Hơn tháng trước, AEG Vietnam mời các cháu lọt vào danh sách sang Mỹ du học năm nay tới dự Cocktail Reception. Mý cùng mẹ Vân Anh có mặt. Thầy Rich Mập vui vẻ chào đón, chúc mừng các học sinh mới. Văn phòng AEG vừa gửi ảnh của các bạn cùng thầy Rich. Học sinh George School mặc áo xanh có in tên trường.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013
Tư liệu quý về chuyến thăm TQ năm 1957 mà chú Hoàng Minh Phương lưu giữ được
Chú Phương có đến 5 năm (1950-1955) là Trưởng phòng Phiên dịch Bộ Tổng tư lệnh, từng phiên dịch cho bác Giáp và cụ Vy Quốc Thanh thời kì chống Pháp; sau này lại công tác tại Văn phòng Bộ Quốc phòng tới 1967(!). Chú từng được tháp tùng Bộ trưởng cùng phái đoàn Bộ Quốc phòng thăm Liên Xô, TQ và nhiều nước XHCN.
Năm 1957, chú cùng chú Khiêm (bác sĩ Viện 354) tháp tùng bác Giáp thăm TQ. Trong đoàn có cha.
Hôm qua, chú Phương đã tặng gia đình ta tư liệu quý này. Xin cảm ơn chú Hoàng Minh Phương!
Năm 1957, chú cùng chú Khiêm (bác sĩ Viện 354) tháp tùng bác Giáp thăm TQ. Trong đoàn có cha.
Hôm qua, chú Phương đã tặng gia đình ta tư liệu quý này. Xin cảm ơn chú Hoàng Minh Phương!
Cha đứng hàng đầu, thứ 4 từ trái. |
Cha đứng bìa trái. |
Cha - người thứ 5 từ trái. |
Cha đứng sau 2 đ/c TQ áo sáng. |
Hàng đầu từ trái: chú Dũng (4), bác Giáp (5), cha (6)... |
Cha đứng thứ 2 bên phải, hàng 2 từ trên xuống. |
Thăm chú Hoàng Minh Phương
Sáng ngày 24-7, Kháng Chiến cùng Kiến Quốc đến thăm chú Hoàng Minh Phương, người nhận nhiệm vụ phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc với đồng chí Vy Quốc Thanh Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc bên cạnh cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Pháp (từ 1950-1955).
Cùng chú Phương. |
Xem lại những kỉ niệm đã nửa thế kỉ. |
Chú Phương đã cung cấp một số tư liệu liên quan đến đồng chí Vy Quốc Thanh cho Viện Khoa học xã hội Quảng Tây theo yêu cầu của GS Hoàng Tranh. Năm nay tại quê hương Quảng Tây tiến hành kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Vy Quốc Thanh.
Chú Phương còn cung cấp cho hai anh em một số ảnh rất quý liên quan đến chuyến công tác tại Trung Quốc của Đoàn đại biểu Quân Đội ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Trung Quốc vào 1957. Cha Trần Tử Bình với tư cách Tổng thanh tra Quân đội là thành viên trong đoàn. Hai anh em lần đầu tiên được nhìn thấy những bức ảnh rất quý này.
Chú Phương năm nay đã 85, sức khỏe yếu nhưng vẫn tinh tường, nhớ nhiều sự kiện và kỉ niệm với cha. Chú quý trọng cha và kể lại: "Cha cháu là tướng lĩnh đầu tiên của quân đội, không được học hành nhiều như nhiều tướng lĩnh, không phải nhà lý luận nhưng trưởng thành trong thực tiễn. Cuối năm 1947, cha cháu cùng cụ Lê Thiết Hùng chỉ huy bộ đội bẽ gẫy gọng kìm phía tây của giặc Pháp hòng tấn công tiêu diệt Thủ đô Việt Bắc. Cha cháu đóng góp nhiều trong việc xây dựng công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội và đào tạo cán bộ quân sự. Anh em trong cơ quan Bộ Quốc phòng quý trọng cha cháu vì tính thẳng thắn, dũng cảm, liêm khiết, trong sạch và gần gũi chiến sĩ, vui vẻ...".
Chú Phương từng sang Trung Quốc học từ 1949 cùng chú Minh Long; sau đó 1960-61 lại sang học Học viện quân sự Nam Kinh cùng đợt với cụ Hoàng Văn Thái, Song Hào, Lê Quang Hòa...
Chú Phương còn cung cấp cho hai anh em một số ảnh rất quý liên quan đến chuyến công tác tại Trung Quốc của Đoàn đại biểu Quân Đội ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Trung Quốc vào 1957. Cha Trần Tử Bình với tư cách Tổng thanh tra Quân đội là thành viên trong đoàn. Hai anh em lần đầu tiên được nhìn thấy những bức ảnh rất quý này.
Chú Phương năm nay đã 85, sức khỏe yếu nhưng vẫn tinh tường, nhớ nhiều sự kiện và kỉ niệm với cha. Chú quý trọng cha và kể lại: "Cha cháu là tướng lĩnh đầu tiên của quân đội, không được học hành nhiều như nhiều tướng lĩnh, không phải nhà lý luận nhưng trưởng thành trong thực tiễn. Cuối năm 1947, cha cháu cùng cụ Lê Thiết Hùng chỉ huy bộ đội bẽ gẫy gọng kìm phía tây của giặc Pháp hòng tấn công tiêu diệt Thủ đô Việt Bắc. Cha cháu đóng góp nhiều trong việc xây dựng công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội và đào tạo cán bộ quân sự. Anh em trong cơ quan Bộ Quốc phòng quý trọng cha cháu vì tính thẳng thắn, dũng cảm, liêm khiết, trong sạch và gần gũi chiến sĩ, vui vẻ...".
Chú Phương từng sang Trung Quốc học từ 1949 cùng chú Minh Long; sau đó 1960-61 lại sang học Học viện quân sự Nam Kinh cùng đợt với cụ Hoàng Văn Thái, Song Hào, Lê Quang Hòa...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)