Những năm đầu thế kỷ XX, chủ nhĩa Mác – Lê nin được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá thâm nhập nhiều nơi trong nước, qua tổ chức Việt Nam thanh niên đồng chí hội. Trong đó có một số xã của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đầu năm 1927 ảnh hưởng của Tổ chức Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, Hội Việt nam cách mạng thanh niên Nam Định được thành lập. Thực hiện chủ trương phát triển tổ chức Hội của Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc kỳ, tháng 10/1927 tỉnh bộ Việt nam cách mạng thanh niên Nam Định cử đồng chí Vũ Khế Bật về bắt nhân mối với một số nhà nho và nông dân Hà Nam để xây dựng cơ sở. Đồng chí Vũ Khế Bật đã đi vào tuyên truyền xây dựng tổ chức ở các xã: Cổ Viễn, Thành Thị (Vụ Bản), Bỉnh Trung (Bồ Đề), Ngọc Lũ, An Ninh thuộc huyện Bình Lục. Ở xã Cổ Viễn nhà nho Nguyễn Hữu Dung là người chịu ảnh hưởng đầu tiên và rồi cụ gia nhập tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên Hà Nam. Như vậy giới trí thức và nông dân tiên tiến xã Cổ Viễn là một trong những điểm đầu tiên được bắt liên lạc với cán bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Định. Đây là điều kiện thuận lợi cho phong trào yêu nước và cách mạng ở xã Cổ Viễn cũng như các nơi khác.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
Cổ Viễn - Đất và Người 2 (Nguyễn Đức Thiện)
Cuộc sống của một người lính, với những trải nghiệm đường đời tôi càng yêu hơn, tự hào hơn truyền thống cách mạng, lịch sử - văn hóa khi tôi tìm và hiểu về làng Cổ Viễn, cái nôi chúng tôi sinh ra và lớn lên.
Địa danh hành chính thôn Cổ Viễn và xã Hưng Công ngày nay được hình thành sau cải cách ruộng đất, đầu năm 1956. Xã Hưng Công gồm tám thôn, trong đó thôn Cổ Viễn là một trong tám thôn của xã. Năm 2000 xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp.
Trước Cách mạng Tháng tám 1945, thôn Cổ Viễn ngày nay gọi là xã Cổ Viễn thuộc Tổng Cổ Viễn. Tổng Cổ Viễn gồm bốn xã: Cổ Viễn, Hưng Công, Sơ Lâm, Hàn Mạc. Xã Cổ Viễn với dân số nam, phụ, lão, ấu trên 500 người trong đó khoảng độ 200 suất đinh. Diện tích tổng thể hơn 180 mẫu Bắc bộ tính cả sông ngòi, ngõ, đường…, diện tích canh tác không có nhiều. Xã gồm các xóm: xóm Đình, xóm Chợ, xóm Bãi, xóm Đông, xóm Tây, xóm Bắc. Tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm nhỏ hơn 10% dân số.
Trước Cách mạng Tháng tám 1945, thôn Cổ Viễn ngày nay gọi là xã Cổ Viễn thuộc Tổng Cổ Viễn. Tổng Cổ Viễn gồm bốn xã: Cổ Viễn, Hưng Công, Sơ Lâm, Hàn Mạc. Xã Cổ Viễn với dân số nam, phụ, lão, ấu trên 500 người trong đó khoảng độ 200 suất đinh. Diện tích tổng thể hơn 180 mẫu Bắc bộ tính cả sông ngòi, ngõ, đường…, diện tích canh tác không có nhiều. Xã gồm các xóm: xóm Đình, xóm Chợ, xóm Bãi, xóm Đông, xóm Tây, xóm Bắc. Tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm nhỏ hơn 10% dân số.
CỔ VIỄN - ĐẤT VÀ NGƯỜI (Nguyễn Đức Thiện, con em cơ sở cách mạng Cỗ Viễn)
Hà Nam một địa
danh Lịch sử - văn hóa. Mảnh đất giàu truyền thống văn hiến đã sinh ra nuôi dưỡng
nhiều võ tướng, danh nhân trong thiên lịch sử dựng và
giữ nước của dân tộc: Trần Bình Trọng, Đinh Công Tráng, Đề Yêm, Nguyễn Khuyến… Truyền thống ấy lại được tiếp tục cổ vũ, phát
huy mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân phong kiến giành độc lập,
tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Cũng qua cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao
nhiêu người con ưu tú của nhân dân Hà Nam đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho lý
tưởng Cách mạng, tiêu biểu là các đồng chí: Lương Khánh Thiện, Nguyễn Hữu Tiến,
Lê Hồ, Trần Tử Bình… và các anh hùng liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ. Có nhiều địa danh, phong trào cách mạng đi vào lịch sử của tỉnh
nhà và lịch sử cách mạng của dân tộc như
Khởi nghĩa Bồ Đề… Đó cũng là niềm tự hào vô cùng lớn lao của Đảng bộ,
nhân dân Hà Nam.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)