợ chết mất. Mấy đứa chúng con góp tiền mua sữa cho nó".
Tình thương yêu nhân loại sẽ bắt đầu từ đây đấy!