Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Cổ Viễn - Đất và Người 2 (Nguyễn Đức Thiện)

Cuộc sống của một người lính, với những trải nghiệm đường đời tôi càng yêu hơn, tự hào hơn truyền thống cách mạng, lịch sử - văn hóa khi tôi tìm và hiểu về làng Cổ Viễn, cái nôi chúng tôi sinh ra và lớn lên.
Địa danh hành chính thôn Cổ Viễn và xã Hưng Công ngày nay được hình thành sau cải cách ruộng đất, đầu năm 1956. Xã Hưng Công gồm tám thôn, trong đó thôn Cổ Viễn là một trong tám thôn của xã. Năm 2000 xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp.
Trước Cách mạng Tháng tám 1945, thôn Cổ Viễn ngày nay gọi là xã Cổ Viễn thuộc Tổng Cổ Viễn. Tổng Cổ Viễn gồm bốn xã: Cổ Viễn, Hưng Công, Sơ Lâm, Hàn Mạc. Xã Cổ Viễn với dân số nam, phụ, lão, ấu trên 500 người trong đó khoảng độ 200 suất đinh. Diện tích tổng thể hơn 180 mẫu Bắc bộ tính cả sông ngòi, ngõ, đường…, diện tích canh tác không có nhiều. Xã gồm các xóm: xóm Đình, xóm Chợ, xóm Bãi, xóm Đông, xóm Tây, xóm Bắc. Tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm nhỏ hơn 10% dân số.


Trong quá trình khai khẩn lập làng,  nhiều dòng họ đã tập trung về đây sinh sống, lập nghiệp như: Nguyễn Hữu, Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Bùi, Đặng ,Trần, Đinh, Đào, Hà, Phạm. Có dòng họ nhiều đời phân thứ, ngành còn lưu giữ được tộc phả đến 16 đời như họ Nguyễn Hữu. Theo sử sách ghi lại, từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang, đất Cổ Viễn lập hành cung ngụ trú của Tướng quân Nguyễn Hoằng là con trai Nguyễn Lương ở châu Thượng Hồng, đạo Hải Dương. Năm 12 tuổi tài nghệ văn võ hơn người, vua Hùng Duệ Vương phong làm Dũng lược Tướng quân. Ngày ấy, thiên hạ thái bình, quốc gia vô sự. Tướng quân Nguyễn Hoằng theo cha đi kinh lý chu du thiên hạ, qua xã Cổ Viễn thấy dân thuần hậu, phong cảnh hữu tình đã thiết lập hành cung làm nơi ngụ trú. Khi vua trở lại kinh thành Dũng lược Tướng quân xin được ở lại Cổ Viễn. Vì dân hưng lợi, trừ hại, lấy nghĩa nhân cảm hóa lòng người, lấy hòa thuận xây dựng quê hương. Khi ông mất tỏ lòng kính trọng tôn ông là Thành hoàng làng lập đền thờ. Tại đình làng Cổ Viễn có đôi câu đối ghi rõ công lao của ông: “Công quán Hùng triều truyền Cổ Viễn – Danh để Tản Lĩnh đối xuân trường”. Tạm dịch: “Công lao bao trùm dưới triều Hùng vương còn truyền ở Cổ Viễn – Tiếng tăm ngang Sơn thánh cùng với trời đất lâu dài”.
Thời Lý Thánh Tông năm Ất dậu 1069, vua đem quân đi đánh Chiêm Thành. Phạn Công chúa theo vua cha cùng đi đến trang Cổ Viễn, thấy dân tình hiền hậu một lòng xin Công chúa ở lại, vua ưng thuận. Dân đói khổ, Phạn Công chúa lấy của cứu giúp người nghèo, hướng dẫn dân cầy cấy, cùng chia sẻ ngọt bùi. Khi chiến thắng, vua qua trang Cổ Viễn đón Công chúa về Kinh đô. Công chúa xin ở lại cùng người dân khai khẩn đất hoang, khai sông lấy nước, phát chẩn cho người nghèo, sửa sang phong tục… Sau đó Công chúa trở lại kinh thành và mất năm 1702, dân làng thương tiếc lập phủ thờ. Để nhớ ơn trong phủ có ghi đôi câu đối: “Thập bát tử chung tiên cốt cách – Nhất phương dân hựu phật Bồ Đề”. Tạm dịch là: “Cốt cách vị tiên từ họ Lý sinh ra – Công lao to lớn của Công chúa như Phật độ trì cho quê hương”. Phủ thờ hiện nay nằm trong cụm khuôn viên đình, chùa Cổ Viễn. Cụm đình, chùa Cổ Viễn được Bộ Văn hóa thông tin ra quyết định số 125/QĐ ngày 14/01/1994 công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Mới hay, lịch sử - văn hóa thể hiện được phần nào dũng khí của dân tộc, cốt cách của con người ở nơi đó.
Quê hương tôi là vậy, người dân  nơi đây thuần hậu, sống trong đói nghèo khổ cực vẫn giầu lòng nhân ái. Trước bất công của kẻ thù, qua nhiều thời đại, đặc biệt dưới chế độ phong kiến người dân Cổ Viễn luôn đứng lên cùng với vương, hầu, tướng lĩnh, văn thân, sĩ phu yêu nước chống lại bất công của chế độ đế quốc phong kiến. Bức tranh làng Cổ Viễn thu nhỏ nằm trong cộng đồng cư dân tỉnh Hà Nam, tiêu biểu cho cốt cách nhân hậu, tinh thần quật khởi của nhân dân tỉnh nhà chống lại sự tàn bạo của bè lũ thống trị. Cho nên chúng ta không hề ngạc nhiên chút nào khi mà Cổ Viễn chính là mảnh đất tốt tươi cho những hạt giống cách mạng đâm chồi nẩy lộc.



  §ång chÝ Hoµng Quèc ViÖt và Phan Träng TuÖ th¨m n¬i c¸c ®/c th­êng Èn tr¸nh khi Cæ ViÔn bÞ v©y r¸p, t¹i khu v­ên sau nhµ cô NguyÔn H÷u QuyÒn th«n Cæ ViÔn (chó thÝch sau tÊm ¶nh chôp n¨m 1967).  Tõ tr¸i sang ph¶i: ®/c Phan Träng TuÖ, cô NguyÔn H÷u Dô, vî ®/c Hoµng Quèc ViÖt, ®/c Hoµng Quèc ViÖt, ®/c §ç V¨n Tuyªn (nguyªn BÝ th­ HuyÖn ñy B×nh Lôc 1967 -1968), cô NguyÔn H÷u VÞnh.
N¬i  c¸c ®ång chÝ Hoµng Quèc ViÖt, Phan Träng TuÖ, TrÇn Tö B×nh... th­êng Èn tr¸nh khi Cæ ViÔn bÞ v©y r¸p, t¹i khu v­ên sau nhµ cô NguyÔn H÷u QuyÒn th«n Cæ ViÔn, H­ng C«ng, B×nh Lôc, Hµ Nam. (Ảnh chôp sau h¬n 70 n¨m thêi kú ho¹t ®éng bÝ mËt 1936-1943 vµ sau 47 n¨m c¸c ®/c vÒ th¨m l¹i 1967 - 2014).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.