Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Vài dòng nhớ lại khi Trường Lục quân ở TQ (Vũ Diệu, cựu học viên khóa 6)



Năm rồi vừa kỷ niệm 70 năm thành lập QĐNDVN. Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn đã có mặt trên suốt chặng đường này. Tôi là học viên khóa 6 của Trường, xin ghi vài dòng, nhớ lại thời gian đã cùng Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn trên đất Trung Quốc.
Hầu hết học viên khóa 6 là học sinh thuộc thành phần tiểu tư sản, từ các trường trung học được tuyển thẳng vào Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, ở độ tuổi khoảng 18. Đa số là các trường trung học phổ thông thuộc Liên khu 3 cũ. Số còn lại từ các trường trung học ở Việt Bắc. (Có 2 loại: Trung học phổ thông như Trung học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Chỉ các học sinh đang học lớp đệ tam trở lên mới được tuyển vào. Trung học chuyên khoa ở Đào Dã (tỉnh Phú Thọ), nổi tiếng về Toán – Lý (nhà văn Vũ Hùng, nguyên học viên khóa 7, đã học ở trường này).
Tôi từ Hanoi tản cư lên Tuyên Quang trước ngày 19/12/1946, rồi giữa tháng 3/1950, từ Trường trung học Tân Trào được tuyển vào khóa 6 Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. Ngày đó cách đây đã 65 nămHồi đó trường có tên là Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. (Không có cụm từ “Trung học lục quân“, vì khóa 6 không chỉ đào tạo sĩ quan cấp phân đội, tốt nghiệp ra trường là trung đội bậc phó, mà còn bổ túc sĩ quan sơ cấp và sĩ quan trung cấp - từ cấp đại đội đến cấp trung đoàn ).

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Phóng sự truyền hình: Sự kiện Phú Riềng Đỏ, 85 năm trước (QPVN)

Mời xem!

Ghi chép: Làm phóng sự "70 năm Cuộc vượt ngục Hỏa Lò 1945" (Kháng Chiến)

Gia đình chúng tôi cùng 2 BTV Hồ Lê, Dương Ngọc Anh  (Văn phòng phía Nam, Trung tâm Phát thanh, truyền hình Quân đội - QPVN) thực hiện ghi hình tại Hà Nội, lấy tư liệu làm Phóng sự "70 năm Vượt ngục Hỏa Lò". Sau khi thực hiện xong việc ghi hình tại Nhà tù Hỏa Lò vào sáng thứ bảy, ngày 7-2-2015, hai bạn trẻ Hồ Lê, Ngọc Anh mời chúng tôi -  các con tù chính trị Hỏa Lò (gồm Trần Kháng Chiến, Trần Tuấn Quảng, Lê Thanh Trung, Nguyễn Trung Quốc, Trần Việt Trung) về quán ăn tại Xưởng Phim QĐ trên đường Lý Nam Đế, dùng cơm trưa. Các cháu mời 4 cán bộ của QPVN cùng dùng bữa. 

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Chuyện Cải cách ở TQ

Thời kì Cải cách ruộng đất, theo cố vấn TQ thì "ở VN cũng giống TQ, có tới 5% là con em địa chủ, tư sản, trí thức TTS". Do đó phải phát hiện và lập được danh sách những phần tử này, để xử lí.

Toàn trường sống trong tâm lý hoang mang cực độ. Có tới 5 học viên vì o ép quá, đã tự vẫn. Khóa 7 phải thành lập hẳn 1 tiểu đoàn (gọi là Tiểu đoàn 7) tập trung toàn con em thành phần này.
Chế độ cố vấn TQ ghê lắm, họ điều khiển toàn bộ hoạt động của nhà trường. Chính ủy Trần Tử Bình lo lắng. Sau khi được chỉ thị của Tổng Quân ủy, mà trực tiếp là Đại tướng gửi sang: Phải hủy toàn bộ danh sách này, không được gửi tới tay cố vấn; Chính ủy Trần Tử Bình đã cho đốt 2 thùng tài liệu tướng ở ngay sân trường, trước sự chứng kiến của nhiều học viên.
Cũng năm 1953, ở nhà, theo lệnh cố vấn phải xử bà Nguyễn Thị Năm - địa chủ kháng chiến, có 2 con là cán bộ cấp trung đoàn. Ông Hanh, con bà, đang là học viên nhà trường cũng có lệnh gọi về. Vậy mà Chính ủy cho tập trung toàn trường để tiễn Hanh.
Theo các cụ là học viên k5, 6, 7 thì cụ Bình đã có những xử lí rất tình người. Chuyện này còn được nhớ mãi.

Chuyện tình của học viên Cao Tử Dũng k5

Theo cụ Vũ Diệu kể lại: Cụ Cao Tử Dũng là học viên k5, Trường Lục quân VN. Ngày học bên TQ (ở Vân Nam), ngoài cố vấn TQ đến cấp nhà trường thì giáo viên giảng dạy cũng là người TQ. Để thị phạm, nhà trường có hẳn 1 đại đội nữ làm động tác chuẩn - còn gọi là Hoa vận Liên (Liên là đại đội).

Trong đại đội này có cô Xiảo Tính, xinh gái. Sau thời gian học tập và huấn luyện, Xiảo Tính đã phải lòng chàng học viên VN Cao Tử Dũng. Sau đó, cô có bầu. Chuyện đến tai Chính ủy Trần Tử Bình. Sau khi xem xét, cụ nói: "Thôi, lỡ rồi, khỏi kỉ luật gì. Còn anh em khác phải lấy đây làm gương, để rút kinh nghiệm...".
Xiảo Tính sau đó lấy 1 ông chồng là quân giải phóng. Cô kể lại hết mọi chuyện, nhưng ông chồng không trách cứ gì. Sau này ông này được phong hàm thiếu tướng.
Cách đây mấy năm, bà Xỉao Tính cùng con sang VN, tìm ông Cao Tử Dũng. Hai ông bà đã gặp nhau và mời bạn bè cùng lớp tới liên hoan mừng hội ngộ.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Cuộc họp mặt thú vị

Tuần trước, chú Nguyễn Xuân Hòa (k5 Lục quân) mời 2 anh em Kháng Chiến, Kiến Quốc đến chơi nhà chú Vũ Hùng (k7) ở 135/1/20 Trần Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh. Đúng giờ, có mặt thì đã thấy chú Hòa, sau đó là chú Vũ Diệu (k6) cùng chú Viết Hùng (k6B).
Chú Vũ Hùng (áo trằng) cùng chú Diệu, chú Hòa -
học trò của cha.

Kỉ niệm kí kết bản quyền với nhà văn Vũ Hùng.

Thêm chú Viết Hùng k6B (5 từ trái).

Trò chuyện.

Những người ở đến cuối.
Chú Vũ Hùng học k7 ở Côn Minh. Từ 1973 về Ban KHKT báo QĐND tới 1984, sau về Nxb Ngoại văn rồi đi Pháp. Chú là tác giả của nhiều sách cho thiếu nhi và được Nxb Kim Đồng kí hợp đồng bảo vệ bản quyền các tác phẩm.
Một cuộc gặp mặt rất thú vị. Các chú kể lại nhiều kỉ niệm với cha mẹ thời gian ở TQ, nhất là vụ Phản tỉnh. (Đã có lời mời các chú Vũ Hùng, Xuân Hòa và Vũ Diệu viết lại những chuyện này để đưa vào cuốn sách về cha mẹ mà Trung đang thai nghén).
Hai anh em cũng mời các chú xem phóng sự "70 năm cuộc vượt ngục Hỏa Lò lịch sử 1945" trên mạng. Sau đó, anh Chiến về lấy đĩa DVD tặng các chú.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Bác Lợi ở Hưng Hà, Thái Bình

Cháu Tin dịp Tết rồi về quê. Có chụp mấy tấm hình của gia đình bác Lợi (con ông Trác) ở Thái Bình. Chúc cả nhà và dòng họ ngoại bà Hưng nhà ta An khang, Thịnh vượng!
Đoàn tụ ngày Xuân.

Anh thương binh về làng.

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Cô Nguyễn Kim Thoa, vợ chú Đỗ Trình, từ trần

Theo chú Nguyễn Đồng Thoại kể lại, đầu 1951,  để hợp lí hóa gia đình thì cô Mai (vợ bác Lê Thiết Hùng), cô Thoa (vợ chú Đỗ Trình, giỏi tiếng Pháp) và mẹ được sang Vân Nam cùng nhà trường. Chú Trình vốn là kĩ sư Canh nông, làm Trưởng phòng Huấn luyện. Từ đó, gia đình ta và gia đình cô Thoa có mối thân tình. Anh Lợi chơi thân với anh Trung Việt.
Lễ tưởng niệm của cha, anh em ta mời chú Đỗ Trình viết 1 bài rất hay, rất đời thường về cha. Chú đã đọc và được mọi người rất cảm động. Sau đó, Quốc qua lại thăm cô chú. Trung Việt đi trước vì ung thư đại tràng, sau đó là chú Trình. Nay đến cô Thoa.
Hôm tiễn cô Thoa đi, Trung và anh Lợi thay mặt gia đình ta đến viếng cô ở BV 354.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Về Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn

Mời đọc!

Đầu Xuân, lão nhân đến chơi nhà (Thanh Trần)

Ngày xuân và những cuộc thăm viếng nhau cũng là dịp vui thường gặp trong đời sống tinh thần của người Việt. Bạn già đến thăm nhau, những người tuổi còn trẻ, tóc còn xanh, sức còn mạnh đến mừng thọ các bậc tiền bối cao niên trưởng lão... làm cho niềm vui cuộc sống nhân lên gấp bội.
Nhưng xuân này, tôi nhận được một "Món quà" vô giá! Đó là cuộc đến thăm của một lão nhân mà chỉ thêm 8 tuổi nữa thôi là vừa đủ 100 mùa xuân trên đời - cụ Nguyễn Văn Bồng.
Chúng tôi gọi ông lão là Chú Bồng vì trong quan hệ cuộc đời, dường như những dấu mốc đầu tiên về ngôi nhân xưng sẽ đọng lại lâu nhất, có khi còn không thay thế được vì nó được gắn bằng chất keo của tình nghĩa, ký ức và lòng chân thật.

Vượt ngục Hỏa Lò, chuyện bây giờ mới kể

Mời đọc!

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Tư liệu của bác Trương Thị Mỹ trong tù

Lần vừa rồi thăm Khu di tích Hỏa Lò đã lấy được tư liệu quý này.
Chiếc áo của bà Mỹ và bà Hải để trà trộn với thăm
thân, trốn ra ngoài Hỏa Lò dịp tháng 3/1945.

Ảnh nhập tù của bà Mỹ.