Thị xã Hà Đông chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn chục cây số, án ngữ phía tây Hà Nội.
Từ đầu những năm 40 thế kỷ trước, cách thị xã chừng cây số là Vạn Phúc - làng cổ ven sông Nhuệ không chỉ là làng nghề truyền thống sản xuất ra lụa tơ tằm nổi tiếng trong và ngoài nước mà còn là ATK (An toàn khu) của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng thời kì bí mật đã về đây: Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Quốc Hoàn, Trần Tử Bình, Lê Quang Đạo…
Xứ ủy Nam kỳ cử người ra Vạn Phúc xin chỉ thị của Trung ương… Sau ngày 9-3-1945, Nhật đảo Pháp ở Đông Dương, thấy tình hình trong và ngoài nước có nhiều biến động, Xứ ủy Nam kỳ (Tiền phong) đã cử Lý Chính Thắng ra Bắc gặp Trung ương Đảng xin chỉ thị. Suốt thời gian từ ngày Nam kỳ khởi nghĩa thất bại (23-11-1940), cơ sở tan vỡ, Nam kỳ mất liên lạc với Trung ương. Được sự giới thiệu của ông cậu là Xứ ủy viên Nam kỳ Hà Huy Giáp và từng là học sinh trường Thăng Long, ông đã tìm về trường cũ bắt liên lạc. Tại đây được bác bảo vệ giới thiệu tới gặp vợ chồng bạn học cũ là Nguyễn Xuân Ngọc và Lê Tụy Phương. Hôm sau, anh Ngọc đã bí mật đưa Lý Chính Thắng vào Vạn Phúc gặp Tổng bí thư Trường Chinh.
Sau đó, Lý Chính Thắng được đón về nghỉ ở Nhà thương Con Rồng của gia đình bà Tụy Phương. Đến giữa tháng 4-1945, ông cùng nữ giao liên Cái Thị Tám (Nguyễn Thị Kỳ, sau này là phu nhân Đại tướng Văn Tiến Dũng) mang chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”quay trở về Nam bộ.
Vậy là chỉ thị của Trung ương về Tổng khởi nghĩa đã đến được với Nam bộ.
Sau đó, Lý Chính Thắng được đón về nghỉ ở Nhà thương Con Rồng của gia đình bà Tụy Phương. Đến giữa tháng 4-1945, ông cùng nữ giao liên Cái Thị Tám (Nguyễn Thị Kỳ, sau này là phu nhân Đại tướng Văn Tiến Dũng) mang chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”quay trở về Nam bộ.
Vậy là chỉ thị của Trung ương về Tổng khởi nghĩa đã đến được với Nam bộ.
Tấn công vào Dinh Khâm sai sáng 19/8/1945. |