Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Hồi ký "Thoát ngục Hỏa Lò" trên trang web của Khu di tích Hỏa Lò

Mời xem!

Trang web "Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò"

Mời truy cập vào đây!

Từ 1 ý tưởng


Sinh thời, khi qua Nhà tù Hỏa Lò, cha tôi hay kể về cuộc vượt ngục lịch sử giữa tháng 3/1945: "Trước khi chui xuống cửa cống ngầm ở Trại J, cha nói với anh em tù chính trị tốp đi tiên phong: "Sống thì nhớ; chết thì giỗ ngày này!". Sau đó, hơn 100 tù chính trị đã theo đường này, thoát ra ngoài, về với phong trào.
Vì thế mà Khu di tích Hỏa Lò từ lâu đã là địa chỉ thân thiết của gia đình. Có gì Ban quản lí Khu di tích Hỏa Lò, nhất là các bạn trẻ, đều xin tư vấn, chia sẻ.
Nhân 30/4/2015, bộ sưu tập "Chuyện kể các vị tướng bị giam cầm trong các nhà tù thực dân" được trưng bày lần đầu tiên tại Bến Nhà Rồng. Để ra mắt bộ sưu tập, các chuyên viên mất rất nhiều công sức, nhất là khi sự kiện tù đày của các cụ xảy ra đã ngót 1 thế kỉ mà những người đi sưu tập lại quá trẻ.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Bộ sưu tập "Chuyện kể các tướng lĩnh bị giam cầm trong nhà tù đế quốc thực dân" trưng bày ở Đà Nẵng

Nhân kỉ niệm 41 năm Giải phóng Đà Nẵng, Ban quản lí Khu di tích Hỏa Lò cùng QK5 tổ chức trưng bày bộ sưu tập này tại Bảo tàng QK5 từ ngày 22/3/2016 đến đầu tháng 4/2016.
Lần này, có bổ sung các tướng lĩnh là dân miền Trung:
1. Nguyễn Chánh,
2. Trần Quý Hai,
3. Phạm Kiệt,
4. Nguyễn Đôn (còn sống)