Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Tin vui: Cháu Minh Phương được học bổng sau đại học ở Mỹ

Trần Minh Phương vừa được 1 thuộc 7 trường đại học trong TOP 7 của Mỹ (tương đường Harvard) nhận hồ sơ và đồng ý cấp học bổng 10,000USD, trước ngày sinh nhật 31/3/2013.
Đại gia đình xin chúc mừng vợ chồng cháu! Chúc mừng sinh nhật Minh Phương!
Một tấm gương cho thế hệ thứ 2 của đại gia đình 99.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Tin buồn: Mẹ chú Thắng Khổ đã mất

Cô đi ngày hôm qua. Tang lể tổ chức 16g ngày thứ tư 27/3/2013 tại Bv Thanh Nhàn, HN; sau đó đưa về an táng tại quê hương Quảng Bình.
Mẹ Thắng là công nhân Dệt kim Đông Xuân. Thắng chơi với anh chị em nhà 99 từ giữa những năm 1980. Nhà nghèo nên Thắng chịu khó lao động, chạy vạy; sau này đi xuất khẩu lao động. Được các anh chị nhà 99 quý mến, mẹ Thắng mừng lắm: "Nó nên người vì chơi với các cháu". Nhà Thắng là hàng xóm với nhà anh Huynh chị Mỹ nhà ta. Những lần xuống khu Dệt kim chơi đều tạt qua thăm cô. Những năm về hưu, cô ăn chay và đi chùa, làm từ thiện. Mấy năm gần đây bà yếu nhiều. Thắng từ Đức bay về kịp gặp mẹ.
Hoàng Quang, Tôn Gia Quý ở Đức biết tin, kịp gọi điện về chia buồn. Thôi, cầu chúc bà ra đi thanh thản vì 2 em đã trưởng thành và có cháu cho bà.

Nhớ chú Vũ Thơ (KC)

Cha mẹ về thăm Ninh Bình 1962. Chú Vũ Thơ đứng hàng đầu, bìa trái.

Lần đầu tiên anh được cha mẹ đưa về thăm sở cách mạnh Ninh Bình vào Tết 1962. Năm đó anh đã 16, đã lớn, biết suy nghĩ. Còn nhớ đó là lần đầu tiên  anh được gặp chú Vũ Thơ, Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình. Anh được chứng kiến mối quan hệ bạn bè, đồng chí rất gần gũi, rất thân thiết, không khách sáo  giữa cha,mẹ với  chú Vũ Thơ. 
Sau này dù ở cương vỵ công tác nào, hàng năm chú vẫn bố trí thời gian đến nhà 99 thăm mẹ, thăm gia đình ta. Quan hệ của mẹ với  chú Vũ Thơ như quan hệ gia đình. Khi vợ chú mất, mẹ buồn lắm. Được tin chú gặp được người tốt, quyết định đi bước nữa, mẹ rất mừng.  Sau khi mẹ mất, chú thường xuyên qua lại nhà 99, thăm gia đình. 
Khi anh chị em chúng ta làm sách, tổ chức hội thảo về cha, chú là người rất nhiệt tình ủng hộ, cung cấp rất nhiều tư liệu, địa chỉ của các cán bộ Ninh Bình từng tham gia hoạt động bí mật dưới sự lãnh đạo của cha.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Tin buồn: Chú Vũ Thơ đã mất

Chú Vũ Thơ đứng hàng sau, bìa phải.
Đọc Thanh Niên số ra ngày 22/3/2013, đưa tìn buồn: Lão thành cách mạng Vũ Thơ (Huân chương HCM), đã qua đời ngày 18/3/2013 (7/2 âm ịch), thọ 94 tuổi. Lễ viếng tại NTL quốc gia (5 Trần Thánh Tông. HN). Truy điệu và đưa tang cùng ngày từ 11.00-11.30. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Con cháu ông Bình, bà Hưng kính viếng chú.

Giỗ sớm cho bà Tâm ở SG

Bàn thờ bà hôm nay.
Vì bận 1 số kế hoạch của các gia đình nên chiều thứ bảy, con cháu nhà 99 đã tổ chức giỗ làn thứ 10 cho bà Tâm (2003-2013). Ngày bà mất là 16/2 âm, nhưng làm sớm vào ngày 12. Vì nhà bác Hồng làm giỗ cho ông Tám nên không đến đựơc; còn nhà bác Chiến có bác Hà, vợ chồng Dũng Dung, vợ chồng Dương Trang và cháu Cún. Nhà Công Vượng có vợ chồng Hùng Đào; nhà Nghị Hòa có Long (Steph mết, xin vắng mặt). Hoa Lập cùng Quyên cũng đến vì: "Bà Tâm đồng hương với bà Nụ nhà em".
Bác Chiến kể lại công lao của bà Tâm chăm sóc từ ba Quốc (cuối 1952), chú Công, chú Nghị đến cô Phúc, chú Trung, rồi thế hệ thứ 2: Dũng, Trang, Ty, Hùng, Zính, Long, Phương, Píng đều được qua tay bà. Bà yêu quý gia đình ta như gia đình mình, không tính toán, tư lợi: "Tôi theo anh Bình của tôi suốt đời".
Ngày bà mất, anh em trong SG đã bay ra cùng nhà Trung, nhà Lợi đưa bà về Quỳnh Côi. Bác Chiến đã đọc điếu văn đầy tình người làm bà con khối phố cảm động. Cả cuộc đời cần lao, xa quê đi kiếm sống, rồi theo cách mạng; đến klhi chết được về nơi chôn rau cắt rốn yên nghỉ.
Chúng cháu cùng con, cháu mãi mãi không quên ơn cô.
Mời xem slide show đêm qua!
giỗ đoạn tang 2005 tại Quỳnh Côi.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Rio khoe răng sữa

Cháu đã hơn 1 tuổi và những chiếc răng sữa đã mọc.

Viết về đức tính trung thực (TAT)


Bài làm

Xã hội càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải có phẩm chất và đức tính tốt. Một trong những phẩm chất ấy là tính trung thực – đức tính được đề cao trong công việc và xã hội.

  Trung thực là trung thành với sự thật, thật thà, không dối trá. Người trung thực nói đúng sự thực, không bịa đặt hay gian dối để trục lợi cho bản thân. Chẳng hạn, một nhân viên kế toán tốt không báo cáo sai lệch sự thật, giúp công ty phát hiện cái đúng, cái sai trong chính sách để điều chỉnh và phát huy. Một ví dụ khác, những học sinh trung thực trong học tập không bao giờ quay cóp, trao đổi bài khi kiểm tra. Những con người chính trực như thế tạo được sự tin cậy, tín nhiệm, uy tín đối với người khác. Từ đó thắt chặt quan hệ giữa người với người, cùng giúp nhau chạm tới thành công.

 Kẻ dối trá, ngược lại, để lại ấn tượng xấu trong lòng mọi người. Họ bị coi thường, bị khinh rẻ bởi hành động dối trá của họ. Dối trá không chỉ làm hại chính họ, mà còn khiến nhiều người bị liên lụy, khó thành công. Điều này dẫn đến sự suy đồi đạo đức, khiến xã hội suy yếu.

  Bởi vậy, ta cần rèn luyện đức tính trung thực. Đức tính trung hực phải được rèn dũa ngay từ thuở bé, không gian dối trong mọi chuyện, tránh để lại hậu quả xấu.

  Trung thực là đức tính, là một phẩm chất tốt khi sống trong xã hội. Học sinh chúng ta phải trung thực trong học tập và cuộc sống để con đường đến với thành công ngày một gần hơn.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Chuyện vui về thầy Rich (TTC)

Thầy rất sôi nổi và rất tâm lí với học sinh. Mý cũng là 1 trong số học sinh được thầy quý. Sau buổi phỏng vấn đầu tiên, thật cảm động khi thấy 2 thầy trò ôm lấy nhau khi chia tay. Hôm sau vừa thấy Mý tới văn phòng, thầy ào ào nói chuyện.
Thầy sống ở VN đã 18 năm: "Tôi cũng là Việt kiều", thầy khoe, "vợ tôi là người Việt mà". Cô gốc Sơn Tây. Mỗi lần về thăm quê ngoại, bà con ai cũng quý. Tên Tây của thầy là Rich nhưng dân ta khó gọi, toàn gọi là Lích. Thầy tỏ ra khoái chí khi được gọi cái tên này.
Còn chú Công thì gọi thầy là 'Fat guy' vì thầy rất bự con. Hôm gặp ba Quốc ở văn phòng AEG, thấy mặc áo Polo màu cam đẹp, đã khen: "Nice shirt!". Kể cho chú Công chuyện này và nói phải tặng thầy dăm áo. Chú bảo: Fat guy có đến chục cái áo Polo đi đánh Golf ấy chứ.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Chuyện ghi ở trường Mý (KQ)

1. Quậy về trường cũ
Tuần trước đến xin cô Nhung chủ nhiệm và cô Phấn (tiếng Anh) nhận xét về Mý. Vì Quậy là học sinh cũ của trường Lê Văn Tám nên tự nguyện cùng đi; hơn nữa sợ nhận xét viết trực tiếp bằng tiếng Anh có những sai sót, tiện cháu sẽ sửa luôn.
Giờ giải lao 30', giám thị mời cô Nhung gặp phụ huynh. Thấy cô bé Quỳnh Hương về thăm, cô Nhung mừng lắm. (Quậy chả là học sinh cũ của cô). Hai cô trò tâm sự vui vẻ, rồi Quậy vào chào cô hiệu trưởng. Thầy cô ở trường vẫn nhớ cô trò học giỏi này và đây cũng là niềm tự hào của Lê Văn Tám.
Ở nhà 99 cũng có nhiều gương học giỏi cho Mý noi theo nhưng chị Quậy gần gũi hơn, lần nào về cũng tâm sự với Mý. Quậy chính là tấm gương cho Mý quyết tâm học theo.

2. Nhận xét của nhà trường
Khi cầm nhận xét của cô giáo tiếng Anh, Quậy nói  ngay: Nếu cô viết thế này sẽ không có lợi cho học sinh đến trường mới. Cái cần nêu lên là tinh thần active trong các hoạt động cộng đồng (em từng tham gia các đội tuyển Toán, Anh, các cuộc thi thể thao, tuyển bóng bàn quận...) thì lại không có. (Quậy tỏ ra rất kinh nghiệp khi làm Application Form và phỏng vấn nên nhận nhiệm vụ thuyết trình với cô Phấn).
Quả thật cô Phấn mới dạy Mý có 1 năm và đây cũng là lần đầu tiên nhận xét cho học sinh làm thủ tục đi du học nên cô không biết viết gì. Cũng may cô chủ nhiệm cũ của Quậy là tổ trưởng tổ Anh, từng viết nhận xét khi QUậy đi du học, đã nhắc khéo cô Phấn: "Quỳnh Hương có nhiều kinh nghiệm, nó sẽ giúp cô sửa lại nhận xét cho sát hơn". Khi đó cô mới gật đầu.

3. Bạn bè với Mý
Ở lớp Mý thân với 1 số bạn, trong đó có Xuân. Chuyện gì cũng tâm sự.
Sáng thứ bảy trước đến đón Mý thì gặp chú Việt, bố Xuân. Chú rất quan tâm: Nhận xét của cô giáo tiếng Anh dở lắm, hả anh? Có sửa được không? Trước sự quan tâm của bố mẹ bạn với Mý, ba rất cảm động.

Mời xem vài hình ảnh ngày khai giảng 2012-2013.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Mý qua phỏng vấn lần 2

Thầy Chalers mới từ Mỹ bay qua, có cuộc phỏng vấn Mý lúc 9g sáng nay. Hai thầy trò ngồi riêng nói chuyện; sau đó mới mời ba mẹ và chị Quậy lên giới thiệu về trường. Thầy khen Mý, còn Mý thì nói không thoải mái như khi gặp thầy Rich. Nhưng kết quả tốt.

Cuối buối ba Mý xin phép thầy chụp pô anh kỉ niệm.

Read this beautiful Information about Japan (ST)



Read this beautiful Information about Japan

1 - Did you know that Japanese children clean their schools every day for a quarter of an hour with teachers, which led to the emergence of a Japanese generation who is modest and keen on cleanliness.

2 - Did you know that any Japanese citizen who has a dog must carry bag and special bags to pick up dog droppings. Hygiene and their eagerness to address cleanliness is part of Japanese ethics.

3 - Did you know that hygiene worker in Japan is called "health engineer" and can command salary of USD 5000 to 8000 per month, and a cleaner is subjected to written and oral tests!!

4 - Did you know that Japan does not have any natural resources, and they are exposed to hundreds of earthquakes a year but do not prevent her from becoming the second largest economy in the world? -

5 - Did you know that Hiroshima returned to what it was economically vibrant before the fall of the atomic bomb in just ten years?

6 - Did you know that Japan prevents the use of mobile in trains, restaurants and indoor

7 - Did you know that in Japan students from the first to sixth primary year must learn ethics in dealing with people -

8 - Did you know that the Japanese even though one of the richest people in the world but they do not have servants. The parents are responsible for the house and children -

9 - Did you know that there is no examination from the first to the third primary level; because the goal of education is to instill concepts and character building, not just examination and indoctrination. -

10 - Did you know that if you go to a buffet restaurant in Japan you will notice people only eat as much as they need without any waste. No wasteful food.

11 - Did you know that the rate of delayed trains in Japan is about 7 seconds per year!! They appreciate the value of time, very punctual to minutes and seconds

12 -. Did you know that children in schools brush their teeth (sterile) and clean their teeth after a meal at school; They maintain their health from an early age -

13 - Did you know that students take half an hour to finish their meals to ensure right digestion When asked about this concern, they said: These students are the future of Japan

1 - Did you know that Japanese children clean their schools every day for a quarter of an hour with teachers, which... led to the emergence of a Japanese generation who is modest and keen on cleanliness.

Bản nhạc mà các cháu nhà 99 từng tập piano (Cô Phúc)

Mời cùng nghe Clayderman chơi piano!

Thư từ bạn Eric (Pháp)

Đêm qua (0:00), Eric - thủ thư 1 thư viện ở Pháp, người nghiên cứu về đời sống phu cao su của Pháp ở VN những năm đầu thế kỷ 20, người nghiên cứu về Phú Riềng đỏ - đã gửi email sang. NỘi dung như sau:

Dear Tran Kien Quoc and Hoàng Bội Hương
I am pleased to announce that my book is finally published.
As agreed, I want to  send a  book to every child of Tran Tu  Bin and Ha An.
So, please, can you send me a message with the number of child of each authors, and with your adress.
I hope you will be satisfied with the result. I hope you will be satisfied with the result. I also hope that you will report the existence of this book in Vietnam.

Your faithfully,
Eric Panthou 
From France

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Sinh nhật các cháu nhà 99

Thấy Face Book báo tin: Trần Minh Phương sinh nhật 31/3. Mail cho cháu hỏi và được trả lời: Đúng ạ!
Và ngày 30/4 là sinh nhật Trần Vinh Quang. Còn ai nữa nhỉ?
Các bác, các chú, các cô già rồi, muốn các cháu, các chắt thông tin lên để nhà 99 ta biết mà chúc mừng. Thêm 1 tuổi là thêm nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Bài viết về con đi du học của 1 bạn gái Trỗi k9

Xin lấy bài trong blog Viên Thạch gửi Mý.

Xem sketch của Mý năm 2011

Sáng sinh nhật Mý, ba mẹ giở cuốn nháp bằng nửa bàn tay thấy 2 bức kí họa chì của Mý cách đây đã 2 năm. Xin giới thiệu cả nhà.
Tựa "Dark 2/3" - Cháu bị ốm.

Vô đề (5/6/2011).

Mý vào tuổi 15

Mý và em My ở nhà.
Hôm nay 16/3/2013 - sinh nhật Mý. Đêm nay lúc 21g cách đây đúng 15 năm, 16/3/1998, mẹ Vân Anh đã trở dạ và sinh Mý ở Bv Từ Dũ. Bs Mỹ Ý, bạn học phổ thông của mẹ, là người chăm sóc từ đầu và giang tay đón Mý ra đời. (Vì thế đã lấy tên cô đặt cho con dùng ở nhà, nhưng gọi đúng thì khó, phải nói chệch đi). Nghe tin mẹ tròn con vuông, ba và mẹ Thúy ngồi ngoài sướng lắm. Lát sau, Bs Mỹ Ý bế Mý ra cho ba nhìn mặt. Ba còn nhớ, mắt con nhắm nghiền, miệng đang chóp chép, mỉm cười.
Bác Phan Nam, chú Hà 'mộc' nghe tin Mý sinh đã đến Bv cùng chia vui. Ba còn giữ được cái nguồn điện thoại di động, to bằng nửa cái bàn tay, đã ghi bằng bút xóa sơn ở mặt sau: Battery tốt, phục vụ báo tin sinh con gái 16/3/1998. Ba gọi khắp trong Nam, ngoài Bắc, gọi cho cả nhà 99 và bạn bè thân báo tin vui. (Bác Giao nghe tin cười ha há).
Hôm sau, con được chuyển xuống khoa dưới. Đúng lúc Bv sửa chữa nâng cấp nên nghe tiếng khoan máy ầm ầm. Ngày đón Mý và mẹ về, bà Dung (mẹ bác Dương Minh Đức) - mát tay, chiều chồng, nuôi dạy con giỏi - đã đến đón con về.
Ngày con đầy tháng, mẹ nấu sôi chè, mời các bà mụ về, nhờ các bà giúp con mau ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, học giỏi. Ba còn xin thêm: đàn hát hay, vẽ giỏi giống ba. Thấm thoắt thế mà đã 15 năm. Nhanh quá!
Tháng này, con vừa học văn hóa ở trường, vừa học cấp tốc để thi SSAT và TOFEL, chuẩn bị đi học ở Mỹ trong năm nay. Lúc đầu ba lo lo, sợ con phải sống xa ba mẹ, phải tự lập sớm. Nhưng nghĩ lại thì khi ba 13 tuổi, bà đã dũng cảm cho ba lên sống tập thể ở trường Trỗi. Ba mẹ được các bác, cô, chú và anh chị em nhà 99 động viên; được cô Vượng giúp nhiều, cùng sự kìm cặp đầy kinh nghiệm của cô giáo Quậy; tin là con sẽ chiến thằng.
Ngày hôm qua, hồ sơ của con kịp làm xong và văn phòng AEG đã gửi Fedex đi Mỹ. Tối qua, Mý cũng đã gửi Application Online cho trường (có nhận xét của ba mẹ do chị Quậy" 'air blade'!).
Thầy Rich nhận xét về con: "She is lovely and smart". Tuần tới, thầy Tom - giám đốc tuyển sinh 1 trường tư thực có tiếng (thầy Rich gọi thầy Tom la Grandpa thì biết rồi đấy!) - sẽ interview con. Cố gằng nhé. Chúc con gái thành công!

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Cháu Mý đã phỏng vấn lần 1

Giữa tháng 4 này, Mý sẽ thi SSAT và sau là TOFEL nên hàng tuần có 3 buổi tối học tại AEG TpHCM. Thầy trò làm việc với nhau thoải mái, không khó khăn gì vì trước đó Mý đã được học dài với cô Quyên (người luyện cho chị Quậy thi đỗ, đi học tại Sing) và các lớp tăng cường. Tất nhiên vốn từ còn thiếu nên cả tháng này xin "trực chiến" ở nhà bà ngoại để cô giáo Quậy luyện giúp.
Đêm 12/3, cháu đã phỏng vấn trực tiếp qua Skype với 1 trường tư thục nội trú Williston. Nói chung là tốt. Không chỉ nhìn vào kết quả học tập mà đánh giá cả các hoạt động ngoại khóa, cộng đồng, nhà trường thấy có nhiều khả năng tiếp nhận. Tất nhiên phải qua kì test SSAT và TOFEL nữa. Hy vọng cháu sẽ làm tốt.
Ngoài HN, Thu Phương (Lúm) cũng đang học quyết liệt tại trường của thầy Rich. Lúm quyết tâm cao. Chúc 2 cô cháu gái nhà 99 thắng lợi trong đợi thi tuyển này.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

"Hội Liên hiệp Phụ Nữ" ngôi nhà 99 THĐ !

Bức ảnh chụp năm 1984. Lúc này, cô
"râu" thứ Tư chưa "nhập môn" !!!

 Ở đâu mà lại lạc cu Hùng (3 tuổi) vào "hội này" ? Trẻ con thích "chớp hình" mà !!!.

Chia sẻ cùng mọi người "hồi tưởng ký ức" !

Clayderman và giai điệu đẹp! (ST: HP)

Mời nghe Plaisir d' Amour!

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Cháu Quang quay lại trường học (TTC)


Vừa rồi học sinh bên Mỹ có kỳ nghỉ hết mùa Xuân, cháu Quang được nghỉ 3 tuần. Gia đình cho cháu về Vietnam, để thăm nhà, đồng thời củng cố thêm môn toán bằng "việt ngữ" để sang Mỹ khỏi "bỡ ngỡ". Ngoài ra, còn để "bảo tồn" khẩu vị ẩm thực Viêt nam - cháu rất khoái các món ăn Việt, luôn nhận xét rằng : món ăn Mỹ không thể bằng Viêt nam.


 
Sáng mai, 5 giờ là cháu lại đáp máy bay của hãng United Airline quay lại trường. Tự đi về vài lần rồi, nên cháu quen và biết xử lý khi chuyến bay bị hoãn, trễ,lỡ ...
 
Đến đầu tháng 6, hết năm học cháu lại về nghỉ Hè 3 tháng. Phải làm visa hoc sinh mới, khi có kết quả học tập của năm trước tốt, thì Chính phủ Mỹ mới cấp visa hoc tiếp năm sau. Kết quả học của cháu đến giờ này là OK (loại khá thôi, chưa được giỏi). Riêng điểm "tư cách" thì bị cảnh cáo : vì để phòng ngủ bừa bãi, bẩn - không dọn hàng ngày, theo nội quy nhà trường- và không tham gia rửa bát đĩa giúp nhà bếp 2 lần! Nếu mắc 1 lần nữa , là bị trả cho thầy Hiệu trưởng để xem xét tư cách học sinh. Đã chấn chỉnh, phê bình cháu "ác liệt", cháu hứa không tái phạm.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Nghỉ ở Mũi Né (khách sạn l'Amiene), tháng 7/2010 (Video: TTC)

Nhà Trung Minh và nhà Phúc ở một villa, nhà Quốc ở một villa. Villa nào cũng có bể bơi mini riêng biệt, cũng tiện cho sinh hoạt gia đình. Nhà Chiến phải ở hai phòng, vì không còn villa nữa.
 
Buổi tối ra nhà hàng Hoa Viên Mũi Né thưởng thức       
                                                                                  
Ngày hôm sau , đi xem sân gôn Sea Link một vòng. Sau đó đi xem tháp Chàm của người Chăm Phan Thiết.
 
 

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Cái nhẫn 2 chỉ vàng (KQ)

Cả cuộc đời cô Tâm gắn bó với gia đình anh Bình, chị Hưng. Cuối những năm 1980, mẹ đề nghị Bộ Ngoại giao làm chính sách nghỉ hưu cho cô. Vậy là hàng năm cứ mỗi dịp xuân về, cô đều được mời lên Bộ dự liên hoan tất niên và nhận quà tết.
Từ khi về 99, cô luôn ở phòng nhỏ không hơn 10m2, sau này là bếp nhà Minh. Chiếc giừơng rộng 1,2m luôn sạch sẽ, gọn gàng. Phía cuối giường là chiếc rương bằng gỗ cô mang từ ngày ở TQ về, bên trong có mấy bộ quần áo. Ở cửa sổ đầu nhà là chiếc ấm tích bằng sứ trắng có vẽ hoa, luôn đầy nước đun sôi để nguội; các cháu 99 cứ đi chơi về là chạy vào ngửa cổ tu.
Của nả, tài sản của bà chả có gì, ngoài chiếc nhẫn 2 chỉ vàng được bọc trong cái khăn mù xoa giấu ở cạp quần. Thỉnh thoảng mở ra, bà bảo: "Tao giữ cái nhẫn này cho thằng Quốc, khi nào nó lấy vợ thì làm của hồi môn". Ngày Quốc lấy vợ, bà móm mém móc hầu bao lấy ra chiếc nhẫn nhưng Quốc lắc đầu: "Cô cứ giữ lấy".
Rồi ngày bà đi, Minh mở cái khăn mù xoa của bà thấy cái nhẫn. Minh đề nghị: "Theo em, cái nhẫn này ta để cho cái Mai - cháu dâu của bà từ Quỳnh Côi lên. Những tháng năm cuối của bà, nó đã chăm sóc bà rất tận tình". Cả nhà nhất trí.
Cuộc đời bà giản dị như thế đấy!

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Bim mới biết đi xe đạp (KC)

Những bước đi đầu tiên.
Trong điều tra của các nhà nghiên cứu về  sự thành đạt của đời người, có người nhận định: "Khi lên 6 tuổi biết đi xe đạp (hai bánh) là thành đạt".  
Xin trình  Đại gia đình 99 bức ảnh chụp sáng  hôm nay, 7 tháng 3 năm 2013, cháu Trần Việt Khôi (tự Bim) đã bước đầu đi được xe đạp. Nói là "bước đầu" vì tay lái của Bim chưa thật vững, vẫn có thể đâm vào đâu đó "trên con đường trở thành cậu bé thành đạt".
Bim hôm nay tròn 5 tuổi 3 tháng.


Bà Tâm của nhà 99 (TTC)





Ảnh chụp cho bà năm 1991.
Ảnh chụp cho bà năm 1996.

Chỉ còn 17 ngày nữa là tới ngày giỗ thứ 10 của bà Tâm (2003-2013).
Gia đình Công Vượng có vài hình ảnh của bà, chia sẻ cùng anh em trong gia đình, để chúng ta cùng nhớ lại một quãng thời gian rất - rất dài, Bà cùng chung sống với Đại gia đình chúng ta trong ngôi nhà 99.

Còn trong clip hình ảnh chỉ dài 1 phút, đó là những bức ảnh ghi lại một việc làm của bà trong suốt 14.600 ngày bà còn khỏe mạnh (từ 1963, khi nhà ta chuyển về 99 Trần Hưng Đạo đến 2002, mấy tháng trước khi bà mất). Ngày nào cũng như ngày nào, mưa cũng như tạnh, cứ vào buổi sáng sớm là đã nghe thấy tiếng chổi  "quét sân" - loẹt xoẹt - của bà! Thấy bà vất vả, nói với bà: "Cô để chúng cháu quét cho!", thì bà nói ngay: "Cô còn ăn được thì cô còn làm được!". Bà cũng là người "khái tính" ra phết!

 
                                                                                       
Ngoài tình cảm rất thương yêu các con anh Bình, chị Hưng, bà còn đức tính rất chăm chỉ. Hai "cái đó" cộng lại thành một hình ảnh không bao giờ quên được trong lòng các con anh Bình và chị Hưng!!! Bà được các con, cháu trong nhà 99 coi như "bà mẹ thứ Hai" trong ngôi nhà 99 này !.
                                                                                      


Tháng 9 năm 2010, Công và Trung có về thăm ngôi mộ của bà, ở quê bà Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ngôi mộ khang trang, sáng sủa, nằm trong khuôn viên nghĩa trang dòng tộc nhà Bà. Kích thươc ngôi mộ 1m x 1,5m. Như vậy cũng thấy yên tâm cho Bà: suốt đời sống xa quê hương, đến khi "khuất bóng" thì được về với quê hương, họ hàng! Công chăm lo cho mộ Bà, trước hết là của chú Trung và cô Minh.




                                                                       
                                                                                  
                                                                               

"Điệu valse cuối cùng" - The last Waltz (ST: Hạnh Phúc)

Phúc vừa gửi về cho gia đình ca khúc này ngày xưa ta hay hát.
Mời cùng thưởng thức!
Và nghe Clayderman biểu diễn trên piano!

Vài hình ảnh lễ đại thượng thọ của bác Chánh gái (Ảnh: Tường Vân)

Gia đình bác Chánh đã gửi cho chúng ta những tấm ảnh quý trong lễ mừng thọ 100 tuổi cho bác Chánh gái, tổ chức tại Trung tâm hội nghị của TW Hội LHPNVN, (trên khuôn viên Trại Nhi đồng Miền Bắc của chúng ta đầu những năm 1960 - 20 Thụy Khê), vào ngày 4/3/2013.
Chúng ta được gặp lại những gương mặt rất thân thương của gia đình bác: chị Tuyết Minh, chị Sương, anh Tường, Dũng 'câm', Chí Hòa, cháu Hoa...
Anh Tường sửa lại tóc cho bác.

Bác vẫn minh mẫn phát biểu. Hình ảnh này làm ta nhớ đến ngày nhận
tin mẹ mất, bác đi bộ suốt từ gò Đống Đa lên 99 và ở đó suốt ngày.
Còn tại lễ tưởng niệm cho cha, 8/2004, bác cũng dõng dạc phát biểu như hôm nay.

Gia đình anh Tường bên bà nội.

Nguyên PCT Trương Mỹ Hoa cũng đến dự.

Bác Chánh và các con Chí Dũng, Ngọc Sương, Anh Tường, Minh Trực, Tuyết Minh, Chí Hòa.

"Chúc chị sống thêm vài năm nữa...". 

Vân (vợ anh Tường) và bà cháu chị Tuyết Minh.

Chị Yến (vợ anh Dân) và Minh Trung nhà 99 cũng có mặt chúc thọ bác.

Bạn bè bà cùng chị Trương Mỹ Hoa.

Bà cùng con, cháu, chắt, dâu rể, họ hàng.

"Chị còn khỏe lắm!".

Chủ tịch Hội Người cao tuổi chúc mừng.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Kĩ thuật lấy ảnh từ video (TTC)


Có thể lấy được rất nhiều ảnh (photo), từ trên băng video đã quay. Cách lấy ảnh ra từ băng video:
1 - Cho băng đã quay và thẻ nhớ (memory stick) vào máy.
2  - Mở máy camera vể VCR, để phát (play back) băng video.
3 - Trong khi phát video, thấy hình ảnh nào hay, thì "nhấn nhẹ vao phím bấm photo", và giữ ngón tay,  hình ảnh sẽ dừng lại, để ta chọn xem có ưng ý không.
4 - Nếu ưng ý, thì "nhấn mạnh tay thêm một chút vào phím photo' , thì bức ảnh sẽ được chuyển sang thẻ nhớ, ta có được một bức ảnh mới, thu được từ dữ liệu trên băng video.
 
Bằng cách này, ta sẽ có rất nhiều bức ảnh thời sự. Vì trên băng video, có nhiếu hình ảnh sinh động hơn là ta chụp bằng máy ảnh. Lưu ý khi quay, phải cố gắng có chất lượng quay tốt, nét.Thì khi làm ảnh, chất lượng ảnh sẽ tốt. 

Quà nhân ngày 8/3 (ST: HP)

Nhà ta con cháu nhiều đứa yêu thích âm nhạc và chơi piano (chị Trang, Ty, Mý, Nông, Phương, Píng, Lúm), violin (Quang), ghita (Long)... Âm nhạc làm các cháu thêm yêu cuộc sống và vững tin hơn.
Cô Phúc  tặng gia đình 2 tác phẩm do  Clayderman thực hiện mà thế hệ thứ nhất của đại gia đình 99 từng nghe, từng yêu thích.
Mời nghe Concerto pour une jeune fille nommee Je t'aime!
Exodus!

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Con đường mang tên Cha (Ảnh: KC)

Năm 2010 khi ra HN, anh Chiến có lên thăm đường mang tên Cha. Biển tên đường TRẦN TỬ BÌNH đặt ngay đầu phố, sát cây xăng. Con phố dài non cây số, yên tĩnh, 1 đầu nối vào Hoàng Quốc Việt, 1 đầu nối vào...
Cây bồ đề, lấy từ nhà 99 mang lên trồng đúng ngày 19/8/2008 khi vừa đặt tên đường, nay đã xum xuê. Cô bán hàng nước cho sinh viên Trường Cao đẳng Mẫu giáo TW ngày nào cũng tưới. Cánh cán bộ, giáo viên Học viện KTQS là bạn bè, đệ tử của Kiến Quốc mỗi lần đi qua đều nhắn tin vào: cây bồ đề vẫn xanh tốt lắm.
Trong số bạn bè thân thiết có người thắc mắc: "Ông có công với HN như thế, lẽ ra đường mang tên ông phải dài, rộng hơn". Song anh em trong nhà 99 chỉ cười và nói: "Chả cần, con đường này cũng giản dị như chính con người ông Bình. Hơn nữa, đường mang tên ông gần với những con đường là bạn chiến đấu thân thiết của ông như Hạ Bá Cang, Hoàng Sâm, Nguyễn Văn Huyên...".

Thử thách

Thứ năm tuần trước, cô Vượng hẹn được thầy Rich (Cty Tư vấn du học AEG) gặp Mý và ba mẹ để tìm hiểu và giới thiệu về vấn đề du học ở Mỹ. Cháu Quang qua thầy Rich năm ngoái đã qua Mỹ học, thực tế rất tốt nên cô Vượng có lời khuyên nên cho Mý đi du học.
Mẹ Vân Anh có vẻ quyết tâm vì tương lai của con, nhất là "tuổi thơ của Mý sẽ đi qua, nếu không làm sớm sợ  sẽ lỡ cơ hội". Tuy vậy với ba có chút băn khoăn, vì Mý còn nhỏ quá (mới 15), lại là con gái (còn Quang là con trai!), chưa bào giờ phải sống xa nhà, chưa hề có kinh nghiệm sống tập thể lại phải tự lập.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Thư chúc đại thượng thọ bác Phạm Thị Trinh

Ngày 3-3-2013
Kính gửi bác Phạm Thị Trinh (bác Chánh gái) cùng anh Trực, chị Tuyết Minh, Anh Phương, Nguyễn Ngọc Sương, Nguyễn Anh Tường, Phạm Thị Vân, các em Dũng, Chí Hòa cùng các cháu trong đại gia đình Tướng Nguyễn Chánh. 
Thay gia đình tám anh chị em Trần Yên Hồng, Trần Kháng Chiến, Trần Thắng Lợi, Trần Kiến Quốc, Trần Thành Công, Trần Hữu Nghị, Trần Hạnh Phúc, Trần Việt Trung con ông Trần Tử Bình và bà Nguyễn Thị Hưng xin gửi đến bác và toàn thể đại gia đình lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Kính chúc bác mạnh khỏe, sống lâu; Chúc đại gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
Có lẽ trên đất nước Việt Nam này hiếm có gia đình có ngày vui, vinh dự  như gia đình bác, mừng thọ 100 năm ngày sinh nhật của bác, kỷ niệm hơn 80 năm bác đứng trong hàng ngũ những người Cộng sản, chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng, bảo vệ, xây dựng đất nước.
Chúng cháu luôn ghi nhớ tình cảm láng giềng gắn bó giữa bác và cha mẹ chúng cháu, giữa hai gia đình chúng ta. Cháu không bao giờ quên được hình ảnh bác đến động viên mẹ cháu vào Tết 1967, khi cha cháu qua đời. Sự động viên, tấm gương vượt lên chính bản thân mình của bác (khi bác trai mất trước đó 10 năm) đã giúp mẹ cháu vượt qua đau khổ của sự mất mát, thu xếp công việc, chăm lo nuôi dạy 8 anh chị em cháu nên người.
Đối với cá nhân  cháu khi trưởng thành hơn, rất may mắn có những người bạn vong niên như chị Tuyết Minh, anh Phương; có những người bạn gần gũi chia sẻ như Ngọc Sương, Anh Tường. 
Nhân ngày vui này một lần nữa kính chúc bác mạnh khỏe. Chúc mọi thành viên trong Đại gia đình có sức khỏe,   vui vẻ, hạnh phúc, các cháu thành đạt trong học tập, công tác.
Mong cho quan hệ giữa các thế hệ của hai đại gia đình luôn bền đẹp.
Kính thư, 
Cháu Trần Kháng Chiến

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Khách sạn Vin Pearl Nha Trang 2004 (TTC)


Tháng 7 năm 2004, gia đình Công Vượng rủ ba mẹ con Phúc ra Nha Trang nghỉ, vì có khách sạn mới trên đảo - Vin Pearl mới khành thành.

Thời gian  này anh Lợi đang công tác tại sân bay quân sự Nha Trang, nên mời được anh Lợi ra nghỉ một ngày ngoài đảo.

Những ngày anh em xa nhau, ít có điều kiện gặp gỡ thường xuyên, nên gặp lại nhau rất vui và ý nghĩa tình "huynh đệ" !

Bài hát "Come Toi" là bài hát anh Lợi rất khoái, được lồng tiếng vào đoạn clip này.
                                                                          

Bài trả lời phỏng vấn báo mạng Khám phá của bác Chiến


Nhà báo Bích Ngọc: 
1, Chắc hẳn, với điều kiện của gia đình và bản thân, ông có nhiều hồi ức tốt đẹp về những người bạn Trung Quốc? Ông có thể kể lại vài kỷ niệm sâu sắc về họ gắn với những năm tháng tốt đẹp trong mối bang giao của hai nước?
2, Những người bạn đó của ông và gia đình sau này họ nói gì khi quan hệ của hai nước ảm đạm hoặc khi có những tranh cãi về chủ quyền biển đảo?
3, Cảm xúc của ông thế nào khi nghe và gặp những chuyện buồn như có chuyện kỳ thị của một số người dân Việt hoặc Trung Quốc về phía bên kia?
4, Đứng về góc độ lịch sử, quan điểm của ông thế nào về việc công bố thông tin về chiến tranh biên giới 1979? Có người lo ngại nhắc lại cuộc chiến đó có thể làm tổn thương tình hữu nghị? Ông nghĩ thế nào?
5, Nếu để nói lời tâm huyết nhất gửi tới lãnh đạo và người dân hai  nước trong thời điểm này, ông sẽ đề cập tới những vấn đề gì?

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Zính vào Nam thăm Hùng

Hùng trèo lên cây tràm bông vàng
trước cửa nhà cấp 4 ở Sông Bé, 1990.
Năm 1987 (?), bố Công mẹ Vượng vào Nam sống ở Thủ Dầu Một. Mẹ Vượng làm ở Cty Protrade Sông Bé, còn bố Công làm ở Mashinoimport TpHCM. Cơ quan ưu tiên bán cho chiếc Honda 81 second-hand "kim vàng giọt lệ" (hình như vẫn giữ tới giờ?) để đi về mỗi ngày giữa SG và Lái Thiêu. Bà Thắm bỏ HN vào ở với con gái. Hùng bắt đầu đi học.
Hè 1988, bác Quốc đi Đức về. Hè 1989 có Hội nghị Tin học tại TpHCM đã đưa Zính bay cùng vào thăm Hùng. Mấy ngày đầu, Zính tá túc tại nhà bác Triết ở 110 Trần Huy Liệu. Chiều thứ bảy mượn được xe máy bác Triết, chở Zính, đi theo xe bố Công qua Bình Thạnh, qua cầu đường sắt Bình Lợi, theo đường 13 lên Thủ Dầu Một. Nhớ mãi cầu Bình Lợi lát gỗ dọc, đi rất dễ trượt bánh, không dám phi số cao mà phải ghì tay lái (y như qua cầu Việt Trì). Qua đoạn giờ là trạm thu phí thì rẽ trái tới thị trấn Lái Thiêu.
Hai tên gặp nhau sướng lắm. Còn nhớ Vượng được phân mấy gian nhà cấp 4, ở xóm xung quanh đầy những khóm tầm vông, đi quá tí nữa thì ra phố. Suốt tối thứ bảy, 2 tên chơi với nhau. Đến giờ ngủ thì ôm nhau trên giường. Sáng sau dậy lại chơi quanh xóm. Hùng dẫn Zính đi giới thiệu với cánh bạn mới cùng khu tập thể.
Cơm nước trưa xong, nghỉ ngơi, 3g chiều, bác Quốc phải đưa Zính về Tp. Hùng biết phải chia tay nên buồn lắm, nhất quyết không muốn cho đi. Bác Quốc nói thế nào cũng không nghe. Khi Zính ngồi sau xe rồi, nổ máy, Hùng cứ chạy theo sau, khóc rống lên: "Cho Zinh ở lại cơ!". Bố Công phải chạy theo giữ lại. Thương cháu lắm nhưng cũng phải đưa Zính về, kẻo muộn.
Mấy hôm sau, bố Công chở Hùng lên chơi. Hùng ngày đó thích chơi lửa, cứ lấy diêm và giấy ra đốt ở góc nhà. Nhà bác Triết ngày đó ẩm thấp, lụp xụp, chỉ sợ cháy. Vừa thấy ông cháu đốt ở đầu này, la mắng; quay đi đã thấy ông ta xì xoẹt ở góc kia.
Chả hiều Zính, Hùng còn nhớ?