Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Bác Mẫn chụp ảnh (Hạnh Phúc)

Hồi cha mất, các anh Lợi, Quốc, Công không ở nhà nên không biết, bác Mẫn - phóng viên nhiếp ảnh của VNTTX - rất nhiệt tình, chụp nhiều kiểu ảnh từ lúc cha mất ở Bệnh viện Việt-Xô đến khi tang lễ tại CLB Quân nhân. Đó chính là những kỉ niệm vô giá của gia đình.
Sau ngày cha mất, mẹ rất buồn, vợ chồng bác hay qua lại nhà mình, thăm hỏi, động viên. Vợ bác người Nam bộ, là y sĩ đỡ đẻ rất giỏi ở Nhà hộ sinh Phùng Hưng. (Hồi chị Hồng đẻ Trường Sơn, mẹ có nhờ bác đỡ giúp). 
Hè 1967 được về phép, các anh mới được gặp bác. Bác ăn mặc kiểu cách, tóc để gọng kính, chải mượt bizantine và sôi nổi như thanh niên. Nghe bác kể không những là bạn tù Côn Đảo cùng cha, mà còn đồng hương Hà Nam. Nhà bác ở 25 Phan Bội Châu, có 1 anh đá cho Thể Công.
Bác chụp ảnh rất giỏi, sau này còn hồi phục nhiều ảnh cũ của cha mẹ. Đám cưới anh Triết, chị Hồng bác cũng chụp ảnh, nên có nhiều ảnh đẹp. Sau này nhà bác chuyển đi, Nhà nước lấy lại để sửa làm văn phòng cho UNESCO. Từ sau ngày Giải phóng miền Nam thì mất liên lạc với bác. 
Bác Mẫn cũng là 1 trong những người bạn tốt của cha mẹ.





Lê Trọng Nghĩa, 24 tuổi là thuyết khách

Mời đọc!
Và mời đọc tiếp!

Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 tại Hà Nội

Mời xem!

Chú Trần Quang Huy, bạn tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa 1945

Mời đọc!

Hàng xóm 2 (KQ)

Nhà 99 đường Trần Hưng Đạo (thời Pháp là đường Gambetta) kẹp giữa 2 nhà số 101 và 97. Nhà 101 xưa là nhà riêng của Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu (con Hoàng Cao Khải), có 2 cây hồng xiêm cổ thụ, quanh năm trĩu quả cùng tòa nhà lớn 2 tầng, phía sau là dãy nhà thờ; nay là cơ quan Viện KH Giáo dục. Còn nhà 97 là nhà chú Trần Độ. Trước đó thuộc Cục Chuyên gia rồi bàn giao cho nhà Thiếu tướng Lê Hiến Mai nên chúng tôi quen thân anh Võ Minh, Mai Bình, Hoa, Hà. Sau nhà cụ Lê Hiến Mai chuyển về 30 Lý Nam Đế thì giao cho Cục Binh vận, cứ thấy các chú mang truyền đơn binh vận tiếng Anh cho xem. Tới 1973, chú Độ từ trong B2 ra đã chuyển cả nhà từ Đường Thành về đây.