Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Các cháu nhà 99 năm 1988 (KQ)

Hùng, Dính, Long, Phương trước cửa nhà 99.
Lúc đó đang thực tập ở Đức thì nhận thư và tấm ảnh này.
Bọn nhóc nhà 99 mới đáng yêu làm sao! Tuy ăn mặc hơi nhếch nhác, phong phanh, thậm chí chân không tất (nhưng so với con nhà người ta thì đã là ấm lắm rồi!).
Cái cổng 99 được dùng làm quán Cafe. Các nhà thay nhau bán mỗi tuần. Tuần này thì Phúc, tuần sau Trung-Minh, tuần nữa Công-Vượng. Nghị-Hòa thì bán bánh rán buổi sớm. Cái cổng cũng là cứu cánh, kiếm miếng ăn cho cả nhà. Đó là chuyện cuối những năm 1980. Hơn 20 năm rồi...
Nay, cháu Hùng vừa lấy vợ, Dính là cán bộ Hàng không VN, Long đang làm thạc sĩ bên Anh, còn Phương là cán bộ ngân hàng giỏi và có 1 con trai (Panda).
Thời gian trôi đi quá nhanh, kỉ niệm xưa thì nhớ mãi. Bao giờ cho đến ngày xưa?

Cha mẹ với cơ sở cách mạng thời kì bí mật

Còn nhỏ hay thấy bà Bủ Chính cùng cô Sơn (con gái) hay về thăm. Cha bảo: "Bủ ở tận trên Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ. Năm 1942 khi cha về Cổ Tiết gây dựng phong trào đã tá túc ở nhà Bủ, ngay bên bờ sông Thao. Nhà Bủ nghèo, có cơm ăn cơm, có sắn ăn sắn; nhưng không có hương lí nào dám rờ tới. Ngày ngày cha đóng vai thầy lang đi kê đơn, bắt mạch, cắt thuốc cho dân mà vận động quần chúng". Chính vì thế mà anh em chúng tôi cũng quý Bủ.

Cha mẹ về thăm cơ sở ở Kim Động, Hưng Yên, che chở mẹ ngày khởi nghĩa 1945.
Năm 1968-70, trường Trỗi đóng quân ở Hưng Hóa, anh Đỗ Long (con chú Mô, cũng cơ sở của cha) lấy xe máy Stadion chở Quốc, Công lên Cổ Tiết thăm Bủ Chính, ngủ ở đó 1 đêm.
Thời gian ra sống ở HN, tôi đánh xe chở anh Long về thăm lại Cổ Tiết. Bủ mất từ lâu nhưng bà con vẫn nhớ tới ông Bình, bà Hưng.

Bác Mai Đắc Bân gần gũi với gia đình


Bác Tôn và bác Bân.
Trong kho tư liệu nhà 99 có cả tư liệu của bác Bân, Trưởng Phòng sinh hoạt của Văn phòng TW Đảng. Bác là người Bình Lục, đồng hương với cha, sinh năm 1903 (hơn cha 4 tuổi) và hoạt động từ năm 1926, vào tù ra tội. Hết Hỏa Lò (1930-33), Sơn La (1933-42) rồi ra Côn Đảo (1942-45).
Suốt những năm kháng Pháp cho tới chống Mỹ, bác luôn công tác tiếp nhận, đảm bảo rồi 1961 về Văn phòng TW tới khi nghỉ hưu 1971. 
Sau khi cha mất, mẹ lại đi chữa bệnh Bắc Kinh, có việc gì khó anh chị em ta lại chạy lên bác Bân, chú Đỉnh. Mọi việc đâu vào đấy. Giỗ cha năm nào cũng có mặt bác và chú Đỉnh.
Nay bác cũng yên nghỉ tại Mai Dịch.

Cô Diệp Tinh và chú Văn Trang (KC)

Ảnh cô chú tặng cha mẹ năm 1960.
Khi cuộc nội chiến giữa Đảng Công sản  và Quốc dân đảng nổ ra tai Trung Quốc váo cuối 1946, tại  tỉnh Vân Nam,   chính quyền Quốc dân đảng tiến hành đàn áp, khủng bố nhằm vào Đảng cộng sản. Từ Vân Nam nhiều đảng viên cộng sản  tránh khủng bố, đã vượt biên giới, lánh sang Việt Nam. Vào thời điểm đó nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập non trẻ của mình.  
Có hai đảng viên Cộng sản Trung Quốc là Văn Trang và Diệp Tinh, sau khi vượt biên sang Việt Nam, xuôi xuống huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, tìm đến cơ quan  Việt Minh huyện, xin tham gia kháng chiến.

Hai giáo viên đầu tiên của Trường Võ bị 1946

Theo hồi ức của chú Nguyễn Văn Bồng - học viên Quân chính VN khóa 6 rồi là cán bộ của Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1 (15/4/1946 - cuối 1946) thì: ngoài bí thư chi bộ là ông Trần Tử Bình còn có 2 đảng viên Vương Thừa Vũ và Vũ Lập. Hai chú đều ít tuổi hơn cha nhưng rất thân tình.
Tư liệu về 2 cụ đều được lưu trữ trên Wikipedia!
- Cụ Vương Thừa Vũ.
- Cụ Vũ Lập.

Tướng Bình ra trận

Thu đông 1947, thực dân Pháp mở chiến dịch nhằm xóa sổ Chiến khu Việt Bắc - "Thủ đô gió ngàn" của TW Đảng, Chính phủ nước VN mới. Cha và bác Lê Thiết Hùng nhận lệnh tăng cường cho mặt trận, với nhiệm vụ cắt đứt gọng kìm phía tây của địch. Chúng dùng nhiều ca nô, tầu chiến từ HN tiến theo sông Hồng, sông Thao, sông Lô lên Việt Bắc. Nhưng ý đồ đó bị bẻ gãy...
Chiến thắng Sông Lô gắn liền với tên tuổi Khu trưởng Bằng Giang, Chính ủy Khu 10 Song Hào cùng các tướng lĩnh Trần Tử Bình, Lê Thiết Hùng tăng cường từ Bộ Tổng. Nhiều học viên Võ bị Trần Quốc Tuấn tham trận cùng các chiến sĩ trẻ. Pháo binh VN lần đầu ra quân. Họ cùng nhân dân Đoan Hùng, Phú Thọ làm nên Chiến thắng Sông Lô!
Cùng nghe Trường ca Sông Lô (Văn Cao).

Ảnh cha chụp trước ngày sinh Kiến Quốc có 4 ngày

Xem bức ảnh này thấy cha giống hệt cái hình cha mẹ đã tặng chú Văn Trang, cô Diệp Tinh năm 1950. Bức ảnh đó cuối năm 2007, 4 anh em ta sang thăm Bắc Kinh đã được chú Văn Trang tặng lại. Mặt cha gầy gầy, xương xương giống hệt Trần Thành Công bây giờ. (Bức ảnh đó đã được chọn in trong cuốn "Trọn đời vì nghĩa cả").
Phía sau cha lưu bút tặng cô Lê:
Thân tặng cô Lê
Khuyên cô nhớ:
Công tác c.m. làm sự nghiệp
Đảng, nhân dân đại gia đình
15/12/1952 - Trần Tử Bình
Đó cũng chính là những gì cha mẹ dạy anh chị em ta.

Tấm ảnh bác Giáp tặng cha năm 1951 (KQ)

Tấm ảnh này 60 năm có thừa. Sau thắng lợi Chiến dịch Biên giới, bộ đội ta được chụp ảnh vói Bác Hồ và Võ Đại tướng.
 Ngay mặt sau là lưu bút của bác Văn:

"Chiến mã" của cha theo thời gian

Chiếc "Volga" đầu tiên 1948.
Ngày phong tướng đầu 1948, ở Việt Bắc, cha được cấp 1 con ngựa. Tiếc là không biết chú tuấn mã này tên gì? (Lẽ ra ngày chú Phú còn sống phải hỏi). Có ngựa phi đi công tác là oai lắm. Chú Phú hay mang nó ra suối tắm. Cũng vì hay theio ngựa mà nhiều cô gái ở Việt Bắc mê chú như điếu đổ(!).

Còn khi sang Vân Nam, theo chú Nguyễn Đồng Thoại (học viên khóa 6 Lục quân) kể, thì cha đi xe Jeep.
"Lắm hôm xuống thăm học viên, biết Tướng Bình nổi tiếng vụ Phú Riềng đỏ 3/2/1930, rồi lãnh đạo cuộc vượt ngục Hỏa Lò của gần 100 tù chính trị tháng 3/1945, sau đó vài tháng lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN... anh em muốn nghe cụ kể nhiều chuyện về cuộc đời cụ đã hò nhau kéo giữ xe lại, không cho chạy. Lính tráng khỏe mà. Cụ phải hứa sẽ còn xuống thăm, anh em mới cho đi. Chỉ có cụ Bình mới chan hòa, gần với lính như thế!", chú Thoại nhớ lại.