Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Đám cưới ông cháu "đít tôn"

Đám cứới Trần Việt Dũng, con truởng bác Chiến, tổ chức ở TpHCM nhưng nhà gái trên Bình Dương nên cả nhà "lên trển", đón dâu về Tp. Có vài hình ảnh.
Chuẩn bị lên đuờng.

Anh em họ Đoàn

Ngày bác gái mất, anh em đến chia sẻ với bác trai và gia đình.



Hồi còn là học viên quân sự, hình ảnh các giáo viên trẻ, mái đầu chải mượt, mặc áo bay Nga, quần xanh không quân, phóng xe “cuốc” líp nảy tanh tách đã gây ấn tượng mạnh trong chúng tôi. Đoàn Mạnh Giao cũng là một trong những hình tượng ấy. Anh về trường làm giáo viên từ 1968. Biết anh là anh cả của mấy anh em Mạnh Hưng, Mạnh Thanh, Quốc Khánh, Mạnh Tuyên nhưng phải từ năm thứ 4 tôi mới kết thân. Số là lần đó thầy Thành, dạy môn Chính trị, mất; là học viên giỏi, tôi được về Hà Nội viếng thầy ở Viện 108. Anh Giao đại diện cho giáo viên Khoa Cơ điện đi viếng. 

Bà luôn dành tình cảm cho bạn bè con cái

Thực ra bạn của con chính là con của đồng chí, đồng đội. Vậy nên bà rất quý bọn trẻ, thậm chí còn nhớ "mày là con ông nào, bà nào bạn tao". Vì thế anh em đến đều quý mến bà.
Xem mấy tấm hình ngày chia tay Quốc đi thực tập ở Đức, tháng 10/1986, hẳn sẽ thấy đuợc điều đó.
Mẹ cùng con và các cháu bạn của gia đình.

Bà: "Cứ vui vẻ ở nhà thế này là tốt!". Anh em trải chiếu, ngồi trên sân nhà 99, uống bia hơi.

Bài viết cho sách Võ bị 1


Nhớ mãi tình đồng đội, nghĩa thầy trò
Trần Kháng Chiến
Con trưởng thầy Trần Tử Bình

Trước Tết Tân Mão 2011, gia đình nhận đuợc lá thư chúc tết của ông Đỗ Hạp, Truởng Ban Liên lạc khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn, với nội dung rất gần gũi, mộc mạc, viết vi tính trên tờ giấy khổ A4: “Thấm thoắt chỉ còn 4 tháng nữa là đến ngày lễ lớn của chúng ta: Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về khai giảng khóa học của chúng ta và trao lá cờ “Trung với Nuớc, Hiếu với Dân”…”. Trong thư còn nêu mấy việc cần làm và mời gia đình có bài viết về thầy Trần Tử Bình để in trong ấn phẩm thứ 5 “Dưới là cờ Trung với Nuớc, Hiếu với Dân”. Thực sự cảm động!
Nay xin phép được dùng đại từ nhân xưng “chú, cháu” thay mặt gia đình tâm sự trong bài viết này.