Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Bác Chiến thăm nhà Trung Minh

Ngày 2/7 khi ra HN để đi TQ, bác Chiến đã đến thăm nhà Trung Minh. Panda lâu lắm mới gặp ông nên rất vui. Sắp tới cháu phải xa bố mẹ về sống với ông bà ngoại.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Thư của bà Margaret gửi nhà ta

Hi Quoc,
Sorry I have not been in touch for a while. I have not been very well. I have been told that I have a heart condition. I have to have some more tests done then it looks as though I may have to have a pace maker fitted. OMG!!! What fun I will have going through the airport everything will beep. I am rather worried about it and so is Joe but hopefully it will not cause too many problems for me. My one day a week job has had to finish has I have to rest a bit more than what I do, I find that very hard has I have always kept myself busy. Doctor said I can still do the gym has the excercise is good for my heart and he will tell me when to stop.
Anyway enough of that, are you looking forward to America with your family? Long and Stephanie will be home very soon now they said August but I am not sure when yet, they are going to London first and then coming to Manchester.
Will let you know how I get on at the hospital.
Lots of love to you and your family
Joe and Margaret xxx.

Ba bức ảnh tư liệu quý (KC)

Gửi blog Đai gia đình 99 ba bức ảnh của cha mẹ để mọi người cùng chiêm ngưỡng.
1. Cha cùng bác Lý Ban, Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị  chụp ảnh với Chủ tịch Trung Quốc  Lưu Thiếu Kỳ cùng các vị lãnh đạo Trung Quốc  tại Bắc kinh, 1964.
Đoàn Chính phủ sang kí hiệp định viện trợ tại Bắc Kinh năm 1964.

2. Cha mẹ bế cô con gái thứ 7 Trần Hạnh Phúc tại ngôi nhà số 20 trên đường Hoàng Diệu. Ảnh chụp vào 1957 khi Phúc tròn một tuổi. Mẹ tự nhận ra rằng không quen mặc áo dài,  khi chụp ảnh chân vẫn đi giay da quân đội.
Mẹ bế Quế Lâm 1 tuổi.


3. Cha mẹ chụp tại 38 Trần Phú, khoảng 1961, khi cha từ Bắc Kinh về nước công tác. Trong ảnh này thấy cha mẹ rất vui. Lúc đó cha đã 54 tuổi, mẹ 41 tuổi và đã có 8 đứa con.
Ở 38 Trần Phú, 1961.

Nana Mouskouri và Love Story (ST: HP)

Mời nghe!

Viếng mộ

Cháu Hương trước mộ ông bà.
Nhân ngày 27/7 năm nay, anh Đỗ Quang Việt (Trỗi k2) cùng cháu Tô Lan Hương (tác giả bài viết cảm động về cha mẹ trên Đang Yêu của Phụ nữ Thủ đô) - xuống Mai Dịch viếng mộ các bậc lão thành cùng cụ Hoàng Trà - đã điện thoại vào hỏi thăm mộ cụ Bình, cụ Hưng và đến thắp hương. Anh và cháu đã chọn những bông hoa đẹp cắm cho ông bà.
Thay mặt đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo xin cảm ơn tình cảm của 2 người bạn quý!

Mộ ông bà hôm nay.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Mý, Lúm chuẩn bị đi du học

Hơn tháng trước, AEG Vietnam mời các cháu lọt vào danh sách sang Mỹ du học năm nay tới dự Cocktail Reception. Mý cùng mẹ Vân Anh có mặt. Thầy Rich Mập vui vẻ chào đón, chúc mừng các học sinh mới. Văn phòng AEG vừa gửi ảnh của các bạn cùng thầy Rich. Học sinh George School mặc áo xanh có in tên trường.

Tư liệu quý về chuyến thăm TQ năm 1957 mà chú Hoàng Minh Phương lưu giữ được

Chú Phương có đến 5 năm (1950-1955) là Trưởng phòng Phiên dịch Bộ Tổng tư lệnh, từng phiên dịch cho bác Giáp và cụ Vy Quốc Thanh thời kì chống Pháp; sau này lại công tác tại Văn phòng Bộ Quốc phòng tới 1967(!). Chú từng được tháp tùng Bộ trưởng cùng phái đoàn Bộ Quốc phòng thăm Liên Xô, TQ và nhiều nước XHCN.
Năm 1957, chú cùng chú Khiêm (bác sĩ Viện 354) tháp tùng bác Giáp thăm TQ. Trong đoàn có cha.
Hôm qua, chú Phương đã tặng gia đình ta tư liệu quý này. Xin cảm ơn chú Hoàng Minh Phương!
Cha đứng hàng đầu, thứ 4 từ trái.

Cha đứng bìa trái.

Cha - người thứ 5 từ trái.

Cha đứng sau 2 đ/c TQ áo sáng.

Hàng đầu từ trái: chú Dũng (4), bác Giáp (5), cha (6)...

Cha đứng thứ 2 bên phải, hàng 2 từ trên xuống.

Thăm chú Hoàng Minh Phương

Sáng ngày 24-7, Kháng Chiến cùng Kiến Quốc đến thăm chú Hoàng Minh Phương, người nhận nhiệm vụ phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc với đồng chí Vy Quốc Thanh Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc bên cạnh cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian kháng chiến  chống Pháp (từ 1950-1955).
Cùng chú Phương.

Xem lại những kỉ niệm đã nửa thế kỉ.
Chú  Phương đã cung cấp một số tư liệu liên quan đến đồng chí Vy Quốc Thanh  cho Viện Khoa học xã hội Quảng Tây theo yêu cầu của GS Hoàng Tranh. Năm nay tại  quê hương  Quảng Tây  tiến hành kỷ niệm 100 năm ngày sinh của  đồng  chí Vy Quốc Thanh.
Chú Phương còn cung cấp cho hai anh em một số ảnh rất quý liên quan đến chuyến công tác tại Trung Quốc của Đoàn đại biểu Quân Đội ta  do Đại tướng Võ Nguyên Giáp  dẫn đầu sang thăm Trung Quốc vào 1957. Cha Trần Tử Bình với tư cách Tổng thanh tra Quân đội là thành viên trong đoàn. Hai anh em lần đầu tiên được nhìn thấy những bức ảnh rất quý này.
Chú Phương năm nay đã 85, sức khỏe yếu nhưng vẫn tinh tường, nhớ nhiều sự kiện và kỉ niệm với cha. Chú quý trọng cha và kể lại: "Cha cháu là tướng lĩnh đầu tiên của quân đội, không được học hành nhiều như nhiều tướng lĩnh, không phải nhà lý luận nhưng trưởng thành trong thực tiễn. Cuối năm 1947, cha cháu cùng cụ Lê Thiết Hùng chỉ huy bộ đội bẽ gẫy gọng kìm phía tây của giặc Pháp hòng tấn công tiêu diệt Thủ đô Việt Bắc. Cha cháu đóng góp nhiều trong việc xây dựng công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội và đào tạo cán bộ quân sự. Anh em trong cơ quan Bộ Quốc phòng quý trọng cha cháu vì tính thẳng thắn, dũng cảm, liêm khiết, trong sạch và gần gũi chiến sĩ, vui vẻ...".
Chú Phương từng sang Trung Quốc học từ 1949 cùng chú Minh Long; sau đó 1960-61 lại sang học Học viện quân sự Nam Kinh cùng đợt với cụ Hoàng Văn Thái, Song Hào, Lê Quang Hòa...

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Vũ khúc Tây-ban-nha

Mời cùng nghe tác phẩm này thể hiện qua ghi-ta.

Trở về Sorrento

Nhà Công Vượng đi Ý. Khi về vừa có bài viết này!

Yêu cha như núi (Bút ký của người phỏng vấn - Nguyễn Trung Nguyên)

Trần Tử Bình là một nhân vật truyền kỳ, rất nhiều học giả nghiên cứu lịch sử cách mạng đều biết tiếng ông.
Cách đây 25 năm (năm 1988 – ND) do yêu cầu công tác, tôi thấy có tên cụ (Trần Tử Bình). Khi biên tập cuốn Lịch sử trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, tôi xem trong các văn kiện liên quan, thấy có tư liệu về Khoa Đặc biệt của Quân khu Tây Nam Quân Giải phóng NDTQ, mà Chính uỷ khoa là Trần Tử Bình. Khi đó, tôi không biết Trần Tử Bình là người VN và càng không biết lạc khoản “TQ ND Giải phóng quân, Tây Nam quân khu Đặc khoa học hiệu” là “VN Lục quân học hiệu”.
Trường này là một đơn vị quân sự, sử liệu công khai đối ngoại không nhiều. Dưới cái mác “Giải phóng quân ND TQ”, nó được che giấu kỹ, cho nên phải nhiều năm sau tôi mới biết rõ được trước sau, Trường Lục quân VN đã đào tạo được rất nhiều nhà chỉ huy quân sự tài ba và các nhân tài chuyên nghiệp các loại của quân đội, giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong QĐND VN, (đặc biệt có ông Lê Khả Phiêu, sau này là TBT ĐCSVN).

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Trần Minh Phương chuẩn bị đi học cao học ở Mỹ

Thứ hai tới, vợ chồng cháu bay sang tiểu bang Indiana, làm cao học trong thời gian 2 năm. Trong tiểu luận xin học bổng ở Mỹ, Phương nêu nguyện vọng "sẽ hoàn thành chương trình cao học về giáo dục tiếng Anh để về nước làm cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục với quyết tâm cải tiến việc giảng dạy tiếng Anh ở VN". Đọc vậy họ duyệt liền(!).
Cháu phải tạm bàn giao Panda lại cho ông bà ngoại. Một năm sau khi về xin visa sẽ tính tiếp chuyện cho Panda.
Tối nay Phương gọi điện vào chia tay các bác. Chúc 2 cháu hoàn thành tốt công việc của mình!

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Gặp hậu duệ của gia đình cụ Lý Ban (KC)

Bác Lý Ban tên thật là Bùi Công Quan, sinh 1912  tại Long Hoà, Cần Đước, Chợ Lớn (nay thuộc Long An). Bác tham gia An Nam Cộng sản Đảng vào 1930. Cũng như cha, bác là đảng viên cộng sản lớp đầu tiên của Việt Nam. Từ 1932 đến 1945 để tránh khủng bố của Thực dân Pháp, bác vượt biển sang Quảng Đông, tham gia đấu tranh cách mạng tại Trung Quốc. Tại đây mang tên mới Lý Ban. Bác Lý mất vào 30-9-1981, thọ 69 tuổi.
Cùng Tân, Cao Tư lệnh thăm đại gia đình họ Lý ở Quảng Châu. Tại nhà chị Niệm Vân.
       Sau khi bác trai mất, bác gái đề nghị với Bộ Ngoại giao cho gia đình  trở về Quảng Châu định cư. Năm 1982, gia đình anh Lý Tân Hoa, chị Kim Na, 2 cháu Đông Minh, Thanh Bình được Bộ Ngoại giao bố trí từ  thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, sau đó bay sang Băng Cốc để về Quảng Châu. Lần đó anh Hoa đưa cả nhà đến thăm mẹ tại nhà 99. Cuộc chia tay rất cảm động giữa những con người từng gắn bó, thân thiết với nhau. Hôm đó mẹ cầu mong cho gia đình anh Hoa may mắn, mong mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Trước khi đi, gia đình anh còn vào Lăng viếng Bác.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Chiếc xe Jeep - quà của Tướng Nguyễn Sơn

Ở Quế Lâm: chị Hồng, anh Chiến, Công, Lợi.
Với tình cảm đồng đội, bạn bè của lớp tướng lĩnh đầu tiên của nước VN mới mà cụ Nguyễn Sơn đã tặng cụ Bình chiếc xe Jeep bằng gỗ khi nhà ta ở Quế Lâm. Mời xem lại hình ảnh anh chị em nhà ta cùng chiếc xe khi ở Quế Lâm (1955-56) và khi chuyển về 20 Hoàng Diệu (1958).

Về Hoàng Diệu: Lợi. Công, Phúc, Quốc, Nghị.

Xem lại ảnh cũ (KQ)

Năm 1988 đang thực tập sinh ở CHDC Đức thì nhận được ảnh do cô Hòa gửi từ nhà sang, thấy 4 cháu Hùng, Zính, Long, Phương đang đứng trước cổng nhà 99, bên cạnh là quầy đựng hoa quả, cà phê... Ngày đó các gia đình (Công, Nghị, Phúc) phải chia nhau ra bán cà phê, nước ngọt mỗi tuần để kiếm tiền sinh nhai, nuôi các con ăn học.
Cuối thời kì bao cấp, đầu thời mở cửa còn nhiều khó khăn. Đầu mùa đông, Hùng đi dép không có tất, Zính thì mặc áo len đã ngắn cũn cỡn, Long thì chân không giày, Phương đang ôm con gấu bông (chắc do ba Trung đi công tác Liên Xô mua về?). Thương quá. Nhìn vậy nhưng gia đình ta còn khá hơn khối nhà lúc bấy giờ.
Vậy mà kỉ niệm này đã hơn 20 năm!

Dẫn bạn đi thăm Mat (Phúc)

Ngày 10/07/2013. Nam Phương, học cùng lớp phổ thông trường Hoàn Kiếm, sang Nga đi du lịch. Phúc đưa bạn đi chơi và chụp ảnh tại Công viên Chiến thắng (trước Bảo tàng về Chiến tranh Thế giới thứ 2) và Quảng trường Đỏ. 
Mời xem slideshow!

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Bài phỏng vấn: TRẦN TỬ BÌNH - TƯỚNG QUÂN TRONG MẮT NHỮNG NGƯỜI CON

Thời gian phỏng vấn: Chiều ngày 15, sáng ngày 18-3-2012
Địa điểm: Một nhà hàng loại trung và tư gia anh Trần Thành Công
Đối tượng phỏng vấn: T.K.C, T.K.Q, T.T.C
Người phỏng vấn: Nguyễn Trung Nguyên
Người phiên dịch tại chỗ: Lạc Tiến Vinh
Dịch giả: Phạm Đình Trọng, dịch từ cuốn Phỏng vấn các cán bộ, giáo viên, cựu học viên VN từng học ở Quế Lâm nhân kỉ niệm 80 năm thành lập Trường ĐHSPQT.
*
Giới thiệu qua về Tướng quân Trần Tử Bình: Chính ủy trường LQVN, Phó bí thư Quân uỷ, , Thiếu tướng (1948), Lao kế trưởng (Tổng Thanh tra?) QĐNDVN, UVTW Đảng khoá 3, Đại sứ VN tại TQ 1959-1967. Mất vì  bênh năm 1967.
Ông nguyên là tín đồ Thiên chúa giáo, sau do thực tiễn rèn luyện và giáo dục, ông biết chỉ có CM mới thay đổi được hiện thực, Thiên chúa giáo không thể cứu nước, chỉ có Đảng CS mới có thể cứu dân cứu nước. Ông hoàn thành xuất sắc quá trình chuyển từ tín đồ Thiên chúa giáo thành một nhà CM kiên cường. Ông đã có cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp CM VN.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Ba mẹ con Phúc hội ngộ

Sau năm học, Minh và Đức đã về Mat nghỉ hè. Ba mẹ con đã ra nhà hàng Italien Restaurant ăn tối.
Đức và mẹ Phúc.

Minh hôm nay trưởng đã thành hơn.

Tin từ Mỹ

Ly lich ve suc khoe cua ban than CHO TAT CA CA BO PHAN CUA CO THE VA CAC TRIEU CHUNG  va  LY LICH SUC KHOE CUA CHA ME gom 7 trang da chuyen den BS nghien cuu truoc.
Cuoc kham cua BS hen 10/07 nhung den gio phut chot phai hoan lai vi BS phai mo ca cap cuu dac biet. BS hen lai kham thu nam tuan toi 18/07/13. Anh chi nong ruot lam, muon ve som nhung phai cho doi den 18/7. Ben nay cac BS gioi deu kin chuong trinh den het thang 10. 
Chi se bao cho cac em tinh hinh sau khi kham.
Chi Hong

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Ba mẹ Mý qua phỏng vấn

Người ta cứ nói phỏng vấn làm visa vào Mỹ khó. Còn tôi thì...
Theo giấy hẹn của Tổng lãnh sự Mỹ, 7g30 sáng 9/7/2013 có mặt (trước 1 tiếng). Vậy mà phải chờ vòng vèo ở gian chờ phía cổng tới 8g30 mới được vào. Nộp điện thoại, tư trang và vào bên trong rồng rắn tiếp. Tới 9g30 mới tới lượt nộp giấy hẹn cùng passport, ảnh và nhận số thứ tự 1152. Chờ tiếp tới 11g mới được lăn tay (10 người/ lần). Và 11g45 mới đến lượt phỏng vấn.
Cô trực ở cửa số 4 da trắng, có mái tóc xù đen, nói tiếng Việt khá sõi:
- Xin chào! Cô chú đi Mỹ lần đầu à? Cô chú đi làm gì?
- Đưa con đi học?
- Học ở đâu?
- Newtown, Pennsilvania.
- Pennsilvania à? Em có visa chưa, cho cháu xem nào... OK. Thế anh làm nghề gì? (Chuyển giọng ngay vì thấy chú vui vẻ).
- Tôi nghỉ hưu rồi.
- Thế trước khi nghỉ hưu?
- May mặc xuất khẩu?
- May gì?
- Sport wear, jackets - sủa luôn bằng tiếng Anh.
- OK. Còn chị?
- Phân phối hàng thực phẩm của Mỹ, Heinz.
- Vâng, anh chị được chấp nhận. Mời ra cổng nộp tiền cho EMS để họ chuyển hộ chiếu có visa tới tận nhà trong vài ba ngày tới. Xin chào.
- Chào cô!

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Tư liệu quý của gia đình ta



Gia đình chú Dương, cô Lưu chuyển  cho Việt Trung 3 tấm ảnh:
Cha mẹ và chú Dương.

Cha với 2 em Yến, Phương tại Đại sứ quán ta tại Bắc Kinh.

Cha với chú Dương chụp tại Thái Hồ, tháng 9-1965. Nét mặt cha rất thanh thản. (Rất hiếm có bức ảnh như vậy).

Ba bức ảnh ghi lại  quan hệ thân tình của gia đình chú Dương, cô Lưu với cha mẹ, với chúng ta; được các em gìn giữ đến ngày hôm nay. Đây là kỷ vật quý về tình người của cha mẹ đối với bạn bè, đồng chí.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Anh Giang, con bác Mẫn, đã mất vì bạo bệnh

Mời đọc tin buồn!

Thăm bà Hằng, vợ Tướng Trần Độ

Sáng nay qua cổng nhà 97 thì gặp bà đang ngồi chơi. Bà năm nay đã 94, sáng nào cũng lững thững ra chợ Cửa Nam. Mong bà vạn thọ!
Cùng bà Hằng.

Bà Hằng đã 94, sáng nào cũng ngắm phố phường.