Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

NXB Kim Đồng chuẩn bị làm sách về 11 vị tướng đầu tiên

Chiêm, biên tập viên của Kim Đồng vừa thông báo sẽ xuất bản một cuốn sách về 11 vị tướng được Bác Hồ phong năm 1948. Mỗi vị sẽ có tiểu sử cá nhân, bài viết về các cụ (sưu tập các bài viết về cuộc đời hoạt động của các cụ cùng tình cảm của con cháu trong nhà). NXB có ý định chọn bài viết của Trần Kiến Quốc trên Bee.net.vn năm 2009 làm xương sống.
Chiêm cũng nhờ ta liên lạc với gia đình các cụ.
Xin cảm ơn các bạn trẻ và sẵn sàng gíup đỡ!

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Vài hình ảnh lễ trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cụ Lý Ban

Huệ chuẩn bị phát biểu.
Gia đình bác Lý, nhất là Lý Tân Huệ, nhiều lúc tưởng như vô vọng về việc đề nghị Nhà nước xét khen thưởng huân chương cho bác.
Bằng nỗ lực và quan hệ, nhất là khi anh Chiến viết thư - trên cương vị là TTK Hội Hữu nghị Việt-Trung TpHCM - cho Chủ tịch Triết và Thủ tướng Dũng, chỉ sau ít ngay, ông Triết trả lời ngay: Việc này phải làm.
Rồi những triển khai cụ thể giữa Bộ Công thương với gia đình thuận lợi, may hơn khi có Dung (vợ Lê Chí Hòa) là cán bộ thụ lí trực tiếp.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trao huân chương cho gia đình.

Nhà Huệ với gia đình, bạn bè thân thích và đồng đội của ba.
Tháng 5/2011, Bộ Công thương được sự ủy quyền của Chủ tịch nước, trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Lý Tân Huệ, đại diện gia đình.
Cả nhà ta ở TpHCM đều đến. Nhiều đồng đội, lính cũ của bác Lý ở chiến khu Việt Bắc (chú Hoàng Minh Phương), cán bộ ở Bộ Ngoại thương (anh Việt Cường)... đã có mặt chia vui.

Đường TRẦN TỬ BÌNH ở Củ Chi, TpHCM

Năm ấy cả nhà đưa Mý và Bồ Nông đi thăm Khu di tích địa đạo Củ Chi. (Nhà Nông mới chuyển vào Tp).
Trên đường đi đã ghé thăm phố mang tên ông. Con đường ở khu đô thị mới Củ Chi, đối diện với Nhà Văn hóa Thiếu nhi huyện.
Ngày đó 2 cô Mý và Bồ Nông bé tí, có lẽ vào khoảng 2002-2003. Chị Quậy chưa học hết cấp 2.
Ảnh chụp đã cả chục năm.
Như vậy Tx Thủ Dầu Một có đường Trần Tử Bình sớm nhất, chắc đó là thủ phủ của Sông Bé, đất có sự kiện Phú Riềng Đỏ 1930?
Kế đó là TpHCM rồi HN, Tp Phủ Lý (Hà Nam). Không hiều Tx Đồng Xoài đã đặt tên cho con đường nào chưa? Cũng có ý kiến đặt ở Đà Nẵng nhưng chưa thấy HĐND Tp trả lời, hơn nữa ông không hoạt động ở vùng này nên hơi khó.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói chuyện

Cô Hằng từng đến nhà 99 Trần Hưng Đạo cuối 1992, trước khi mẹ mất. Cô không biết gì về nhà mình và được vợ chồng Hương Thám đưa lại. Lúc đó nghe cô nói, có nhiều chuyện bán tín bán nghi. Đã tròn 20 năm.
Nay đã link bài nói chuyện "Thế giới không như mình thấy" của cô. Ai cần nghiên cứu, mời click vào mục Danh sách blog.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Cảm tưởng của các chú sau lần họp mặt Lục quân

Sau khi ra về, khách quý được tặng túi quà gồm cuốn sách "Trần Tử Bình, từ Phú Riềng đỏ đến mùa Thu Hà Nội..." cùng 2 bức ảnh quý của Võ bị 1 bị lưu lạc ở Pháp suốt 60 năm qua, năm 2010 mới về lại VN. Các cụ hỷ hả.
Rồi mấy ngày qua, liên tục nhận được điện thoại. Các cụ cảm ơn ban tổ chức và khen sách làm hay.
Chú Đỗ Văn Phúc: "Các cháu làm sách về cha nhưng là những bài viết rất đời thường, không sáo rỗng, thật gần gũi, rất Trần Tử Bình".
Chú Nguyễn Văn Đạo: "Này, mẹ cháu cũng ghê đấy chứ, vào Đảng từ 1939, lãnh đạo khởi nghĩa ở Hưng Yên. Bà ấy không phải loại thường".
Chú Nguyễn Hoàng Dũng: "Chuyện cha cháu được ông Nguyễn Sơn gọi là con gà mái vàng và các chú là quả trứng vàng là đúng đấy. Sau này khi ở Cục Tác chiến sang Bắc Kinh, 2 thầy trò gặp nhau kể lại chuyện này cười chảy nước mắt".
... Có gặp gỡ như thế mới hiểu thêm  về con người cha và mẹ, các cụ đã sống thế nào thì bạn bè, đồng đội mới quý như thế!

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Phúc đi thăm Kalomenskoe

Đẹp quá, có cả tuy-lip đen!
Kalomenskoe là park gần nhà Phúc. Hôm thứ bảy, ngày 19/5, Phúc đưa Vân (vợ anh Tường) đi chụp ảnh kỉ niệm. Tháng 5 thời tiết  nắng ấm, cây cỏ ra hoa khắp nơi, đặc biệt hoa tử đinh hương tỏa hương thơm dịu. Đầu hè, trời khô ráo, hoa đua nhau nở.



Nhà thờ.


Dân Nga cũng tranh thủ ngày nghỉ đi thăm thú.
Trên thảm cỏ trước nhà thờ.




Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Họp mặt các thế hệ Lục quân Trần Quốc Tuấn

Sáng thứ bảy, 26/5/2012, tại HN, Việt Trung đi dự họp mặt Võ bị k1 tại Bảo tàng PKKQ.
Trong TpHCM, nhà ta có bác Chiến, Quốc và Công dự họp mặt ra mắt CLB Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam. Kiến Quốc trong ban tổ chức cùng bác Chiến. Thành Công làm camera-man.
Họp mặt vui vẻ. Các cô chú rất nhớ cha mẹ và cảm ơn sự đóng góp của con em k1 Võ bị cùng thế hệ sĩ quan Lục quân trẻ cho họp mặt lần này.
Mời xem!

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Trao tượng đồng cha cho Bảo tàng QĐ

Tượng được trao cho Bảo tàng tại Lễ tiếp nhận kỉ vật kháng chiến.
Các gia đình Thắng Lợi, Kiến Quốc, Hạnh Phúc, Việt Trung ở HN đã có mặt.
Sau Lễ tưởng niệm Thiếu tướng Trần Tử Bình (8/2003), Hội Sử học VN phát động góp giọt đồng đúc tượng danh nhân.
Nhà điêu khắc Tạ Duy Đoán nhận thực hiện nhiệm vụ dựng và đúc tượng. Sau 3 năm miệt mài lao động nghệ thuật, 6 phiên bản tượng bán thân bằng đồng của ông được xuất xưởng.
Ngoài 2 bức tượng được giữ tại gia đình ở HN và TpHCM, 4 bức tượng được tặng: Bảo tàng QĐ, Trường Lục quân 1, Nhà truyền thống Công đoàn Cao su VN và Nhà tưởng niệm Thiếu tướng tại quê hương Tiêu Động, Bình Lục, Hà Nam.


Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Hồ Nghĩa Dũng nhà ta


Đã dám ngóc đầu?
Tin từ bố Zính: "Chau Dung 1 thang 1 tuan tuoi, nang 5.3 kg, dai 55 cm (trom via!)".


Đẹp trai hơn bố?


Làm xấu?
Từ ngày có con về...

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Gặp thêm 1 cựu học viên Lục quân

Cùng anh Bảy và Công Trường.
Trưa qua được Công Trường mời dự đám giỗ ông già. Ba Công Trường, chú Ba Bổn - Nguyễn Văn Phối, là khu ủy viên Khu 8, Chính ủy kiêm Tư lệnh các bến (từ Vũng Tàu đến Cà Mau) đón tầu vận chuyển vũ khí từ đường HCM trên biển vào đất liền. Trong lần đi khảo sát bến ở Bến Tre, bọn địch phát hiện ra tầu và bao vây. Chiến trận ác liệt xảy ra nhưng không cân về lực lượng, chú Ba Bổn chỉ thị cho nổ con tầu. Cả 9 cán bộ, chiến sĩ hy sinh nhưng cứu được 2 chiếc tầu khác.
Ngày chú hy sinh, Trường cùng chúng tôi đang sống ở Thái Nguyên, mới 12-13 tuổi. Một sự mất mát quá lớn với trẻ thơ. Chuyện này các chú giấu, mấy năm sau Trường mới được biết. Đoàn của ông già sau này là Trung đoàn 942 của QK9.
Lần này gặp anh Bảy (0907491332), dân Cần Thơ, lính của ông già Trường. Hỏi: "Thấy anh quen quen" thì anh bảo: "Gặp trên TV à?". "Ồ, đúng rồi. Trên cầu truyền hình Đường HCM trên biển, mà anh ở đầu cầu Cà Mau?". "Đúng rồi". Anh kể, ngày ông già Trường hy sinh thì anh đang ở Cà Mau.
Nghe Trường giới thiệu bạn là con cụ Trần Tử Bình thì anh Bảy bảo: "Anh có biết ba em. Khi ở Sư 308 trên Xuân Mai, ba em là Tổng Thanh tra QĐ có đến thăm đơn vị. Sau đó anh về học Lục quân khóa 12 (1960-63). Năm 1964 anh vào B2 và về làm lính chú Ba Bổn. Chiến đấu suốt cho đến khi về hưu". Nay anh sống ở Cần Thơ.
Anh Bảy biết thầy Trần Sinh. Quả đất này thật bé. Và, càng bé hơn khi họ là lính Lục quân. Anh em hẹn nhau 27/7 năm nay về Bến Tre dự lễ truy tặng danh hiệu AHLLVT cho chú Ba Bổn.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Con gà ấp trứng vàng (Ghi theo lời kể của chú Nguyễn Hoàng Dũng)

Chú Nguyễn Hoàng Dũng là học viên khóa 2 Võ bị Trần Quốc Tuấn. Năm nay đã 85 nhưng chú vẫn tinh tường, tuy tai nghe hơi yếu. Chú dẫn lên phòng ngủ và khoe: "Trên giá sách của chú luôn đặt 2 cuốn sách của 2 ông thầy Trần Tử Bình và Nguyễn Sơn cạnh nhau. Khi tặng sách, cháu viết "Thân mến tặng chú Nguyễn Hoàng Dũng, học trò của cha cháu".
Chú nhớ nhiều kỉ niệm về cha.

1. Con gà ấp trứng vàng
Tháng 3/1947 khai giảng khóa 2 ở Tuyên Quang. Ông Nguyễn Sơn là hiệu trưởng. Ông Hoàng Văn Thái và ông Trần Tử Bình từ Bộ Tổng tư lệnh xuống dự. Trường đóng trên quả đồi, xưa là doanh trại của lính Pháp.
Trước học viên toàn trường, ông Sơn chỉ tay về phía ông Bình, giới thiệu: "Kia là Chính ủy Trần Tử Bình!" rồi khoát tay vòng rộng "Các em, các cháu ở đây là những quả trứng vàng; còn Chính ủy Bình là con gà mái vàng. Sau thời gian học tập tại trường, con gà mái vàng ấy sẽ ấp những quả trứng vàng thành những chú gà con, đủ lông, đủ cánh tung vào cuộc đời".
Chú cứ nhớ mãi chuyện ấy. Sau này gặp cha cháu ở Bắc Kinh, chú có kể lại. Hai thầy trò nhớ lại chuyện xưa, cười chảy cả nước mắt.

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Quyết định cử ông Trần Tử Bình là Trưởng phòng Cán bộ Bộ Tổng tư lệnh


BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số 243 – NĐ




BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
-         Chiểu sắc lệnh số 34 ngày 25-3-46 tổ chức Bộ Quốc phòng
-         Theo đề nghị của Chính trị cục trưởng
-         Xét cần phải trông nom, kiểm doát và hiểu thấu cán bộ;

NGHỊ ĐỊNH:
Điều thứ 1 – Nay lập một Phòng Cán bộ trong Cục Chính trị.
Điều thứ 2 – Cử ông TRẦN TỬ BÌNH, nguyên Phó giám đốc Trường Võ bị, lĩnh chức Trưởng phòng.
Điều thứ 3 – Ông Chủ nhiệm Bộ Quốc phòng, ông Chính trị cục trưởng và ông Quân huấn cục trưởng chiểu nghị thi hành./.

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 – 1947
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
VÕ NGUYÊN GIÁP

Bản sao gửi:
-         Chủ nhiệm Bqf.
-         Q. T. C.
-         Q. H. C.

 ----------
Tư liệu do bạn trẻ Kiều Mai Sơn, đam mê lịch sử, sưu tầm. Gia đình chân thành cảm ơn bạn!

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Zính con 20 ngày tuổi (Zính bố)

Phóng sự ảnh nhận ngày 11/5/2012. Hồ Nghĩa Dũng quá yêu!
Nhìn bố?

Có giống Z bố ngày bé?

Dậy rồi!

Ngáp phát đã.

Ngủ thôi.

Say....

... và sưa!

Bút tích cha gửi anh Chiến

Cha viết:
Kháng Chiến con của Cha,
Cha suốt đời hy sinh và kiên quyết cách mạng. Vào tù ba lần, hai lần vượt ngục, hai bàn taytra81ng dực vào nhân d6an, cưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp vô sản; đã góp phần vào Cách mạng tháng 8-1945 và kháng chiến chống Pháp.
11/7/65 - Trần Tử Bình

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Bức ảnh do chú Hoàng Minh Phương tặng (KC)

Năm 1957, cha tham gia Đòan đại biểu quân sự do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm trưởng đòan sang công tác Trung Quốc. Bức ảnh này chụp khi đến thăm một gia đình công nhân  người  dân tộc Duy Ngô Nhĩ tại  một nông trường ở Quân khu Tân Cương.
Trong ảnh: cha đứng bìa trái, kế đó là Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Song Hào, rồi Chánh văn Phòng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiếu. Bác sỹ Nguyễn Văn Khiêm đứng giữa, còn phiên dịch Hòang Minh Phương là người bế em bé.
Năm đó cha 50 tuổi. Ngắm nhìn cha lúc ngũ tuần, thấy thần sắc của cha rất đẹp.
Bức ảnh này do chú Hòang Minh Phương cung cấp. Cám ơn chú Phương, mong chú khỏe mạnh.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Chuyện cô Thủy

Ông Trần Độ là thủ trưởng chú Hồ Kì Lân, chồng cô, hy sinh ở Núi Đanh, Vĩnh Yên năm 1951. Sau cô lấy chú Huấn ở trường Lục quân VN. Chú Độ kể lại chuyện gặp cô khi ở Matxcơva rất cảm động.

Sức khỏe bác Triết

Tuần trước bác Triết mệt, phải vào BV Thống Nhất, nghi có u trong phổi. Sau khi sang Chợ Rẫy kiềm tra, kết quả: âm tính. Ơn Trời thoát nạn.
Xin chúc mừng bác và gia đình!

Giác ngộ



Những năm học ở trường Quân sự, tuy nghịch ngầm nhưng do học tốt, tích cực tham gia hoạt động văn thể, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội  nên vẫn được anh em và đơn vị tín nhiệm bầu “những 3 lần” là CSTĐ (thậm chí súyt được bầu là CSQT!).


Đến khi được giữ lại làm giáo viên, vì dạy tốt, tích cực hoạt động chung nên lại được bầu là CSTĐ. Những năm 1979-80 khi xảy ra chiến tranh biên giới phía bắc, đã có mặt đưa học viên đi phục vụ mặt trận, sau đó có mặt trong đội hình của khoa đi nghiên cứu, giúp đơn vị chiến đấu về thông tin liên lạc. Lần từ mặt trận Cao Bằng về, mấy anh em cùng thầy Lê Khôi ngồi trên chiếc xe chỉ huy UAZ do tài Mạnh lái với đầy máy móc suýt bị lũ cuốn khi vượt ngầm về xuôi.


Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Bức ảnh quý

Bức ảnh này có:
+ Hàng ngồi, trái qua: Ông Tạ Quang Bửu, 2 chiến sĩ hàng binh Việt, Đức, Đại tướng Giáp và bà Hà, phu nhân Đại tướng.
+ Hàng đứng: Ông Lưu Văn Lợi, Tướng Nguyễn Sơn, Tướng Hoàng Văn Thái và 1 hàng binh.
Cuộc trò chuyện thật thân tình.
Tại núi rừng Việt Bắc.
Đây là 1 tư liệu quý.

Nhà 99, tháng 10/1986

Mời xem vài hình ảnh ngày chia tay Kiến Quốc đi thực tập sinh ở CHDC Đức.
Với bà Hưng, bà Tâm và cả nhà.

Bà và bạn bè của con cái.

Nhà Công-Vượng. Bùm được bố bế trên tay, nay đã có gia đình riêng.

Với các cháu nhà 99.

Bà và cánh phụ nữ nhà 99.

Bọn giặc luôn được bà quan tâm.

Thay cho lời kết của cuốn sách


THAY CHO LỜI KẾT



Cuối năm 2001, Chủ tịch nước kí quyết định truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Trần Tử Bình. Tháng giêng năm 2002, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, thừa uỷ quyền Chủ tịch, trao tấm huân chương cho gia đình. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước đối với công lao của ông.

Đang triển khai làm chân dung các tướng lĩnh trong quân đội, Đại tá Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chi Phan (Trung tâm truyền hình quân đội) đưa ra ý tưởng thực hiện bộ phim vidéo tư liệu “Thiếu tướng Trần Tử Bình - người công giáo yêu nước”. Ngày 17 tháng 3 năm 2002, anh đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh, triển khai quay những thước phim đầu tiên. Nhóm làm phim đã gặp gỡ nhiều nhân chứng lịch sử - các ông Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Xuân Tuỳ, Nguyễn Thọ Chân… và về thăm thị xã Thủ Dầu Một, thủ phủ miền đất đỏ cao su, nơi có đường phố mang tên Trần Tử Bình. Sau đó trở ra Bắc, đoàn đến xã Tiêu Động, Bình Lục, Hà Nam lấy tư liệu của ông tại quê nhà. Ít ngày sau, trong chương trình Giáo dục quốc phòng của Truyền hình quân đội, bộ phim tư  liệu được lên sóng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Tự điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 1996. (Trung tâm Tư liệu Bách khoa quân sự Bộ Quốc phòng, NXB QĐND, 1996).
  2. Côn Đảo – Ký sự và Tư liệu. (Ban Liên lạc tù chính trị, Sở VHTT, NXB Trẻ TPHCM, 1995).
  3. Lịch sử phong trào công nhân Cao su Việt Nam. (Công đoàn Cao su Việt Nam, NXB Lao động, 2003).
  4. Công ty Cao su Đồng Phú, Truyền thống – xây dựng và phát triển (1927-1995). (Đảng uỷ và Giám đốc Công ty Cao su Đồng Phú, 1995).
  5. Danh nhân lịch sử Việt Nam. (NXB Giáo dục, 1992).
  6. Nhân vật lịch sử - văn hoá Hà Nam (Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam, NXB Hội Nhà văn, 2000).
  7. Văn phòng Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Văn phòng Bộ Quốc phòng – Biên niên sự kiện (1946 – 2005). (Đảng uỷ Quân sự Trung ương - Bộ Quốc phòng - Văn phòng, NXB QĐND, 2006).
  8. Một số hình ảnh về lịch sử - truyền thống Tổng Thanh tra quân đội 1948-1988 (Cục Tổng Thanh tra quân đội 1988).
  9. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (NXB Giáo dục 2006).
  10. Đảng Cộng sản Việt Nam – Chặng đường qua hai thế kỷ (NXB Chính trị quốc gia 2006).
  11. Đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (NXB Chính trị Quốc gia 1994).






Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Sắc lệnh cử ông Bình về làm Chính ủy Lục quân

SẮC LỆNH
của Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Số: 134/SL ngày 20 tháng 8 năm 19501



Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:

Chieåu saéc leänh soá 50-SL ngaøy 18 thaùng 6 naêm 1946 toå chöùc Boä Quoác phoøng Toång Tö leänh;
Chieåu theo saéc leänh soá 33-SL ngaøy 22 thaùng 3 naêm 1946 vaø 71-SL ngaøy 22 thaùng 5 naêm 1946 toå chöùc vaø aán ñònh quy taéc Quaân ñoäi Quoác gia Vieät Nam;
Chieåu saéc leänh soá 121-SL ngaøy 11 thaùng 7 naêm 1950 thay ñoåi toå chöùc trong Boä Quoác phoøng Toång Tö leänh;
Xeùt nhu caàu coâng taùc hieän thôøi;
Theo ñeà nghò cuûa Boä tröôûng Boä Quoác phoøng kieâm Toång Tö leänh Quaân ñoäi Quoác gia Vieät Nam, vaø sau khi Hoäi ñoàng Chính phuû thoâng qua;

Ra saéc leänh:

Ñieàu 1: Nay uûy Thieáu töôùng Traàn Töû Bình, nguyeân Phoù toång Thanh tra quaân ñoäi Quoác gia Vieät Nam, laøm Chính uûy vieân Quaân hieäu Luïc quaân Traàn Quoác Tuaán.
Ñieàu 2: Boä tröôûng Boä Quoác phoøng kieâm Toång Tö leänh quaân ñoäi Quoác gia Vieät Nam chieåu saéc leänh thi haønh.

Bộ sưu tập các quyết định của ông Bình

Khi làm sách, chúng tôi đã tìm kiếm tư liệu từ nhiều nguồn (Tư liệu Cục Thanh tra QĐ, Lịch sử QĐNDVN...) và cả tư liệu từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (nhờ Tường Vân, con bác Sao Đỏ Nguyễn Lương Bằng giúp). Xin trân trọng giới thiệu!
QĐ thành lập Tổng Thanh tra QĐ, 20/1/1948.
QĐ cử Tổng và Phó tổng Thanh tra QĐ, 20/1/1948.

QĐ phong tướng cho 3 ông: Trần Tử Bình,
Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai.
QĐ Phó tổng Thanh tra Chính phủ, 1956.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Tin về quê (Việt Trung)

Chủ nhật rồi, Việt Trung cùng em Đông (con chú Dương, cô Lưu) đã về Tiêu Động. Có 1 số việc đã làm:
1. Chụp 1 bộ ảnh rước hiệu.
2. Vận động làm còn đường từ cổng làng vào nhà thờ.
- Huyện cho 70 T xi măng.
- Tiền làm đường: huy động sức dân và vận động bà con xa xứ đóng góp. Gia đình ta phía Nam sẽ cùng tham gia vận động.
- Cần xây dựng sớm dự toán.
3. Sẽ đặt tên con đường đó là ĐƯỜNG THÁNH TƯỚNG. Đây cũng là sự tri ân những người có công với đất nước, quê hương mà trực tiếp là Thánh Phê-rô Hiếu và Tướng Trần Tử Bình.

Tra cứu danh nhân


PHẦN TRA CỨU



·      Phan Anh (1912-1990). Quê: Hà Tĩnh. Bộ trưởng Thanh niên Chính phủ Trần Trọng Kim 1945. Bộ trưởng Quốc phòng 1946, Bộ trưởng Kinh tế từ 1947, sau là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương. Từng tham gia hội nghị Phông-ten Nơ-blô 1946 và Giơ-ne-vơ 1954.



·      Lê Quảng Ba (1914-1988). Quê: Cao Bằng. Tham gia cách mạng 1935. 1944-1945 phái viên Kì bộ Việt Minh Cao - Bắc - Lạng. 1945-1947 Khu trưởng Khu Hà Nội, Khu trưởng Khu 12. 1948-1949 Chỉ huy trưởng mặt trận Thập Vạn Đại Sơn. 12-1949 Tư lệnh Liên khu Việt Bắc. 1951 Đại đoàn trưởng 316. Uỷ viên TW[1] khóa III.


Biên niên sử Văn phòng Đảng ủy quân sự TW... (Trích)

TỪ VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG QUÂN UỶ
ĐẾN VĂN PHÒNG ĐẢNG UỶ QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG
– VĂN PHÒNG BỘ QUỐC PHÒNG
(1947-2005)[1]

            Năm 1945
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với quân đội trong cả nước được đặt ra ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công.
Tháng 11: Trong khi Đảng rút vào hoạt động bí mật, các đồng chí cán bộ lãnh đạo của Đảng trong quân đội họp bàn cách thành lập hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội.

Năm 1946
Trung ương Quân uỷ được thành lập để giúp Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo quân đội. Để giữ bí mật hoạt động, Đảng gọi là Hội Cứu quốc (gọi tắt là Hội) và Trung ương Quân uỷ gọi là QQQ.
Danh sách các đồng chí Uỷ viên Trung ương Quân uỷ (được ghi trong biên bản hội nghị Trung ương Quân uỷ ngày 1 tháng 7 năm 1946) như sau: “Hiện tình QQQ có bảy uỷ viên: Văn, Bình, Dũng, Liêm, Thái, Tấn, Sơn”. (Cụ thể là các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Nguyễn Sơn).
Bí thư là đồng chí Võ Nguyên Giáp, dự bị Bí thư[2] là đồng chí Trần Tử Bình.

Bác Trần Văn Giàu, bạn tù Côn Đảo


GẶP GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU,

NGƯỜI BẠN TÙ CÔN ĐẢO CỦA CHA TÔI

Kháng Chiến – Kiến Quốc



            Còn vài ngày nữa là tới ngày lễ trọng đại của tháng Tám lịch sử, chúng tôi đến thăm Giáo sư Trần Văn Giàu[1].

           Ông sống gần Trường Đua Phú Thọ. Giáo sư rất vui khi biết có con của bạn tù lại chơi. Ông mời chúng tôi ngồi xuống ghế rồi hỏi: “Các cháu uống gì? Bia nhé!”. Biết ông có thói quen tiếp khách quý bằng bia nên chị giúp việc mang ngay ra lon bia rồi tự tay ông giật nắp, rót ra cốc. Câu chuyện được bắt đầu…

- Năm nay tôi đã 95 tuổi. Tôi sinh năm 1911 cùng tuổi với anh Võ Nguyên Giáp nhưng sinh sau hai chục ngày. Dạo này yếu rồi, đi lại khó khăn và hay quên…

-    Thế bác có nhớ ngày này hơn sáu mươi năm về trước, tháng Tám năm 1945?

-    Nhớ chứ. Sau Hà Nội và Huế thì Sài Gòn - Chợ Lớn giành chính quyền vào ngày 25 tháng 8. Đến ngày 2 tháng 9 khi ngoài Hà Nội tổ chức lễ Tuyên ngôn độc lập thì trong này phải đến cả triệu dân của Sài Gòn, Chợ Lớn và dân Lục tỉnh hồ hởi kéo về tập trung ở quảng trường Nô-rô-đôm, trước Dinh Độc Lập và quảng trường trước tòa nhà Uỷ ban bây giờ. Đây là cuộc mit-tinh lớn chưa từng thấy trong lịch sử. Nhân dân đón chờ tiếp âm của Đài Tiếng nói Việt Nam về bài diễn văn của Hồ Chủ tịch đọc tại Quảng trường Ba Đình.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Với các tướng lĩnh QĐ


Tình bạn với các tướng lĩnh

Trần Kháng Chiến



            Cha tôi có 14 năm quân ngũ. Những năm tháng đó ông có nhiều đồng đội thân thiết. Là đứa con  lớn trong gia đình tôi may mắn được chứng kiến, được nghe lại nhiều chuyện về quan hệ gần gũi của ông với các tướng  lĩnh, cán bộ cao cấp lớp đầu tiên.



            Với Trung tướng Nguyễn Bình

Người mà cha tôi quen biết sớm nhất trong số những tướng lĩnh là Trung tướng Nguyễn Bình. Tên thật của ông là Nguyễn Phương Thảo, người phố Bần, Hưng Yên. Ông tham gia Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1930, ông cùng nhiều đảng viên Quốc dân đảng như Trần Huy Liệu, Trần Xuân Độ… bị bắt, bị kết án. Cha tôi biết ông trong những năm cùng ngồi tù Côn Đảo. Cha tôi kể lại  rằng giữa các tù nhân Cộng sản và Quốc dân đảng có những bất đồng về quan điểm tiến hành cách mạng. Vì có những bất đồng nên  hai “khối” tù chính trị hay tranh luận. Do vạy cha tôi cùng các tù Cộng sản có quan hệ rất cởi mở với ông Thảo. Theo cha tôi, ông Thảo là người khí phách  ngang tàng, ngay thẳng. Tại Côn Đảo, ông Thảo có ảnh hưởng lớn với cánh tù thường phạm, nhất là cánh dân “anh chị” Lục tỉnh.

Kỉ niệm về thủ trưởng Bình (Vũ Thuần)


Về một lần Mao Chủ tịch tiếp Đại sứ

Mười giờ sáng hôm ấy, Đại sứ Trần Tử Bình được Mao Chủ tịch tiếp tại phòng khách ở Trung Nam Hải. Tôi có mặt với nhiệm vụ phiên dịch.
Nhìn thấy chúng tôi, đang ngồi trên đi-văng Mao Chủ tịch đứng dậy, giơ tay chào rồi bắt tay thân mật. Người nói:
- Được tin các đồng chí đến, tôi thu xếp tiếp ngay, mặc dầu giờ này là giờ ngủ của tôi. Trước sau tôi vẫn coi các đồng chí là  sứ giả của tiến tuyến lớn. Tiền tuyến lớn gọi hậu phương phải trả lời ngay.
Đại sứ Trần Tử Bình vui mừng báo cáo với Mao Chủ tịch về những chiến công mới nhất của quân, dân hai miền Nam, Bắc trong tháng qua. Những lần trước, do chưa quen với khẩu âm vùng Hồ Nam của Mao Chủ tịch  nên khi Người nói nhanh có chỗ không nghe ra nên tôi không dịch được. Lo quá toát mồ hôi, ướt cả lưng chiếc áo len ngắn tay. Vậy mà lần này nhờ “khí thế” của Đại sứ, tôi trở nên tự tin hơn, phát âm rõ ràng, cố gắng dịch thật to làm cho buổi gặp mặt trở nên sôi nổi. Nghe xong Mao Chủ tịch đứng dậy, bắt tay chúc mừng:
- Các đồng chí tiếp tục kiên trì đánh giặc, cuộc kháng chiến của các đồng chí nhất định thắng lợi!
Khi  Đại sứ  chào ra về, tôi được Mao Chủ tịch bắt tay rồi xoa đầu  khen:
- Đồng chí xứng đáng là một trong những sản phẩm tốt của mối quan hệ  hữu nghị Trung - Việt!
                   


Ký ức về cha mẹ


NHỮNG KÝ ỨC VỀ CHA MẸ TÔI

Trần Việt Trung



Mỗi người sinh ra trên đời đều do tinh cha huyết mẹ mà hình thành, đều có những ký ức về người sinh ra mình, nhưng không phải ai cũng có thể viết về cha mẹ và không phải bài viết nào cũng được lưu lại theo năm tháng.

Cuốn sách "Trần Tử Bình từ Phú Riềng Đỏ tới mùa Thu Hà Nội… " do anh chị em trong gia đình tôi bỏ công sức biên soạn cùng những buổi trò chuyện với các bác, các chú từng công tác với cha mẹ tôi, những bài viết giản dị và trung thực về cha mẹ tôi chính là động lực khích lệ ghi lại những điều tôi được biết về người sinh ra mình, để: gần thì để các cháu trong gia đình biết thêm về ông bà, rộng hơn thì cho bạn bè, học trò tôi biết thêm về những người họ tôn kính và ngưỡng mộ.


Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

"Phú Riềng đỏ" - Hạt giống của phong trào cộng sản miền Đông Nam bộ


“PHÚ RIỀNG ĐỎ” - HẠT GIỐNG ĐỎ CỦA

PHONG TRÀO CỘNG SẢN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Phước



            Tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do Nguyễn Ai Quốc sáng lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào tháng 6 năm 1925 là một đoàn thể cách mạng có xu hướng Mac-xít, làm nhiệm vụ tuyên truyền tư tưởng cách mạng vô sản vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chuẩn bị những tiền đề chính trị - tư tưởng - tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. Cũng từ đây, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội thực hiện một cuộc vận động lớn - cuộc vận động “vô sản hóa”. Tất cả các đảng viên thanh niên đi về nông thôn, nhà máy, hầm mỏ, đồn điền… lao động, thâm nhập vào quần chúng để tuyên truyền giác ngộ cho họ về còn đường giải phóng, con đường cách mạng. Từ môi trường của người lao động mà các đảng viên thanh niên được “vô sản hóa” về lập trường tư tưởng của chính mình. Các đồn điền cao su miền Đông Nam Bộ được Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội chọn làm địa bàn chủ yếu để thực hiện “vô sản hóa”.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

QUẢ PHÚC


QUẢ PHÚC

                                                                                                            Việt Y Thiên Tích

Là một lương y, tuy sống và làm việc nhiều năm trong các cơ quan nhà nước dưới chế độ mới, nhưng được sinh ra lớn lên rồi tự lập trong một gia đình Nho y, tôi vẫn nhìn nhận và đánh giá các sự việc trong cuộc sống theo “quan niệm” của mình.

Đầu năm 1992, khi chữa cho một bệnh nhân là con dâu út của một gia đình cán bộ cách mạng, tôi có dịp đến chơi và làm quen với các thành viên trong gia đình ông bà Trần Tử Bình. Mối quan hệ giữa tôi với gia đình ngày thêm gắn bó.

Nhà số 99


NHÀ SỐ 99

Nhà báo Hữu Việt

Nằm ở quãng cuối phố Trần Hưng Đạo. Biệt thự xây từ thời Pháp. Bước qua cổng sắt gặp một tán khế xanh đang sà xuống. Trong sân có thêm cây trứng gà. Một bà lão phúc hậu thường ngồi sưởi nắng. Tên bà là Nguyễn Thị Hưng, phu nhân Lão tướng quân Trần Tử Bình…

Bạn bè con cái bên mẹ tại nhà 99 tháng 10/1986.
Trên tầu từ Matxcơva sang Varsava. Ngẫu nhiên đồng hành cùng đội  “du kích đường sắt” (cách nói vui chỉ những người Việt Nam đi buôn bán đường dài tuyến Nga - Ba Lan và ngược lại) có một trung niên người thấp đậm, vui tính cực kỳ. Những bài hát, những câu thơ, câu chuyện tiếu lâm của anh khiến đường bớt xa và làm vợi nỗi tha hương của những trí thức Việt Nam khi ấy - thừa tự hào và tự trọng nhưng lại thiếu tiền. Tên anh là Trần Kiến Quốc, nhà ở Hà Nội, số 99 phố Trần Hưng Đạo...